0
Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Quá trình tham gia các liên kết kinh tế của Việt Nam:

Một phần của tài liệu NHỮNG XU HƯỚNG, TÁC ĐỘNG CỦA LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHO VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH THAM GIA CÁC LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 58 -72 )

III. TÁC ĐỘNG CỦA LKKTQT ĐẾN VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHO VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH THAM GIA CÁC LIÊN KẾT

1. Quá trình tham gia các liên kết kinh tế của Việt Nam:

Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là nội dung quan trọng trong đường lối và hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước Vệt Nam. Trong thời gian qua, Việt Nam đã tích cực tham gia các liên kết kinh tế đa phương trong khu vực, bao gồm cả những liên kết thể chế và phi thể chế. Đồng thời, Việt Nam cũng đã ký kết nhiều thỏa thuận song phương với các nền kinh tế khác. Nền kinh tế Việt Nam hội nhập thế giới được đánh dấu đặc biệt bằng việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Mỗi liên kết mà Việt Nam tham gia có những quy định riêng, tuy nhiên mục đích đều nhằm đưa Việt Nam phát triển, hội nhập vào khu vực và thế giới.

1.1. Tham gia ASEAN

ngày 28/7/1995 và là thành viên thứ 7 của tổ chức này. Ngay sau khi trở thành thành viên, Việt Nam đã tích cực chủ động tham gia các hoạt động hợp tác trên mọi lĩnh vực.

Một trong những đóng góp đầu tiên của Vệt Nam là thúc đẩy việc kết nạp Lào, Mianma, Campuchia, hình thành một ASEAN - 10. Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội( 12/ 1998). Chương trình Hành động Hà Nội đã đề ra nhiều biện pháp cụ thể để thực hiện Tầm nhìn 2010. Đặc biệt tuyên bố Hà Nội về thu hẹp khoảng cách phát triển được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 34( AMM- 34) tại Hà Nội năm 2001 mang đậm dấu ấn Việt Nam. Việt Nam còn có sáng kiến trong việc xây dựng cộng đồng ASEAN trên ba trụ cột, trong đó Cộng đồng Văn hóa - xã hội do Việt Nam đề xuất.

Việt Nam còn là một trong những thành viên sáng lập Diễn đàn khu vực ASEAN( ARF), góp phần xây dựng ARF trở thành diễn đàn quan trọng đối với an ninh khu vực. Theo sự phân công của ASEAN, Việt Nam đã đảm nhiệm tốt vai trò là nước điều phối viên trong quan hệ đối thoại giữa ASEAN với các cường quốc như Nhật Bản, Nga, Mỹ, Trung Quốc, EU, Ấn Độ…

Việc Việt Nam tham gia ASEAN đã và đang tạo môi trường thuận lợi hơn cho đất nước giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế và hội nhập có hiệu quả vào hệ thống toàn cầu, không chỉ góp phần thực hiện chính sách đổi mới toàn diện, đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế mà quan trọng hơn là tạo ra bước phát triển mới trong quan hệ khu vực và quốc tế. Cụ thể sau khi tham gia ASEAN, Việt Nam trở thành nước sáng lập viên ASEM( 1996), thành viên chính thức của APEC( 1998), mở rộng không gian hợp tác với các nước Châu Á( Thông qua cơ chế ASEAN +1, ASEAN + 3,…).

Với những thành tựu phát triển kinh tế( nhất là trong lĩnh vực tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo) và việc thực hiện cam kết hội nhập kinh tế khu

vực và quốc tế, Việt Nam đã để lại ấn tượng tốt đẹp với các nước thành viên ASEAN khác. Từ khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã thực hiện lộ trình AFTA, tích cực tham gia mọi chương trình hợp tác kinh tế của ASEAN, phù hợp với quyền lợi của đất nước. Việt Nam cũng tham gia ký kết Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN( AIA) ngày 7/10/1998, với mục tiêu tạo ra một khu vực đầu tư tự do trong nội bộ các nước ASEAN vào năm 2010 và cho các nước ngoài khối vào năm 2020.

Việt Nam tham gia ký và thực hiện khá tốt Hiệp định khung về tự do thương mại và dịch vụ ASEAN( AFAS), về “Chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN”( AICO), về “Sáng kiến lập hội”( IAI), đã chủ động đưa ra và tích cực thực hiện Chương trình hợp tác phát triển Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng( GMS), trong đó có dự án xây dựng các hành lang kinh tế, nhất là hành lang kinh tế Đông – Tây.

Không chỉ hội nhập kinh tế với ASEAN, Việt Nam cùng các nước này còn mở rộng không gian hợp tác kinh tế với các nước Đông Á( ASEAN+3), với các nước EU trong khuôn khổ ASEM, với các nước châu Á – Thái Bình Dương trong khuôn khổ APEC.

1.2. Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ( BTA)

Hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký kết năm 2001. Mặc dù cho đến nay Việt Nam đã ký kết khoảng gần 90 hiệp định thương mại song phương với các nước trên thế giới nhưng Hiệp định thương mại mà Việt Nam ký với Mỹ có tầm ảnh hưởng và tác động to lớn nhất từ trước đến nay. Việc ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam - Mỹ nằm trong tổng thể quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, nhất quán với mục tiêu chung của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam là nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ vốn, công nghệ từ các nước khác để phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hiệp định này được coi là một hiệp định “đồ sộ” nhất cả về hình thức( số lượng chương, điều) và nội dung( bao quát nhất trong các hiệp

định thương mại Việt Nam đã ký. Hiệp định thương mại Việt - Mỹ gồm 7 chương, 72 điều, 9 phụ lục và 2 thư trao đổi. Đặc biệt hiệp định thương mại Việt - Mỹ được đàm phán và ký kết trên cơ sổ các nguyên tắc, quy định của WTO. Do vậy Hiệp định có phạm vi điều chỉnh rộng nhất so với các hiệp định Việt Nam đã ký, nó không chỉ đề cập đến thương mại hàng hóa mà còn bao gồm cả thương mại dịch vụ, phát triển quan hệ đầu tư và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Thực tế cho thấy hiệp định thương mại đã tạo nên một lực đẩy rất lớn đối với tăng trưởng thương mại và nền kinh tế. Việc ký kết hiệp định thương mại đã hoàn tất quá trình bình thường hóa quan hệ kinh tế thương mại Việt - Mỹ, tạo cơ sở cho việc bình thường hóa quan hệ thương mại giữa hai nước. Ký kết Hiệp định thương mại Việt - Mỹ là một thành tựu lớn của việc triển khai đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa Việt Nam.

Kể từ khi bình thường hóa quan hệ và nhất là bắt đầu thực hiện Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ (BTA) quan hệ thương mại giữa Mỹ và Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng, Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất Việt Nam. Năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt 11,4 tỉ USD. Ngoài ra Mỹ còn là nước có nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam lớn nhất. Năm 2009 Mỹ đầu tư vào Việt Nam với số vốn đăng ký 9,8 tỷ USD.

Như vậy, cho đến nay, Việt Nam đã tham gia vào nhiều liên kết kinh tế quốc tế bao gồm cả liên kết toàn cầu, khu vực và song phương. Việc tham gia vào các liên kết này đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng đưa đến không ít thách thức cho Việt Nam.

2.1. Những cơ hội đối với nền kinh tế.

Việc tích cực tham gia vào các LKKTQT đã làm thay đổi toàn diện bộ mặt kinh tế của Việt Nam trên trường quốc tế thông qua những tác động đến nhiều lĩnh vực như thương mại, đầu tư, lao động, tài chính và khoa học công nghệ...Những cơ hội mà việc tham gia các LKKTQT đem lại cho Việt Nam là không nhỏ.

2.1.1 Việt Nam có điều kiện mở rộng thị trường hàng hóa, dịch vụ

Trong điều kiện nền kinh tế của các nước đang tăng trưởng với tốc độ cao, xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa ngày càng phát triển, Việt Nam có cơ hội để phát triển thị trường hàng hóa dịch vụ của mình. Chính phủ các nước đang có chính sách khuyến khích tiêu dùng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dẫn đến việc tiêu thụ hàng hóa cũng được tăng lên đáng kể. Trong các hiệp định thương mại, các nước phát triển dành cho các quốc gia kém phát triển nhiều ưu đãi thuế quan cũng như những hỗ trợ về kỹ thuật. Hàng hoá của Việt Nam khi vào các thị trường lớn được hưởng các mức thuế suất tối huệ quốc (MFN) và không bị hạn chế bởi các rào cản phi thuế, nhờ những quy định ưu đãi của các tổ chức đa phương cũng như những cam kết ưu đãi mà các bên đã ký kết với nhau. Hơn nữa sự giao lưu hàng hóa thông thoáng hơn do các hàng rào thuế quan và phi thuế quan được dỡ bỏ dần. Ngoài ra, Việt Nam có cơ hội xuất khẩu được nhiều hơn cũng như nhập khẩu được nhiều hàng hóa với giá thành thấp hơn, có được nhiều lựa chọn tốt hơn không chỉ đối với thành phẩm mà còn cả bán thành phẩm sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất kinh doanh trong nước. Đặc biệt, cùng với việc Việt Nam là thành viên chính thức của WTO, Việt Nam có một thị trường rộng lớn của 153 thành viên với mức thuế quan ưu đãi, các doanh nghiệp Việt Nam không bị phân biệt đối xử khi tham gia hoạt động tại các quốc gia này, năng lực cạnh tranh của hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế được cải thiện đáng kể.

Thị trường xuất khẩu của Việt Nam mở rộng nhanh chóng được chứng minh bằng sự tăng mạnh kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa:

Bảng 5 : Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam, giai đoạn 2003 – 2006

Đơn vị tính: triệu USD

Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng kim ngạch

2003 20.149 25.256 45.405

2004 26.503 32.075 58.578

2005 32.223 36.881 69.104

2006 39.826 44.891 84.015

Nguồn: Bộ Công Thương

2.1.2 Tăng cường vốn đầu tư nước ngoài vào trong nước cũng như đầu tư ra nước ngoài.

Với việc tham gia vào LKKTQT, khả năng cạnh tranh của môi trường đầu tư của Việt Nam được cải thiện, đặc biệt là về khung khổ pháp lý trong đầu tư; đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài trở nên đa dạng hơn, với nhiều ngành nghề, sản phẩm mới có hàm lượng khoa học và công nghệ cao; cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp nước ngoài đều tăng.

Tham gia vào ASEAN và đặc biệt là AFTA, Việt Nam có nhiều cơ hội thu hút thêm đầu tư nước ngoài. Mục tiêu chính của AFTA là thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào khu vực ASEAN bằng việc hình thành một khối thị trường thống nhất, rộng lớn. Ngoài những tác động đến hoạt động ngoại thương của Việt Nam, AFTA còn tác động mạnh tới đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Tham gia thực hiện AFTA của Việt Nam không chỉ thu hút các nhà đầu tư ASEAN mà cả các nhà đầu tư ngoài khu vực vì họ yên tâm trước những cam

kết hội nhập AFTA của Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài nhận thấy rằng khi đầu tư vào Việt Nam, họ không chỉ có thị trường Việt Nam mà còn có thêm thị trường ASEAN với 508 triệu dân, hàng hoá được tự do buôn bán trong khối với thuế suất thấp và không có các hàng rào phi thuế. Như vậy là đã giải quyết được phần lớn đầu ra cho sản phẩm trong tình hình thị trường tiêu thụ khó khăn như hiện nay. Hơn nữa, hàng hoá sản xuất tại Việt Nam nhưng được gắn nhãn mác hàng hoá ASEAN, ngày càng có uy tín trên thị trường quốc tế, ưu thế này giúp sản phẩm của các nhà đầu tư vươn ra các thị trường khác ngoài thị trường ASEAN trong khi họ vẫn tận dụng được các lợi thế khác của Việt Nam. Bên cạnh đó, lợi ích mà AFTA mang lại cho Việt Nam là chúng ta có thể nhập khẩu nguyên vật liệu từ các nước ASEAN với mức thuế suất thấp để sản xuất hàng xuất khẩu mà vẫn được tính thành tích nội địa hoá để hưởng ưu đãi thuế quan theo GSP (hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập của các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển trong khuôn khổ GATT). Đây sẽ là một động lực khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn và công nghệ vào khu vực ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng nhằm thâm nhập vào hai thị trường rộng lớn và khó tính là Mỹ và EU mà họ vẫn có được những điều kiện thuận lợi khác như giá nhân công rẻ, nguồn tài nguyên thiên nhiên,...

Bên cạnh đó, với việc tham gia vào WTO và ký kết hiệp định thương mại tự do song phương với các nước lớn cũng mở ra cho Viêt Nam cơ hội thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Chỉ sau một năm gia nhập WTO, hoạt động sản xuất kinh doanh của hầu hết các ngành công nghiệp chủ chốt đều rất khả quan. Năm 2007, Việt Nam thu hút được trên 20 tỷ USD vốn FDI bằng cả số vốn của 5 năm trước cộng lại. Điều này cho thấy sức hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam khi tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới.

Bên cạnh đó, nhiều lĩnh vực sẽ được các doanh nghiệp ở các nước phát triển đầu tư vào Việt Nam rồi sau đó xuất khẩu sang các thị trường trong khu

vực liên kết. Điều này tất yếu sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

2.1.3 Tăng thu ngân sách Nhà nước trong dài hạn

Tác động rõ nhất của hội nhập đến lĩnh vực tài chính của Việt Nam là tới thu chi ngân sách. Các cam kết về cắt giảm thuế khi tham gia các LKKTQT sẽ làm giảm nguồn thu từ thuế nhập khẩu trong ngắn hạn, nhưng sẽ đem lại một số thuận lợi cho thu ngân sách trong dài hạn do làm tăng kim ngạch thương mại nói chung và tăng kim ngạch nhập khẩu của các mặt hàng giảm thuế. Đối với chi ngân sách việc phải giảm bớt các khoản trợ cấp trực tiếp từ ngân sách khi tham gia LKKTQT làm giảm một phần các khoản chi ngân sách...

2.1.4 Tiếp thu kỹ thuật – công nghệ mới

Một trong những tác động tích cực của quá trình liên kết kinh tế quốc tế là những thành tựu của khoa học công nghệ được chuyển giao nhanh chóng từ những nước phát triển và được ứng dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các nước đi sau như Việt Nam có thể tiếp cận những thành tựu mới của khoa học - công nghệ, từ đó đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước. Hơn nữa, Việt Nam có điều kiện nâng cao trình độ quản lý và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, tăng cơ hội xuất khẩu và tiêu dùng các sản phẩm công nghệ thông tin. Việc tham gia liên kết kinh tế quốc tế được đánh giá như một công cụ hiệu quả nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật - công nghệ, bởi lẽ, trong quá trình tham gia liên doanh, liên kết sản xuất quốc tế, hợp đồng hợp tác kinh doanh… Việt Nam có điều kiện tiếp cận những công nghệ, kiến thức và kỹ năng hết sức phong phú và đa dạng của các nước đang phát triển…

2.1.5 Nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế

Cùng với quá trình liên kết kinh tế quốc tế, nguồn vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh góp phần điều hòa dòng vốn theo lợi thế so sánh giúp Việt Nam

tiếp cận được nguồn vốn và công nghệ từ bên ngoài, hình thành hệ thống phân công lao động có lợi cho cả Việt Nam và bên phía đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, việc tham gia các liên kết kinh tế quốc tế đặc biệt là tham gia liên kết khu vực Đông Nam Á làm cho mạng lưới thông tin và giao thông vận tải bao phủ góp phần làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh và sự giao lưu trong khu vực thuận tiện, nhanh chóng.

Liên kết kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác để phát triển, vừa cạnh tranh rất phức tạp, đặc biệt là cạnh tranh đối với các nước đang phát triển để bảo vể lợi ích của mình. Chính vì vậy, tham gia liên kết vừa tạo điều kiện

Một phần của tài liệu NHỮNG XU HƯỚNG, TÁC ĐỘNG CỦA LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHO VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH THAM GIA CÁC LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 58 -72 )

×