biện pháp phi thuế quan và các hiệp định khung
1986
-1994 Uruguay 123 Thuế nhập khẩu bình quân 3,9%, phi thuế quan, các nguyên tắc dịch vụ, quyền SH trí tuệ, giải quyết tranh chấp
Nguồn: Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế, GS. TS Võ Thanh Thu
Vòng đàm phán cuối cùng đã mở rộng nội dung sang hầu hết các lĩnh vực thương mại bao gồm: thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ và cho ra đời một tổ chức mới thay cho GATT - Tổ chức thương mại thế giới WTO vào ngày 01/01/1995. Từ năm 2001 vòng đàm phán Doha được tiến
hành với nội dung chủ yếu là: Giảm thuế NK hàng công nghiệp, giảm bảo hộ nông nghiệp ở nước phát triển, quyền nước nghèo nhập khẩu với giá rẻ. Tuy nhiên, đến năm 2008, sau 7 năm liên tục thảo luận, những cuộc đối thoại của thế giới cuối cùng đã thất bại. Từ 15/ 02/ 2010, vòng đàm phán Doha được nối lại, tuy nhiên cho đến hiện nay các nước vẫn đang trong quá trình đàm phán.
WTO tuy là tổ chức kế thừa hoạt động của GATT nhưng có những điểm khác biệt so với GATT:
- GATT là một loạt các quy định, hiệp định đa biên, không có nền tảng về thể chế. Điều hành nó chỉ là một ban thư ký nhỏ gắn nó với mục đích ban đầu là cố gắng thành lập Tổ chức thương mại quốc tế( ITO) vào những năm 40. WTO là một tổ chức thường trú có ban thư ký riêng với 450 nhân viên được lãnh đạo bởi một tổng giám đốc và 4 phó tổng giám đốc.
- Các hiệp định của GATT mang tính tạm thời được thay đổi, bổ sung qua các vòng đàm phán thương mại. Trong khi đó các hiệp định của WTO mang tính cam kết cố định và vĩnh viễn.
- Các quy định của GATT được áp dụng cho thương mại hàng hóa. Nhưng WTO còn bao hàm cả thương mại dịch vụ và các khía cạnh liên quan đến thương mại như vấn đề sở hữu trí tuệ, hoạt động đầu tư…
- Trong khi GATT là một công cụ đa biên, đến những năm 80 nhiều hiệp định mới được bổ sung có tính chất đa phương, và do đó mang tính chọn lọc và tự nhiên. Các hiệp định của WTO phần lớn là đa biên và do đó bao gồm các cam kết của các nước để trở thành thành viên đầy đủ.
- Hệ thống giải quyết các tranh chấp của WTO nhanh hơn, tự động hơn và ít bị tắc nghẽn so với hệ thống cũ của GATT. Việc thực hiện các phán quyết và giải quyết tranh chấp cũng dễ dàng đảm bảo hơn.
- WTO là tổ chức quốc tế duy nhất quản lý luật lệ giữa các quốc gia trong hoạt động thương mại quốc tế.
ứng được nhu cầu của thời đại, do vậy WTO đã ra đời để tiếp tục những thành công mà GATT đã từng đạt được.
3.2 Những thành tựu của GATT/WTO
3.2.1 Cắt giảm thuế quan và giảm các biện pháp phi thuế
Qua các vòng đàm phán, thuế quan của các danh mục mặt hàng đã được cắt giảm đáng kể. Từ mức thuế trung bình 40% năm 1948 đến năm 1995, mức thuế trung bình của các nước phát triển chỉ còn khoảng 4% và các nước đang phát triển khoảng 15%. Đặc biệt là kết quả tại vòng đàm phán Uruguay, 22.500 trang danh mục cam kết của các nước đối với một số loại hàng hóa và dịch vụ cụ thể, nhất là các cam kết giảm thuế và “ xác định mức thuế trần” đối với nhập khẩu hàng hóa. Trong một số trường hợp, thuế quan được giảm xuống mức 0%. Đồng thời có thêm rất nhiều mức thuế trần tức là những mức thuế đã được cam kết tại WTO và các nước khó có thể nâng lại.
Các nước phát triển chấp thuận giảm từng bước phần lớn thuế quan trong vòng 5 năm kể từ ngày 1/1/1995. Kết quả là thuế nhập khẩu đối với sản phẩm của các nước này giảm 40%, từ trung bình 6,3% xuống còn 3,8%. Tỷ lệ các sản phẩm nhập khẩu vào các nước phát triển phải chịu thuế suất cao hơn 15% sẽ giảm từ 7% xuống 5%. Tỷ lệ hàng xuất khẩu của các nước đang phát triển sang các nước công nghiệp hóa đang phải chịu thuế suất trên 15% sẽ giảm từ 9% xuống còn 5%. Đặc biệt, đối với sản phẩm nông nghiệp, tại vòng đám phán Uruguay, Hiệp định đa phương đầu tiên về lĩnh vực này đã ra đời.
Bên cạnh việc cắt giảm thuế quan, hàng rào phi thuế quan cũng đang dần được dỡ bỏ. Theo định kỳ, những vấn đề khác như thủ tục hành chính rườm rà và các chính sách hối đoái cũng được xem xét… Nhiều hiệp định điều chỉnh những vấn đề kỹ thuật, hành chính hoặc pháp lý nhằm tạo thuận lợi cho thương mại được ký kết: cơ chế giấy phép nhập khẩu, quy định về xuất xứ, các quy định về định giá hải quan đối với hàng hóa…
GATT/WTO không chỉ tạo ra sự tự do hóa về thương mại hàng hóa mà còn từng bước tạo ra môi trường quốc tế hóa về các lĩnh vực dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ và cạnh tranh lành mạnh qua các hiệp định của WTO đặc biệt được thể hiện qua các hiệp định điều chỉnh về vấn đề dịch vụ( GATT), vấn đề đầu tư( TRIMS), vấn đề sở hữu trí tuệ( TRIPS) và vấn đề giải quyết các tranh chấp.
- GATS là tập hợp đầu tiên và duy nhất những quy định đa biên điều chỉnh thương mại dịch vụ thế giới. Hiệp định GATS điều chỉnh mọi loại hình dịch vụ. Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc được áp dụng cho tất cả các dịch vụ, trừ các trường hợp ngoại lệ tạm thời và mang tính hạn chế.
- Về lĩnh vực đầu tư, Hiệp định TRIMS quy định rằng không một thành viên nào được phép áp dụng những biện pháp phân biệt đối xử đối với người hoặc hàng hóa nước ngoài( tức là vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia của GATT). Hiệp định cũng cấm áp dụng các biện pháp đầu tư làm hạn chế khối lượng trao đổi( trái với một nguyên tắc khác của GATT). Hiệp định lập danh mục các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại bị coi là trái với các điều khoản của GATT.
- Về vấn đề sở hữu trí tuệ, Hiệp định TRIPS đã đưa ra những quy định đầu tiên về sở hữu trí tuệ trong hệ thống thương mại đa biên.