Xu hướng ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương( BFTA)

Một phần của tài liệu Những xu hướng, tác động của liên kết kinh tế quốc tế và một số đề xuất cho Việt Nam trong quá trình tham gia các liên kết kinh tế quốc tế (Trang 40 - 43)

phương( BFTA)

Hiệp định thương mại tự do song phương là thỏa thuận ký kết giữa hai quốc gia nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho quan hệ thương mại giữa các bên dựa trên các nguyên tắc tự do hóa thương mại như: không phân biệt đối xử, tiếp cận thị trường, cạnh tranh công bằng hay quyền được tự bảo vệ…Hiện nay các quốc gia đang tăng cường hợp tác theo xu thế này.

2.1 Nguyên nhân thúc đẩy xu thế tự do hóa thương mại song phương: Xu thế tự do hóa thương mại đang được tăng cường do các nguyên nhân là: Thứ nhất, cho đến nay, tiến trình tự do hóa thương mại đa phương trong khuôn khổ WTO vẫn chưa được khai thông, các quốc gia có xu hướng tìm kiếm các thỏa thuận thương mại tự do song phương nhằm tiếp tục đẩy mạnh quá trình tự do hóa thương mại quốc tế. Những bất đồng về tiếp cận thị trường, nhất là vấn đề mở cửa thị trường nông sản khiến quá trình tự do hóa thương mại toàn cầu bị chậm lại. Việc tham gia các thỏa thuận thương mại tự do khu vực và song phương được xem như là giải pháp tình thế cho những bế tắc về tự do hóa thương mại trong khuôn khổ của WTO.

Hai là, các thỏa thuận thương mại tự do song phương có khả năng giải quyết nhanh hơn những vấn đề mà phải đưa ra tổ chức gồm 153 thành viên. Tức là trong đàm phán song phương các nước dễ đạt được sự đồng thuận và nhượng bộ nhanh hơn trong đàm phán đa phương. Tham gia vào các hiệp định song phương, các nước đang phát triển sẽ hạn chế được những nghĩa vụ quá sức so với trình độ phát triển của mình.

2.2 Những cơ hội của các nước khi tham gia hiệp định thương mại tự do song phương:

Hiện nay, hợp tác song phương ngày càng được chú trọng trong chính sách hội nhập kinh tế của các nước. Tham gia hợp tác song phương giúp các nước thu được những lợi ích trực tiếp, nhanh chóng hơn so với hợp tác đa phương. Theo đó, một số nước trước kia ít có những liên kết song phương thì giờ đây lại coi việc theo đuổi các liên kết song phương như một chiến lược cạnh tranh trong điều kiện tự do hoá thương mại. Dưới đây là một số cơ hội cho các nước tham gia các hiệp định thương mại song phương:

Thứ nhất, tham gia vào hiệp định song phương, các nước có điều kiện tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại song phương. Hàng hóa của mỗi bên xuất khẩu sang thị trường của nhau có sức cạnh tranh cao hơn hàng hóa của nước khác. Nhờ tự do hóa thương mại, doanh nghiệp của các nước này được cắt giảm một lượng thuế quan đáng kể, do đó giảm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa. Hơn nữa, thời gian cắt giảm thuế quan trong BFTA nhanh hơn nhiều so với cam kết cắt giảm thuế quan của FTA khu vực hay đa phương.

Thứ hai là quá trình thực hiện những cam kết về tự do hóa và thuận lợi hóa đầu tư giúp các nước tạo lập và duy trì một môi trường đầu tư thông thoáng và minh bạch, thu hút đầu tư lẫn nhau cũng như thu hút đầu tư từ bên ngoài.

Ba là việc tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế giúp các nước khai thác có hiệu quả hơn những lợi thế của mình, giảm thiểu chi phí kinh doanh, đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh trong nước, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của mỗi quốc gia.

Tuy nhận được nhiều lợi ích nhưng tham gia vào các hiệp định song phương cũng gây những khó khăn, thách thức đối với các nước tham gia. Đó là các BFTA đưa nhiều quy định phức tạp về quy tắc xuất xứ gây nhiều khó khăn, phiền hà, tốn kém cho các bên trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, nhiều điều

khoản có thể gây tổn hại cho kinh tế xã hội. Ví dụ như hiệp định giữa Mỹ và Chilê gồm các điều khoản về sở hữu trí tuệ thậm chí vượt xa các quy định tương tự của WTO trong TRIPS. Theo đó hạn chế tối đa khả năng cho phép sử dụng giấy phép bắt buộc đối với các loại thuốc, gia tăng thời hạn hiệu lực của bằng sáng chế độc quyền từ 20 đến 25 năm. Điều này đe dọa nghiêm trọng khả năng tiếp cận các loại thuốc đắt tiền của các bệnh nhân nghèo.

Tóm lại, tham gia vào các hiệp định thương mại tự do song phương vừa là cơ hội vừa mang lại nhiều thách thức, do đó các nước cần có chính sách đàm phán để bảo đảm lợi ích cho cả hai quốc gia...

2.3 Sự phát triển của các hiệp định thương mại tự do song phương :

Trong những năm gần đây, các hiệp định thương mại tự do song phương được ký kết không những gia tăng về số lượng mà còn được diễn ra rộng khắp ở các khu vực trên thế giới, giữa các nước phát triển với nhau, giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển và giữa các nước đang phát triển với nhau.

Xu hướng này diễn ra nổi bật với Mỹ, Hàn Quốc và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Mỹ ký hiệp định thương mại tự do song phương đầu tiên với Isrsel năm 1985. Tiếp đó ký với Canada( 1988), Mehicô ( 1994) mở đường cho sự ra đời khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ( NAFTA) gồm Mỹ, Canada, Mehicô. Tiếp đến là hiệp định với Singapore tháng 5/2003. Và các hiệp định khác với Jordany, Marốc, Australia, Chilê, Ôman, Pêru.

Hàn Quốc cũng ký kết hiệp định với Chilê (2002), Singapore( 2005), Mỹ( 2007) và các nước khác như Mêhicô, Trung Quốc, Thái Lan, Australia, Newzealand, EU, Canada.

Đối cới các nước ASEAN, ngoài những cam kết tự do hóa trong khuôn khổ của FTA và những hiệp định thành lập khu vực thương mại tự do của ASEAN với các nước đối tác lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ; hiện nay nhiều nước ASEAN đang tích cực đàm phán nhằm ký kết nhiều hơn các hiệp định thương mại tự do song phương với các nước bên ngoài khối.

Một phần của tài liệu Những xu hướng, tác động của liên kết kinh tế quốc tế và một số đề xuất cho Việt Nam trong quá trình tham gia các liên kết kinh tế quốc tế (Trang 40 - 43)