II. XU HƯỚNG CỦA CÁC LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ TRONG TƯƠNG LAI:
2. Một số ý tưởng về hình thức liên kết mới ở Châ uÁ và tính khả thi:
2.1 Đồng tiền chung Châu Á
Ngày 8/2/2006, Ngân hàng phát triển Châu Á ( ADB) đã công bố kế hoạch phát hành đơn vị tiền tệ Châu Á( ACU) và coi đây là công cụ để giám sát những biến động về giá trị của các đồng tiền trong khu vực. Trước mắt, đồng tiền này sẽ dựa trên giá trị bình quân gia quyền của các nước ASEAN+3. ACU chỉ là chỉ số thống kê tiền tệ được xây dựng và công bố trên trang web của ADB nhằm tạo thêm kênh thông tin cho các chuyên gia hoạch định chính sách, chuyên gia phân tích và các thành viên tham gia thị trường có thể giám sát diễn biến chung của các đồng tiền Châu Á( thông qua chỉ số ACU) so với các đồng tiền mạnh khác như USD, EURO, Bảng Anh và diễn biến của từng đồng tiền trong khu vực so với chỉ số tiền tệ bình quân( ACU) của khu vực, qua đó hỗ trợ cho quá trình hội nhập và hợp tác tiền tệ trong khu vực.
Xét về phương diện khu vực, với ACU, khu vực sẽ có cơ hội không chỉ giảm đáng kể mức độ phụ thuộc vào đồng USD mà còn tạo ra tiền đề cho những tham vọng lớn hơn nữa trên phạm vi toàn cầu. Châu Á sẽ nỗ lực để tìm được “ vị trí danh dự” thực sự trong nền kinh tế thế giới.
Đơn vị tiền tệ châu Á( ACU) tạo tiền đề cho sự ra đời của đồng tiền chung châu Á. Đồng tiền chung châu Âu - euro chỉ được thiết lập sau khi đơn vị tiền tệ châu Âu( ECU) ra đời 20 năm, do vậy, trong tương lai gần có thể còn quá sớm để nói đến việc ra đời một đồng tiền chung châu Á. Thêm vào đó, so với châu Âu, châu Á sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc xây dựng một đồng tiền chung thống nhất do giữa các nền kinh tế trong khu vực này có sự chênh lệch rất lớn về cả quy mô cũng như nhịp độ phát triển. Sự chênh lệch này sẽ
khiến các quốc gia châu Á gặp nhiều trở ngại trong việc thống nhất các chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản dùng cho đồng tiền chung.
Xu hướng của các đồng tiền châu Á riêng lẻ giữa các đồng đôla Mỹ, Euro, hay Yên Nhật hiện nay là rất rõ rệt. Tuy nhiên, trong khi mối quan hệ tương tác về kinh tế ở châu Á đang tăng lên, vẫn còn rất khó để có thể nhận định xem các đồng tiền châu Á đang tác động qua lại lẫn nhau như thế nào cũng như các đồng tiền này trong một tổng thể đang tương tác như thế nào với các đồng tiền của các quốc gia khác như đồng đôla Mỹ, đồng Euro, hay đồng bảng Anh.
2.2 Các sáng kiến trong khuôn khổ ASEAN+3
Tháng 10/2001, Nhóm tầm nhìn Đông Á đã đưa ra báo cáo “ Hướng tới một cộng đồng Đông Á”, trong đó gồm 22 đề xuất quan trọng với 57 biện pháp cụ thể cho hợp tác khu vực trong sáu lĩnh vực chính là kinh tế, tài chính, an ninh chính trị, môi trường, văn hóa xã hội, và thể chế nhằm xây dựng một Cộng đồng Đông Á. Về hợp tác kinh tế, báo cáo đưa ra 15 biện pháp cụ thể, trong đó có những đề xuất cụ thể quan trọng sau được đưa ra với mục tiêu cuối cùng là thành lập Cộng đồng Kinh tế Đông Á:
- Thành lập Khu vực thương mại tự do Đông Á( EAFTA) và tự do hóa thương mại sớm hơn so với mục tiêu của APEC,
- Thiết lập Ủy ban cấp bộ trưởng nhằm đánh giá sự phát triển của EAFTA - Hình thành Ủy ban kinh doanh Đông Á,
- Khuyến khích hợp tác phát triển và công nghệ trong khu vực,
- Thực hiện một nền kinh tế tri thức và thiết lập một cơ cấu kinh tế vì tương lai.
Nhất trí với quan điểm của Nhóm tầm nhìn Đông Á, tác giả bài khóa luận này cho rằng tốt nhất là cách tiếp cận từng bước, xoay quanh ba trụ cột chính của hợp tác tài chính là thể chế tín dụng khu vực, cơ chế tỷ giá và cơ chế giám sát với biện pháp cụ thể sau:
+ Thành lập Quỹ hợp tác tài chính hỗ trợ nội bộ khu vực, ví dụ như Hiệp định hai khu vực( Regional Arrangement to Borrow) hoặc Quỹ tiền tệ Đông Á. Tuy nhiên, đặc điểm cơ bản của quỹ này là bổ trợ cho IMF, chứ không cạnh tranh với IMF như đề xuất Quỹ tiền tệ châu Á.
+ Thực hiện một cơ chế phối hợp tỷ giá nhằm ổn định tài chính và phát triển kinh tế. Một tỷ giá linh hoạt nhưng ổn định sẽ tốt cho phát triển kinh tế dài hạn hơn là một tỷ giá hoàn toàn thả nổi. Do vậy, cơ chế tỷ giá neo theo rổ tiền tệ sẽ phù hợp hơn việc neo vào một đồng tiền duy nhất. Việc phối hợp thực hiện cơ chế tỷ giá này đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ trong các chính sách tài chính và tài khóa. Về dài hạn, Đông Á sẽ là khu vực tiền tệ chung khi các điều kiện kinh tế chính trị, xã hội đã chín muồi.
CHƯƠNG III: TÁC ĐỘNG CỦA CÁC LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHO VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH TẾ VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHO VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH
THAM GIA VÀO CÁC LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ