Về công tác thực hiện các quy định về tiền lương, thu nhập của người lao động

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về tiền lương trong các doanh nghiệp và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 36 - 38)

tăng lên qua các năm, đặc biệt là trong các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp dân doanh, trung bình tăng hằng năm khoảng 305.000 đồng/tháng, doanh nghiêp FDI có xu hương tăng lương nhanh qua các năm nhưng không đồng đều. Điều đó cho thấy một điều đáng mừng các doanh nghiệp trong nước có tính cạnh tranh cao và ngang bằng với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nứơc ngoài.

Mặc dù so với các doanh nghiệp ở các tỉnh, thành phố lớn thì tiền lương còn thấp nhưng nếu tiền lương cứ duy trì như vậy thì người lao động an tâm với nguồn thu nhập của mình, đảm bảo được cuộc sống, và làm việc có hiệu quả hơn.

Về tiền thưởng cho người lao động: Trong những năm qua ngoài tiền lương cố định mà người lao động nhận được từ các doanh nghiệp, người lao động còn được nhận thêm khoản tiền thưởng (chủ yếu là thưởng vào dịp tết dương lịch và tết nguyên đán). Theo báo cáo sơ bộ của phòng lao động- tiền lương( Sở lao động thương binh và xã hội Thừa Thiên Huế ) vào cuối năm 2008 tiền thưởng của các doanh nghiệp như sau: Khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI có tiền thưởng cao nhất- có doanh nghiệp thưởng tới 123 triệu đồng/người, bình quân 1,6 triệu đồng/ người. Trong khối doanh nghiệp nhà nước người nhận tiền thưởng cao nhất là 9 triệu đồng/ người, bình quân là 1,5 triệu đồng/người, ở doanh nghiệp dân doanh mức thưởng cao nhất đạt 15 triệu đồng/người, bình quân của khối này là 1,4 triệu đồng/người.

2.2.1.2. Về công tác thực hiện các quy định về tiền lương, thu nhập của người lao động người lao động

Để nâng cao uy tín của doanh nghiệp và hiệu quả trong công tác chi trả tiền lương cho người lao động, các doanh nghiệp đang hoạt động tại Thừa Thiên Huế đã tập trung xây dựng thang lương, bảng lương, quy chế trả lương và thưởng cho người lao động phù hợp với từng thời kỳ, thực hiện theo mục tiêu “trả đúng, trả đủ, trả kịp thời” cho từng đối tượng lao động. Vì vậy các doanh nghiệp tại Thừa Thiên Huế luôn luôn không ngừng tiếp cận các văn bản pháp luật điều chỉnh về tiền lương để đảm bảo nguyên tắc của pháp luật lao động là “Bảo vệ người lao động”.

thuận tiền lương với người lao động.

Theo báo cáo của Sở lao động thương binh và xã hội Thừa Thiên Huế đến cuối năm 2008 đầu năm 2009 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 2854 doanh nghiệp có đăng ký hoạt động kinh doanh, thuộc diện xây dựng thang bảng lương áp dụng cho người lao động( không tính hộ gia đình và cá nhân có sử dụng lao động ). Hiện có 106 doanh nghiệp đã thực hiện việc đăng ký thang lương, bảng lương với Sở lao động thương binh và xã hội chiếm 3.6% số doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có 20 doanh nghiệp tự xây dựng thang lương riêng để thực hiện còn lại đăng ký áp dụng hệ thống thang bảng lương của công ty nhà nước theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP của Chính phủ. Việc các doanh nghiệp tự xây dựng thanh lương, bảng lương cho doanh nghiệp mình chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nứơc ngoài (FDI).

Để thực hiện việc trả lương cho người lao động các doanh nghiệp xây dựng quy chế trả lương, trả thưởng cho người lao động nhằm khuyến khích người lao động nâng cao năng lực, đạt năng suất lao động cao đem lại nguồn thu nhập và lợi nhuận cao cho người lao động.

Qua thực tế khảo sát việc xây dụng thang bảng lương của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, các doanh nghiệp áp dụng Nghị định 205/2004/NĐ-CP đều áp dụng đúng với quy định của Nghị định, mức lương bậc 1 đều bằng và cao hơn mức lương tối thiểu. Các doanh nghiệp tự xây dựng thang bảng lương cho doanh nghiệp mình thì có khác, mức lương bậc 1 cao hơn mức lương tối thiểu mà Nhà nước quy định.

Thực tế đã chứng minh rằng, khi Nhà nước điều chỉnh pháp luật về tiền lương tối thiểu chung và tiền lương tối thiểu vùng thì các doanh nghiệp ở Thừa Thiên Huế cũng điều chỉnh tiền lương cho người lao động để đáp ứng với những biến động trên thị trường, nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động dưới tác động của các yếu tố chỉ giá sinh hoạt, điều kiện lao động.

Ví dụ : Công ty TNHH Scanword chi nhánh Huế, Công ty cổ phần cơ khí ô tô Thừa Thiên Huế đã qua 4 lần điều chỉnh tiền lương thì tiền lương tăng thêm khoảng 90.000 đồng đến 120.000 đồng/tháng/người qua mỗi lần điều chỉnh.

hội Thừa Thiên Huế) kể từ ngày 01/01/2009 hai Nghị định 110, 111 của chính phủ ban hành về sự điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng cho người lao động có hiệu lực thì trong 3 tháng đầu năm 2009 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 15 doanh nghiệp có sự điều chỉnh thang bảng lương để phù hợp với Nghị định.

Ngoài tiền lương mà các doanh nghiệp trả cho người lao động, các doanh nghiệp còn quy định chế độ phụ cấp trách nhiệm và các phụ cấp khác. Mức tiền phụ cấp từ 80.000 đến 400.000 đồng/tháng/người.

2.2.1.3. Về hình thức và trả lương trong một số trường hợp khác cho

người lao động:

Theo báo cáo của Sở lao động thương binh và xã hội, tổng số lao động đang làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức cá nhân thuộc đối tượng đăng ký hợp đồng lao động là 58.600 người đến hiện nay thì có 52.477 lao động đăng ký hợp đồng lao động chiếm 89.5 % . Đa phần các doanh nghiệp ở Thừa Thiên Huế đều áp dụng hình thức trả lương theo theo thời gian, các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng thủy hải sản, may mặc, dày gia có số lượng đơn đặt hàng lớn là kết hợp hình thức trả lương cho người lao động theo thời gian và theo khoán. Việc trả lương cho người lao động của các doanh nghiệp đều thực hiện theo tháng, và địa điểm trả lương là tại nơi làm việc. Các doanh nghiệp luôn trả đủ lương và đúng cho người lao động. Hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trả lương trực tiếp cho người lao động, chỉ có một số ít doanh nghiệp trả lương qua thẻ.

Về tình hình các doanh nghiệp trả lưong cho người lao động trong một số trường hợp khác. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế chủ yếu là các doanh nghiệp dân doanh, số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa nhiều. Nhìn chung các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp dân doanhthực hiện việc trả lương làm thêm giờ, làm đêm cho người lao động đúng theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó khi người lao động đi học, nghĩ chế độ, đi công tác các doanh nghiệp luôn trả lương cho người lao động theo tỷ lệ mà pháp luật tiền lương quy định hoặc hai bên thỏa thuận.

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về tiền lương trong các doanh nghiệp và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 36 - 38)