Số lượng, chất lượng, cơ cấu lao động trong các doanh nghiệp hoạt động tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về tiền lương trong các doanh nghiệp và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 30 - 32)

hoạt động tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Hiện nay, cùng với sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, quá trình xây dựng và phát triển của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa và cổ phần hóa doanh nghiệp, đội ngũ lao động trong doanh nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển về số lượng, nâng cao chất lượng và đa dạng về cơ cấu.

2.1.2.1. Về số lượng

Theo niên giáp thống kê 2005, 2006, 2007 tỉnh Thừa Thiên Huế, tổng số lao động trong các doanh nghiệp vào năm 2005 là 38601 người , trong đó khu

vực trong nước là 35277 người, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 3324 người, chiếm 8.6% tổng số lao động trong các doanh nghiệp tại Thừa Thiên Huế. Năm 2006 con số lao động làm việc trong doanh nghiệp có xu hướng tăng lên 40261 người, tăng 2020 người so với năm 2005, trong đó số lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm, do nhu cầu sắp xếp và chuyển đối lại doanh nghiệp, chiếm 0,79% tổng số lao động trong doanh nghiệp.

Do số lượng các doanh nghiệp ngày càng tăng về số lượng lẫn chất lượng, nhu cầu tuyển dụng lao động các doanh nghiệp tiếp tục tăng lên vào năm 2007 là 48445 người, tăng 7824 lao động so với năm trước. Bên cạnh đó, ở địa bàn tỉnh số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều và có chất lượng hơn so với doanh nghiệp trong nước, nên số lao động tăng lên 3658 người làm trong khu vực này.

Đến cuối năm 2008, số lao động làm việc trong các doanh nghiệp tại Thừa Thiên Huế là 58.600 người, trong đó tổng số người đã đăng ký hợp đồng lao động là 52.447 người chiếm 89.5%, còn 5% số lao động thuộc đối tượng phải ký hợp đồng lao động nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động chưa thực hiện. Số lao động này tập trung ở một số doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp FDI, ở các doanh nghiệp tư nhân có số lượng 20 người trở xuống. Với sự cạnh tranh các doanh nghiệp, các doanh nghiệp FDI có lợi thế so với các doanh nghiệp trong nước, đến cuối năm 2008 số lao động làm trong các công ty này là gần 15000 người, thu hút ngày càng nhiều lao động trẻ, tay nghề cao, phần lớn được đào tạo cơ bản và có trình độ chuyên môn. Tuy gặp khó khăn về việc làm và đời sống nhưng lực lượng lao động trong các doanh nghiệp FDI hằng năm cò nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội Thừa Thiên Huế.

2.1.2.2. Về chất lượng

Chất lượng trong các doanh nghiệp trên địa bàn Thừa Thiên Huế được nâng cao về nhiều mặt. Nhìn chung tuổi đời của công nhân – viên chức lao động trong các doanh nghiệp còn trẻ, chủ yếu là 20 – 35 tuổi, bình quân tuổi nghề là 10 đến 15 năm. Trình độ học vấn cao hơn trước, trình độ phổ thông trung học cao hơn trước chiếm 58 % , công nhân trực tiếp sản xuất đã được nâng lên từ 45% vào 1998 đến 70 % năm 2007. Công nhân kỹ thuật và công nhân có tay nghề bậc thợ

cao (5-7) chiếm 20%, đa số tập trung ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Số có trình độ đại học vấn trên đại học chiếm 19 % .

Xét ở góc độ chung nhất, lực lượng lao động làm việc trong các doanh nghiệp Thừa Thiên Huế chủ yếu là lao động làm việc giản đơn, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, năng xuất lao động không cao..., năng lực cán bộ quản lý doanh nghiệp không được đào tạo chính quy, hạn chế về quản trị doanh nghiệp, thiếu kỷ năng, thiếu kiến thức tiếp thị và thiếu thông tin, việc quản lý doanh nghiệp còn lạc hậu.

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về tiền lương trong các doanh nghiệp và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w