Một số kết quả đạt được

Một phần của tài liệu CẢI CÁCH TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM THEO HƯỚNG TỰ DO HÓA (Trang 77 - 80)

THỰC TIỄN TÍNH CHUYỂN ĐỔI CỦA ĐỒNG TIỀN VIỆT NAM 5.1 Đồng tiền tự do chuyển đổ

5.2.3. Một số kết quả đạt được

Như đã đề cập, một đồng tiển để có thể chuyển đổi hoàn toàn phụ thuộc vào 4 yếu tố:

− Tự do hóa giao dịch vãng lai

− Nới lỏng giao dịch tài khoản vốn

− Tỷ giá thả nổi

− Có thị trường tài chính, đặc biệt thị trường ngoại hối ổn định

Qua đó, theo nhìn nhận của các chuyên gia kinh tế, đặc biệt là các tổ chức tài chính Thế giới, nước chúng ta đã có những kết quả khả quan sau:

Điều kiện 1: Tự do hóa giao dịch vãng lai

− Bản thông cáo báo chí được phát đi từ trụ sở Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Mỹ ngày 5.1.2006 vừa qua, đã chính thức công nhận Việt Nam đã hoàn toàn chấp nhận các quy định tại điểm 2, 3 và 4 tại điều VIII của điều lệ IMF.

− Nội dung của điều này là các nước thành viên của IMF cam kết không áp dụng những hạn chế trong thanh toán và chuyển tiền đối với những giao dịch quốc tế vãng lai và không tiến hành hoặc không cho phép bất kỳ tổ chức tài chính nào áp dụng bất kỳ hình thức phân biệt đối xử về tiền tệ hoặc chế độ đa đồng tiền, trừ phi được IMF chấp thuận.

− Bằng việc chấp thuận các nghĩa vụ này, Việt Nam gửi tín hiệu đến cộng đồng quốc tế là Việt Nam sẽ theo đuổi những chính sách kinh tế mà không cần thiết phải áp dụng những hạn chế về thanh toán hoặc chuyển tiền đối với các giao dịch quốc tế vãng lai, và sẽ góp phần làm cho hệ thống thanh toán đa phương hoàn toàn không có bất kỳ hạn chế nào.

− Theo Ngân hàng Nhà nước, đối với các giao dịch vãng lai, trước đó, về cơ bản Việt Nam đã tự do hóa việc chuyển đổi ngoại tệ và thanh toán đối với hầu hết các giao dịch loại này, nhưng các quy định về hồ sơ, chứng từ trên thực tế còn rườm rà, khó triển khai, chưa đáp ứng yêu cầu đơn giản hóa. Các giao dịch hiện đại áp dụng gần đây như thanh toán điện tử, thanh toán thẻ thậm chí chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể nên gây ra khó khăn cho doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại.

− Việc chấp nhận tuân thủ Điều khoản VIII Điều lệ quỹ về tự do hóa các giao dịch vãng lai là điều kiện quan trọng để Việt Nam từng bước thực hiện mục tiêu chuyển đổi đồng tiền của mình.

Theo Pháp lệnh Ngoại hối được ban hành ngày 13/12/2005 và Nghị định 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006, các giao dịch vốn từng bước đã được tự do hóa. Cụ thể:

− Với vay vốn nước ngoài, chỉ các khoản vay trung, dài hạn của tổ chức mới phải đăng ký tại NHNN và mở rộng vay vốn nước ngoài đối với cá nhân là người cư trú. NHNN quản lý thông qua tổng hạn mức vay vốn nước ngoài của các tổ chức kinh tế và cá nhân và hoạt động đăng ký khoản vay nước ngoài tại NHNN.

− Với hoạt động cho vay ra nước ngoài, Pháp lệnh cho phép người cư trú là Tổ chức kinh tế thực hiện khi được phép của Thủ tướng Chính phủ; Tổ chức kinh tế thực hiện theo quy định của NHNN, các khoản cho vay của Chính phủ hay các tổ chức được Nhà nước, Chính phủ uỷ quyền thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

− Với đầu tư gián tiếp, cho phép nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường chứng khóan theo một tỷ lệ nhất định và được nới lỏng theo thời gian. NHNN chỉ giám sát thông qua tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam.

− Với đầu tư trực tiếp, các hạn chế về việc chuyển đổi ngoại tệ đã được xoá bỏ, NHNN chỉ giám sát thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ trong đó quy định các nội dung thu, chi của tài khoản này.

− Với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, người cư trú được phép sử dụng ngoại tệ sẵn có của mình hay đi mua hoặc đi vay để đầu tư sau khi được phép của cơ quan có thẩm quyền về việc đầu tư ra nước ngoài.

Do các giao dịch vốn đã tương đối được tự do hóa nên NHTW cần phải mua ngoại tệ cho dự trữ ngoại hối khi các luồng vốn đổ vào Việt Nam để duy trì sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu và phải bán ra khi đến hạn trả nợ hay có hiện tượng đảo chiều của các luồng vốn ngắn hạn của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khóan

Điều kiện 3: Tỷ giá thả nổi

− Tiếp đến, vào ngày 11/02/2011, Chính phủ đã công bố chính thức Nghị quyết số 02/NQ-CP (09/01/2011) về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011. Trong đó, nổi bật là nội dung điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường, đảm bảo tính thanh khoản của ngoại tệ, bình ổn tỷ giá, đáp ứng yêu cầu ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh và tăng dự trữ ngoại hối.

− Nghị quyết này đã có tác dụng tức thời và không gây sốc do đã có chuẩn bị trước, cụ thể: với giá USD trong giao dịch liên ngân hàng đã tăng 1.700 đồng, từ mức 18.932

VND lên mức 20.693 VND/USD - tức tăng hơn 9,3 % so với mức tăng 2,1% trong đợt điều chỉ tỷ giá ngày 18/8/2010, và tăng 3,36% ngày 11/2/2010. Như vậy, trong vòng đúng 1 năm qua, NHNN đã chính thức 3 lần điều chỉnh tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng với mức tăng tổng cộng 14,46%, tức xấp xỉ mức lạm phát tháng 2/2011 so với tháng 2/2010

Tổng cục Thống kê cho biết, CPI tháng 1/2011 của cả nước đã tăng tới 1,74% so với tháng 12/2010 và tăng 12,17% so với cùng kỳ năm 2010

Biểu đồ 5: Tỷ giá USD/VND các tháng năm 2010

Biểu đồ 6: Tỷ giá USD/VND thời gian gần đây

− Về tổng quát, việc điều chỉnh tỷ giá này có tác dụng tốt nhằm hạn chế, giải tỏa tình trạng găm giữ, cũng như kỳ vọng đầu cơ, góp phần cân đối theo nguyên tắc thị trường cung-cầu về ngoại tệ, kích thích xuất khẩu và tăng cường sản xuất trong nước, từ đó góp phần kiềm chế vững chắc lạm phát. Không chỉ giúp tăng sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam, mà còn hạn chế nhập siêu, nhất là những sản phẩm trong nước có thể sản

xuất thay thế. Việc tiền đồng giảm giá khiến các nhà xuất khẩu sẽ được lợi, còn hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên đắt hơn.

− Đặc biệt, sự điều chỉnh tỷ giá đã thu hẹp chênh lệch tỷ giá chính thức với tỷ giá trên thị trường tự do sẽ giúp cải thiện dự trữ ngoại hối của Việt Nam do không phải gia tăng bán USD theo tỷ giá thấp, giảm bớt kỳ vọng đầu cơ và cả hoạt động buôn bán vốn và ngoại tệ lòng vòng kiếm lời dựa trên chênh lệch giữa 2 tỷ giá. Điều này còn giúp tăng cường tập trung và quản lý kinh doanh ngoại tệ trên thị trường có tổ chức. Đồng thời, nó cũng giúp cho các doanh nghiệp được tính đúng, tính đủ chi phí vốn ngoại tệ trong bảng hạch toán kinh doanh của mình, mà trước đó thường phải che giấu, hợp lý hóa các khoản mua USD trên thị trường chợ tự do với giá cao hơn giá chính thức.

− Nói cách khác, tình trạng chênh lệch cao hai tỷ giá chính thức và không chính thức tồn tại kéo dài trong nhiều tháng qua gây căng thẳng giả tạo cung-cầu trên thị trường ngoại tệ, cũng như gây thiệt hại “kép” cho doanh nghiệp và nhiều hệ lụy tiêu cực khác trong việc thanh toán qua hệ thống ngân hàng. Nguyên nhân là doanh nghiệp nhận ngoại tệ qua ngân hàng phải bán lại cho ngân hàng theo giá chính thức thấp, trong khi muốn mua ngoại tệ để thanh toán thì lại khó mua được ngoại tệ với giá chính thức.

Điều kiện 4: Có thị trường tài chính, đặc biệt thị trường ngoại hối ổn định

Đối với yêu cầu cuối cùng thì Việt Nam vẫn chưa xây dựng được hoàn chỉnh. Việc phải có thị trường tài chính và thị trường hối đoái mở ở đây được hiểu là thị trường phải được thông thương với thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế.

Theo ông Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ chiến lược Phát triển Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước , điều này có nghĩa TP. HCM hoặc Hà Nội sẽ phải trở thành trung tâm giao dịch tiền tệ lớn và các tác động từ bên ngoài vào Việt Nam và các tác động từ Việt Nam có thể vào ra tương đối dễ dàng.

Với những kết quả đạt được, trên cơ bản Việt Nam đã từng bước cố gắng thay đổi cơ cấu quản lý kinh tế theo hướng thị trường Thế giới. các điều kiện đặt ra và những gì đạt được, thực chất chỉ là phần nền, còn rất nhiều việc phải làm để hoàn thiện từng yêu cầu cho việc chuyển đổi đồng tiền, ngay cả những điều kiện đã đạt ở mức tốt, nhưng nếu không thể duy trì, kiểm soát chặt chẽ thì lại quay lại tình trạng ban đầu. lúc đó, mục tiêu nâng cao tính chuyển đổi đồng tiền Việt Nam khó có thể đạt được, thậm chí trong thời gian dài.

Một phần của tài liệu CẢI CÁCH TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM THEO HƯỚNG TỰ DO HÓA (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w