Kinh nghiệm tự do hóa tài chính của Malaysia

Một phần của tài liệu CẢI CÁCH TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM THEO HƯỚNG TỰ DO HÓA (Trang 46 - 48)

KINH NGHIỆM TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH THEO WTO Ở MỘT SỐ NƯỚC

3.4.Kinh nghiệm tự do hóa tài chính của Malaysia

Malaisia gia nhập WTO vào ngày 1/1/1995. Tình hình chính sách của Malaysia đối với các dịch vụ tài chính thời điểm gia nhập WTO là:

− Không cho phép tiếp cận thị trường và không có đãi ngộ quốc gia.

− Duy trì hoạt động của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài nhưng không cấp giấp phép thành lập mới. Tổng sở hữu nước ngoài trong các ngân hàng thương mại hoặc ngân hàng bán buôn không vượt quá 30%.

− Chi nhánh các công ty bảo hiểm nước ngoài phải liên doanh với công ty bảo hiểm trong nước trước ngày 30/06/1998 và không cấp giấy phép thành lập mới.

− Trong lĩnh vực chứng khoán, các tổ chức tài chính nước ngoài chỉ cung cấp dịch vụ cho khách hàng không cư trú. Ngân hàng bán buôn và công ty liên doanh hoạt động tại Malaysia được làm đại lý phát hành. Công ty bảo lãnh chứng khoán chỉ đưuọc phép góp vốn vào các công ty cổ phần hoặc thành lập liên doanh với công ty môi giới chứng khoán Malaysia.

hoạt động ở Malaysia, được hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia.

− Tổng sở hữu nước ngoài trong một công ty không được hơn 30%. Trong lĩnh vực ngân hàng:

− Giai đoạn 1994-2005, Malaysia tập trung phát triển các định chế tài chính trong nước, chủ yếu là sát nhập các ngân hàng hoặc các công ty môi giới chứng khoán. Trong thời gian này chính sách dành cho các định chế tài chính nước ngoài là hạn chế. Ngân hàng Negara bắt buột tất cả các ngân hàng nước ngoài duy trì hoạt động nghiệp vụ và vận hành máy tính tại lãnh thổ Malaysia, tuyên bố rằng mọi hoạt động tiến hành ngoài Malaysia đề bị xem là thuê ngoài.

− Bắt đầu từ 2005 trở đi, Malaysia chú trọng hơn trong việc xóa bỏ các giới hạn đối với định chế tài chính nước ngoài. Ngày 1/4/2005, xóa bỏ yêu cầu về vay mượn bằng đồng nội tệ đối với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Ngày 28/12/2005, cho phép 13 tổ chức tài chính nước ngoài hiện tại được phép mở thêm 4 chi nhánh hiệu lực từ năm 2006 với điều kiện là một chi nhánh ở trung tâm, 2 chi nhánh ngoại ô và còn lại ở vùng nông thôn. Các địa điểm thành lập chi nhánh phải được ngân hàng trung ương phê duyệt.

Trong lĩnh vực bảo hiểm: kể từ năm 2001, Malaysia mở cửa hoàn toàn thị trường tái bảo hiểm và gỡ bỏ quy định liên quan đến chuyên gia nước ngoài. Tháng 8/2006, tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại các công ty bảo hiểm tăng từ 30% lên 49%, có thể hơn mức 49% nhưng phải được chính phủ Malaysia phê duyệt.

Trong lĩnh vực chứng khoán: cho phép sở hữu nước ngoài trong các công ty môi giới chứng khoán là 49% và trong các quỹ tín thác là 30%. Đến năm 2003, nhà đầu tư nước ngoài được mua số lượng hạn chế công ty môi giới chứng khoán và được sở hữu đa số cổ phiếu.

Ngoài ra, với việc kế hoạch thành lập trung tâm tài chính của thế giới Hồi giáo thì Malaysia nới lỏng các hạn chế đối với định chế tài chính nước ngoài khi đầu tư vào các định chế tài chính Hồi giáo.

Malaysia được đánh giá là có mức độ tự do hóa tài chính ngang bằng với mức độ theo cam kết của WTO.

CHƯƠNG 4

ĐỊNH HƯỚNG, BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CẢI CÁCH TÀI CHÍNH Ở

Một phần của tài liệu CẢI CÁCH TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM THEO HƯỚNG TỰ DO HÓA (Trang 46 - 48)