THỰC TIỄN TÍNH CHUYỂN ĐỔI CỦA ĐỒNG TIỀN VIỆT NAM 5.1 Đồng tiền tự do chuyển đổ
5.1.2. Chức năng của tiền tệ
Với đôi nét về sự hình thành và phát triển của tiền tệ từ xưa đến nay, trên cơ bản, tiển tệ có thể được chia thành các chức năng sau: chức năng thước đo giá trị, chức năng trao đổi, chức năng phương tiện thanh toán, chức năng lưu trữ và chức năng tiền tệ thế giới.
a) Chức năng thước đo giá trị
− Với ý nghĩa này, tiền được xem là chuẩn mực chung để đo lường, biểu hiện giá trị của tất cả hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế.
− Việc dùng tiền làm phương tiện đo lường giúp giảm chi phí thời gian giao dịch trong nền kinh tế, đặc biệt là những nước có nền kinh tế quy mô lớn, phức tạp.
− C. Mác cho rằng, tiền tệ để thực hiện chức năng thước đo giá trị phải là tiền thực, là tiền có đủ giá trị nội tại.
b) Chức năng phương tiện trao đổi
− Khi tiền tệ xuất hiện, hình thái trao đổi trực tiếp bằng hiện vật (Hàng – Hàng) dần dần nhường chỗ cho hình thái trao đổi trực tiếp thông qua trung gian của tiền tệ. Hình thái trao đổi này trở thành phương tiện và động lực thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, sản xuất kinh doanh trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn. Có thể xem tiền tệ là chất xúc tác giúp cho sự lưu thông hàng hóa trôi chảy hơn.
− Như vậy, tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện trao đổi khi tiền tệ là môi giới, trung gian cho quá trình trao đổi hàng hóa.
− Để thực hiện tốt chức năng này, tiền tệ của một quốc gia phải có sức mua ổn định, số lượng tiền tệ phải đủ đáp ứng cho nhu cầu trao đổi trong mọi hoạt động kinh tế.
c) Chức năng phương tiện thanh toán
− Ngoài chức năng thước đo giá trị và phương tiện trao đổi, trong xã hội còn phát sinh những nhu cầu khác, như vay mượn, nộp thuế, nộp địa tô,….trong trường hợp này, tiền tệ trở thành phương tiện thanh toán
− Lúc này, tiền tệ không còn là khâu trung gian, môi giới trong trao đổi hàng hóa mà còn là khâu bổ sung cho quá trình trao đổi, tức là tiền tệ vận động tách rời sự vận động của hàng hóa.
− Qua đó tiền tệ lúc này phải đáp ứng yêu cầu sức mua ổn định, bền vững theo thời gian, từ đó tạo nên niềm tin, sự tín nhiệm vào tiền tệ.
d) Chức năng lưu trữ
− Khi tiền tệ chưa xuất hiện, nhu cầu tích trữ tài sản của con người bằng các hiện vật đòi hỏi không gian tích trữ rộng lớn, tuy nhiên những loại tài sản này thường không đảm bảo được an toàn, khó bảo quản hoặc hư hỏng, mất mác.
− Lúc này, tiền tệ lại có thêm chức năng tích lũy tài sản, khắc phục được những trở ngại của những hình thái trước đây. Tuy nhiên, hình thái này có nhược điểm là dễ mất giá khi nền kinh tế xuất hiện lạm phát. Do đó, chức năng tiền tệ lúc này đòi hỏi hệ thống tiền tệ quốc gia phải đảm bảo được sức mua.
e) Chức năng tiền tệ thế giới
− Đảm bảo được tất cả chức năng trên, lúc này tiền tệ của một nước sẽ được xem là “mạnh” và được các nước trên thế giới tin dùng và sử dụng như chính đồng tiền của nước
mình trong trao đổi, thông thương hàng hóa.
− Tóm lại, điều kiện quan trọng nhất của một vật được sử dụng làm tiền tệ là chúng phải có sức mua ổn định, bền vững, tạo được niềm tin và tín nhiệm trong dân chúng.