Vấn đề bay hơi ở thị trường tài chính

Một phần của tài liệu CẢI CÁCH TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM THEO HƯỚNG TỰ DO HÓA (Trang 32 - 33)

Bay hơi tài chính là hiện tượng các luồng vốn đầu tư ngắn hạn sẽ đồng loạt chuyển đổi; các cổ phiếu, trái phiếu sẽ được các nhà đầu tư nước ngoài bán tháo đổi ra ngoại tệ và chuyển ra nước ngoài ... Tất cả điều này sẽ dẫn đến các luồng vốn ngắn hạn được ồ ạt rút ra khỏi đất nước.

Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cần có nguồn vốn đầu tư dồi dào, có thể dựa vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài và nguồn vốn đầu tư trong nước. Tuy nhiên, nếu cơ cấu vốn đầu tư không hợp lý: trong nguồn vốn đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư trực tiếp thấp và vốn đầu tư gián tiếp chiếm tỷ trọng lớn sẽ dẫn đến kết quả:

− Nền kinh tế bị lệ thuộc vào bên ngoài ngày càng tăng.

− Vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn (qua đầu tư gián tiếp) làm tăng cầu hàng hóa trong nước, tăng giá đồng bản tệ.

Khi các luồng vốn ngắn hạn được rút ra ồ ạt nhất định sẽ gây hậu quả nặng nề đối với thị trường tài chính trong nước:

− Đồng bản tệ sụt giá nhanh chóng.

− Tỷ giá tăng cao do sự giảm mạnh của đồng tiền trong nước.

− Giá chứng khoán giảm mạnh.

− Nền sản xuất bị khủng hoảng đình đốn.

− Có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính tiền tệ.

Dễ nhận thấy cuộc khủng hoảng Châu Á xảy ra trước đây chủ yếu là do định chế đầu tư mắc những khoản nợ lớn nhưng những khoản nợ này lại không được hậu thuẫn

bằng những tài sản có tính thanh khoản cao, điều đó khiến các định chế này dễ bị tổn thương và gây ra cuộc khủng hoảng tài chính lan rộng năm 1997.

Hiện nay do các khoản đầu tư vào Việt Nam đều được hậu thuẫn mạnh mẽ bởi các tài sản tư nhân và mang tính chiến lược hơn là chỉ tập trung vào thị trường cổ phiếu và thị trường bất động sản nên các khoản đầu tư này rất mạnh và khả năng rút vốn ồ ạt là rất thấp

Sự thành công của thị trường tài chính ở bất cứ Quốc gia nào cũng đều nhờ có môi trường pháp lý lành mạnh, hệ thống giao dịch mạnh, có cơ sở hạ tầng quản lý rủi ro, thị trường thứ cấp phát triển và hệ thống ngân hàng tốt. Do đó, Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng một thị trường tài chính năng động, có tính thanh khoản cao với sự tham gia tích cực của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

2.5. Đô la hóa và kiểm soát nguồn vốn nước ngoài khi thực hiện tự do hóa2.5.1. Đô la hóa

Một phần của tài liệu CẢI CÁCH TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM THEO HƯỚNG TỰ DO HÓA (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w