Mở rộng thị trường nội địa và tăng cường hợp tác quốc tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cà phê Việt Nam (Trang 54 - 57)

1. Phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam đến 2015 và định hướng

2.7. Mở rộng thị trường nội địa và tăng cường hợp tác quốc tế.

Theo Vicofa, một trong những giải pháp cho tình trạng cung cao hơn cầu hiện nay nằm ở chính thị trường nội địa. Đây cũng chính là điều mà những cường quốc sản xuất cà phê lớn trên thế giới như Brazil, Pêru đã làm thành công. Bà Đào thị Mùi, Tổng thư ký Vicofa nhìn nhận rằng, kích cầu trong nước là một mục tiêu mà Vicofa cần đạt đến. Bởi cũng như Brazil, Malaysia, doanh nghiệp Việt Nam phải học tập các nước chính là tiêu thụ nội địa của họ rất lớn, nhờ đó giảm bớt số lượng cà phê dư thừa. Hiện nay, Vicofa đang khuyến khích các hội viên mở rộng cửa hàng và tuyên truyền cho việc tiêu thụ cà phê đến những thành phố nhỏ và các tỉnh xa xôi...Với hướng đi biết nhìn xa trông rộng, Vinacafe ( Nhà máy cà phê Biên Hoà ) đã đi vào thị trường cà phê tan và từng bước giành lại thị phần trong nước. Năm 2000, Vinacafe đã nâng công suất lên 10 lần so với trước và giành lại 45% thị phần cà phê nội địa. Chất lượng và tên tuổi của Vinacafe được khẳng định. “ Bụt chùa nhà đã thiêng “, sản phẩm cà phê hoà tan mang thương hiệu Vinacafe từ “vô danh tiểu tốt”, lọt thỏm trong tên tuổi của các đại gia ngoại nhập, giờ đây đã trở thành niềm tự hào cho một sản phẩm “made in Việt Nam”. Trước các đối thủ từ bên ngoài, sức cạnh tranh của Vinacafe không chỉ ở chất lượng sản phẩm mà còn là lợi thế từ tâm lý 54

người tiêu dùng-một trong những lợi thế sân nhà. Khi chất lượng đã được khẳng định, lòng tự hào dân tộc là một khía cạnh cần khai thác. Thương hiệu cà phê Việt Nam đến với người Việt Nam bằng con đường ấy. Như vậy, những gì mà nhà máy cà phê Biên Hoà đã làm được với Vinacafe cho thấy rằng thị trường nội địa cũng là một mảnh đất màu mỡ cần được khai thác. Không thể để bỏ ngỏ thị trường ấy cho sản phẩm ngoại tràn vào mà cần phải tích cực giành lấy, có đứng vững trong nước thì ngành cà phê Việt Nam mới tự tin tiến ra thị trường nước ngoài. Đây thực sự là giải pháp hữu hiệu trong tình hình hiện nay, khi mà thị trường cà phê thế giới đang trong giai đoạn khó khăn.

Trên cơ sở đã chiếm lĩnh được thị trường trong nước, mở rộng thị trường toàn cầu, tăng uy tín và vị thế cà phê Việt Nam là công việc không dễ dàng cần phải thực hiện. Khối lượng cà phê xuất khẩu ngày một lớn không thể thụ động ngồi chờ ai đến mua thì bán mà cần chủ động tạo thị trường, mở rộng thị trường. Đây là một trong những quốc sách lớn của Nhà nước và nhiệm vụ chung của các ngành các cấp. Nhà nước cần tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp ngành cà phê tiếp cận với thị trường nước ngoài thông qua hệ thống tham tán thương mại, qua hội chợ triển lãm thương mại quốc tế. Ngoài ra còn mở cơ quan đại diện và sử dụng các phương thức thương mại khác như đổi hàng, các Hiệp định Chính phủ, Bộ Thương mại. Cơ quan thường vụ ở các nước cần mở rộng hoạt động xúc tiến thương mại bằng nhiều hình thức để quảng bá cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới. Việt Nam đã gia nhập ICO, sẽ tham gia ACPC và những tổ chức quốc tế khác có liên quan để tăng cường hợp tác kinh tế thương mại, khoa học, công nghệ và phát triển nguồn nhân lực.

KẾT LUẬN

Có thể nói, trong những năm gần đây, Việt Nam nhanh chóng trở thành một trong những nước sản xuất cà phê hàng đầu. Với lợi thế so sánh về điều kiện đất đai, khí hậu, nguồn nhân lực dồi dào giá rẻ, năng suất lao động thuộc loại cao nhất nhì thế giới nên trong vòng 5 năm qua ngành cà phê Việt Nam đã chiếm được một thị phần đáng kể, có mặt trên 50 quốc gia, là nguồn thu ngoại tệ quan trọng sau thuỷ hải sản và gạo. Tuy nhiên, trước bối cảnh thị trường thế giới ngày càng cạnh tranh gay gắt và những lợi thế so sánh đang “ hao mòn” dần, đòi hỏi ngành cà phê phải có những chiến lược cạnh tranh thích hợp bảo đảm hiệu quả bền vững. Nếu không nguy cơ tụt hậu và phá sản có thể ập đến bất cứ lúc nào. Vậy nên, tìm kiếm và tiến hành các giải pháp để hạn chế, khắc phục những mặt còn kém yếu là công việc phải sớm thực hiện nếu muốn nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành.

Bên cạnh đó, sự ủng hộ, giúp đỡ, hỗ trợ từ phía nhà nước không bao giờ là thừa mà luôn luôn cần thiết. Tự bản thân mình cộng với sự hỗ trợ đó, trong tương lai không xa chắc chắn rằng cà phê Việt Nam sẽ tồn tại và phát triển nhanh chóng. Đây cũng là mong muốn chung cho các ngành, các mặt hàng tiềm năng và có triển vọng phát triển của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cà phê Việt Nam (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w