2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của sản phẩm cà phê Việt Nam trên thị trường thế giớ
3.2.4. Về công nghệ chế biến.
Ngoài ra, khâu chế biến cũng còn nhiều bất cập, góp phần ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cà phê. Trong khâu chế biến nước ta hiện nay vẫn sử dụng hai phương pháp, chế biến khô và chế biến ướt. Trong đó phương pháp chế biến khô vẫn được dùng phổ biến ( khoảng 80% sản lượng ). Phương pháp này cho hương vị cà phê không bằng phương pháp ướt. Mặt khác lại phụ thuộc nhiều vào thời tiết, tốn nhiều công phơi đảo, đòi hỏi diện tích kho và sân phơi lớn. Hiện nay, ở nước ta chế biến cà phê vẫn chủ yếu ở quy mô gia đình ( 80% sản lượng cà phê ). Vì thế, tính đồng bộ kém, thiết bị chế biến đơn giản, chủ yếu là các máy xát nhỏ. Hiện tại, cả nước mới có 50 dây chuyền chế biến công nghiệp, trong đó có 14 dây chuyền nhập ngoại ( một của Anh và 3 của Brazil), số còn lại được chế tạo trong nước với tổng công suất 100000 tấn nhân/ năm ( công suất mỗi dây chuyền từ 1-4 tấn/ giờ ). Từ những thực tế trên đây, mặc dù chất lượng vốn có của cà phê vối ( Robusta ) trồng ở nước ta được đánh giá cao:
chất lượng thử nếm có 35% rất tốt; 50% tốt; 10% ở mức trung bình và chỉ có 5% là loại trung bình kém. Song trên thực tế, chất lượng cà phê nhân suất khẩu của Việt Nam lại không thể hiện những chỉ tiêu trên. Mấy năm gần đây, tỷ lệ cà phê xuất khẩu loại I ở nước ta chỉ đạt mức dưới 20%. Ngoài các nguyên nhân trên, chất lượng cà phê xuất khẩu của ta bị giảm sút do sự đầu tư cho công nghệ sau thu hoạch chưa tương xứng với tốc độ tăng nhanh của sản lượng.
3.2.5.Tính bền vững của ngành cà phê Việt Nam chưa cao.
Thật thế, thị trường quy gom cà phê Việt Nam phụ thuộc chặt chẽ vào thị trường quốc tế. Khi thị trường cà phê quốc tế sôi động làm cho hoạt động thu mua, quy gom nhộn nhịp, việc tiêu thụ cà phê ở các hộ sản xuất thuận lợi. Khi thị trường quốc tế thu hẹp, cà phê tụt giá, thị trường thu mua nội địa sẽ chao đảo, ách tắc, việc tiêu thụ của các hộ sản xuất gặp nhiều khó khăn. Giá bán ra không bù đắp đủ chi phí sản xuất, lượng hàng tồn nhiều gây nên ứ đọng vốn.
Một dẫn chứng thực tế là niên vụ 2004-2005. Khi thị trường cà phê thế giới giảm mạnh đã gây ra những ảnh hưởng lớn đến thị trường cà phê trong nước. Theo báo cáo của Tổng công ty cà phê Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm 2005, toàn Tổng công ty đã xuất khẩu được lượng cà phê bằng 255.3% so cùng kỳ năm 2004, nhưng kim ngạch xuất khẩu chỉ bằng 131.6%, chủ yếu do giá xuất khẩu cà phê (FOB) giảm mạnh và liên tục từ đầu năm 2005, tính ra giá xuất khẩu bình quân 9 tháng đầu năm 2005 chỉ bằng 51.6% so với mức giá bình quân cùng kỳ năm 2004( 709.8/1376 USD/tấn ). Cụ thể là ( FOB Việt Nam ): tháng 1/2005 đạt mức 850-900 USD/ tấn; đến tháng 3/2005 xuống còn 700-750 USD/ tấn; trong khoảng cuối quý 2/2005 giá đứng ở mức 700-720 USD/ tấn, nhưng sang đầu quý 3 giảm xuống còn 600-650 USD/ tấn. Có thể nói, đây là mức giá thấp nhất trong vòng 8 năm từ năm 1998 cho đến năm 2005. Tình hình thực tế đó đã gây ra những khó khăn thua thiệt to lớn cho cả người sản xuất và các nhà kinh doanh xuất khẩu cà phê Việt Nam. Cũng theo số liệu báo cáo của Tổng công ty cà phê Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm 2005, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xuất khẩu cà phê đã phải chịu lỗ xấp xỉ 84 tỷ đồng; 44
trong khi đó, lượng cà phê tồn kho tính đến đầu tháng 10/2005 là xấp xỉ 30000 tấn.
Qua nhìn nhận lại niên vụ cà phê 2004-2005 trên đây có thể khẳng định lại tính bền vững của ngành cà phê chưa cao, còn phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới.