Chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cà phê Việt Nam (Trang 49)

1. Phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam đến 2015 và định hướng

2.2. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Ngành cà phê Việt Nam chủ trương đổi mới phương hướng sản xuất theo hai hướng. Thứ nhất là giảm bớt diện tích cà phê Robusta, chuyển các diện tích cà phê kém phát triển, không có hiệu quả sang các loại cây trồng lâu năm khác như cao su, hạt điều, hồ tiêu...Thứ hai là mở rộng diện tích cà phê Arabica ở nơi có điều kiện khí hậu, đất đai thật thích hợp.

Mục tiêu cuối cùng trong chiến lược này là giữ tổng diện tích cà phê không đổi ở mức hiện nay, hoặc giảm chút ít, nằm trong khoảng từ 450000 ha đến 500000 ha, nhưng cơ cấu chủng loại cà phê cần thay đổi. Trong đó cà phê Robusta là 350000 ha đến 400000 ha ( giảm 100000-150000 ha ). Cà phê Arabica là 100000 ha ( tăng 60000 ha so với kế hoạch cũ ). Tổng sản lượng cà phê đảm bảo ở mức 600000 tấn tương đương 10 triệu bao so với hiện nay, giảm 5 triệu bao cà phê Robusta. Tham khảo từ kinh nghiệm trong nước và quốc tế cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu này là hợp lý đối với nông nghiệp Việt Nam cũng như với thị trường cà phê quốc tế . Điều kiện đất đai khí hậu ở Việt Nam cho phép phát triển nhiều loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao như cao su, ca cao, hồ tiêu, hạt điều, cây ăn quả...giảm bớt đất cà phê để nhường chỗ cho cây trồng khác là cần thiết.

Tất nhiên tiến độ chuyển dịch này nhanh hay chậm cũng còn tuỳ thuộc vào khả năng cung cấp tài chính của Nhà nước cho nông dân vì đây cũng là một việc làm tốn kém và đòi hỏi một sự chuyển giao kĩ thuật đầy đủ, chu đáo.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cà phê Việt Nam (Trang 49)