Chất lượng cà phê chưa cao.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cà phê Việt Nam (Trang 42 - 43)

2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của sản phẩm cà phê Việt Nam trên thị trường thế giớ

3.2.3.Chất lượng cà phê chưa cao.

Chất lượng cà phê Việt Nam còn thấp chưa tương xứng với lợi thế về đất đai và khí hậu Việt Nam, còn khoảng cách xa so với yêu cầu của thị trường thế giới. Ông Daniele Giovannucci, cố vấn cao cấp của Ngân hàng Thế giới, lấy hình ảnh Brazil, một đất nước sản xuất cà phê hàng đầu thế giới và so sánh:“ Chất lượng ổn định là điều dễ nhận thấy nhất đối với cà phê Brazil, trong khi đó vấn đề này đối với cà phê Việt Nam thì ngược lại.”Cà phê loại I chiếm từ 16-

18%, loại II A chiếm tới trên 70%, còn lại là loại thấp hơn...Giá cà phê Robusta II 5% của Việt Nam thấp hơn giá cà phê cùng loại của Indonesia khoảng 90USD/ tấn, giá cà phê Robusta I ( trên sàng 16 ) thấp hơn giá cà phê Uganda ( trên sàng 15 ) đến 200 USD/ tấn. Các chuyên gia về lĩnh vực này từ Bộ NN và PTNT đánh giá, tình trạng giảm sút chất lượng cà phê xuất khẩu nước ta thời gian qua là từ nhiều yếu tố.

Ngay từ khâu chọn giống đã tồn tại nhiều bất cập. Giống cà phê ở nước ta từ trước đến nay vẫn chủ yếu là do bà con nông dân tự chọn, ươm giống và trồng nên không đảm bảo chất lượng. Cây phát triển kém, hạt nhỏ, đen, tỷ lệ đồng đều giữa các hạt thấp. Đầu tư trong lĩnh vực thuỷ lợi để tưới tiêu cho cà phê đạt thấp ( 22.4% tổng diện tích ). Nhiều vùng vào mùa khô hạn không đủ nước tưới, ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng của cây.Thêm nữa, cà phê nước ta vẫn thu hái theo kiểu tuốt cành là phổ biến, quả xanh chín lẫn lộn, dẫn đến chất lượng cà phê chế biến thấp, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch cũng cao ( thu hái xanh 50% có tỷ lệ tổn thất lên đến 8% ).

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cà phê Việt Nam (Trang 42 - 43)