Chủ động động trong các hợp đồng xuất khẩu, hạn chế phụ thuộc quá lớn vào các

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thu mua và xuất khẩu gạo của công ty MEKONIMEX/NS qua các năm 2003-2004-2005 (Trang 98 - 103)

tập đoàn kinh doanh nước ngoài.

+ Từng bước xây dựng mạng lưới phân phối vững chắc tại các nước sở tại bằng cách liên kết với các doanh nghiệp trong nước, yêu cầu sự trợ giúp, can thiệp của cơ quan ban ngành, của chính phủ.

+ Đầu tư cho các văn phòng đại diện tại các nước sở tại, chú ý đào tạo nhân viên marketing để thu thập thông tin, ứng biến với tình hình tại các nước này về nhu cầu khách hàng, phản ứng đối thủ cạnh tranh...

- Từng bước xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm:

+ Chủ động tìm kiếm khách hàng, không đợi khách hàng tự tìm đến mình thông qua bộ phận marketing: chào giá, giới thiệu sản phẩm, đưa hình ảnh Công ty, gạo của Công ty lên các phương tiện thông tin đại chúng ở nước sở tại hoặc là nước chủ nhà.

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN:

Tất cả nội dung nghiên cứu ở trên, chúng ta cần nhấn mạnh tập trung vào 2 vấn đề mấu chốt nhất sau đây:

Một là: tình hình thu mua gạo xuất khẩu của Công ty chủ yếu là thu mua gạo thành phẩm của các đơn vị khác để đáp ứng hầu hết các hợp đồng xuất khẩu. Một thực trạng khó khăn trong công tác thu mua là không thể phân loại các loại gạo thu mua, chất lượng kém, không đáp ứng được các nhu cầu nhập khẩu của các nước có yêu cầu cao.

Hai là tình hình xuất khẩu của Công ty cho thấy: Loại gạo kinh doanh có hiệu quả hiện nay của Công ty là gạo có phẩm chất trung bình, lượng tấm khoảng 15%. Các thị trường lớn có tiềm năng mở rộng đó là thị trường các nước Châu Phi. Đối thủ cạnh tranh mạnh nhất là Thái Lan.

Từ những nhận định rút ra ở trên, cho thấy, gạo xuất khẩu Việt Nam tuy đứng thứ hai thế giới (sau Thái Lan), nhưng đó chỉ là con số về số lượng, còn về chất lượng thì việt Nam còn nhiều khó khăn. Để có thể chiếm lĩnh được thị trường của các nước phát triển, để cạnh tranh thắng lợi với Thái Lan thì Việt Nam cần phải cố gắng nhiều.

II. KIẾN NGHỊ:

1. Đối với nhà nước:

Đẩy mạnh tiến trình gia nhập WTO. Việc sớm gia nhập vào WTO sẽ tạo ra cho các mặt hàng gạo của ta có khả năng cạnh tranh với các mặt hàng gạo của các quốc gia khác đặc biệt là Thái Lan.

Phát triển ngành hoá học, trồng trọt nhằm sản xuất ra những giống cây trồng đáp ứng yêu cầu của thị trường thế giới; những hoá chất tiêu diệt các loại côn trùng, sâu hại làm ảnh hưởng đến năng suất vụ mùa.

Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng của giao thông giúp cho việc lưu thông hàng hoá được nhanh chóng và thuận tiện.

Đơn giản hoá thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra kiểm soát hàng gạo xuất khẩu góp phần giảm chi phí kinh doanh xuất khẩu.

2. Đối với ngành:

Đầu tư vốn cho nghiên cứu và nhân giống gạo, giúp đỡ nông dân về mặt trồng trọt. Điều này sẽ khuyến khích được người dân an tâm và đầu tư tốt cho vụ mùa của mình, kiểm soát và phòng chống được dịch bệnh, đồng thời đảm bảo tạo ra được nguồn nguyên liệu ổn định.

Thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài. Các văn phòng này là cầu nối giữa thị trường và các thành viên của hiệp hội Lương thực Việt Nam.

Cần có những chính sách hữu hiệu, thiết thực, nếu cần thiết có thể là cưỡng chế đối với các doanh nghiệp xuất khẩu để giải quyết vấn đề không đoàn kết trong báo giá bán sản phẩm với các khách hàng nước ngoài. Phải thống nhất về giá, hợp tác trong cung ứng đối với các hợp đồng lớn.

3. Đối với nông dân:

Muốn cạnh tranh với các nước trong khu vực khi thực hiện AFTA, Việt Nam phải dành khoảng 10% diện tích (khoảng 700.000- 1 triệu ha) để trồng lúa cao sản hè thu, năng suất khoảng 4 tấn/ha, sau đó cấy lắp một vụ giống lúa cổ truyền ngon cơm như nàng hương, nàng thơm, mống chim... Sau khi thu hoạch xong vụ này, nên trồng tiếp một vụ đậu nành hoặc một loại rau củ ngắn ngày, có như thế Việt Nam mới có lượng gạo ngon cung cấp cho thị trường nội địa và cạnh tranh với gạo Thái Lan (Thái Lan hiện có tới 5 triệu ha trồng giống lúa đặc sản), để thu nhập của nông dân được cải thiện so với độc canh cây lúa.

4. Đối với công ty:

Tuyển mộ và đào tạo thêm nhân viên cho công tác Marketing. Do chưa có nhiều kinh phí nên lúc đầu chỉ cho các nhân viên này đến hai thị trường chủ lực của Công ty để nắm bắt thông tin về thị trường một cách nhanh chóng, tiếp thị bán hàng để hàng hoá của Công ty đến trực tiếp tay của người tiêu dùng, làm cho thương hiệu của Gạo Viêt Nam được người tiêu dùng biết đến rộng rãi hơn, khai thác được những mặt hàng mà thị trường đang cần.

Liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp chế biến khác. Với sự gia tăng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo hiện nay, các doanh nghiệp thu mua, chế biến gạo nhất thiết

phải liên kết lại để có thể thắng sức ép ngày càng tăng trong quá trình hội nhập và cạnh tranh. Sự liên kết của các doanh nghiệp thông qua Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã tạo nên sức mạnh đoàn kết vật chất và tinh thần.

Nên quan đầu tư thiết bị máy tính văn phòng, cập nhật thông tin thông qua hệ thống mạng để nắm bắt kịp thời những thay đổi. Đồng thời nên thành lập trang web Công ty để đưa hình ảnh Công ty ra công chúng nước ta và các nước nhập khẩu gạo.

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thu mua và xuất khẩu gạo của công ty MEKONIMEX/NS qua các năm 2003-2004-2005 (Trang 98 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w