Phân tích tình hình xuất khẩu gạo theo thị trường:

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thu mua và xuất khẩu gạo của công ty MEKONIMEX/NS qua các năm 2003-2004-2005 (Trang 56 - 62)

II. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO: 1 Tình hình xuất khẩu gạo theo loại gạo:

2. Tình hình xuất khẩu gạo theo thị trường:

2.2 Phân tích tình hình xuất khẩu gạo theo thị trường:

Số liệu về tình hình xuất khẩu gạo theo thị trường qua 3 năm 2003-2005

Bảng7: Bảng tình hình xuất khẩu gạo theo thị trường, qua 3 năm 2003-2005

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 2004/2003So sánh 2005/2004So sánh Nước xuất khẩu Lượng

(Tấn) Giá Trị (1000 USD) Lượng (Tấn) Giá Trị (1000 USD) Lượng (Tấn) Giá Trị (1000 USD) Lượng (tấn) % Lượng (tấn) % Malaysia 20.134,00 3.341,79 12.251,90 2.419,34 4.392,00 996,91 (7.882,10) (39,15) (7.859,90) (64,15) Singapore 2.605,00 490,51 66,00 14,92 (2.605,00) (100,00) 66,00 100,00 Indonesia 9.120,40 1.513,08 5.309,70 1.045,65 (3.810,70) (41,78) (5.309,70) (100,00) Philipines 10.345,25 1.798,95 9.889,10 1.910,60 17.464,75 4.373,99 (456,15) (4,41) 7.575,65 76,61 Tanzania 1.499,65 276,69 (1.499,65) (100,00) Iraq 500,00 132,46 1.390,60 457,35 890,60 178,12 (1.390,60) (100,00) Africa 8.522,50 1.688,92 5.256,70 1.252,54 8.522,50 (3.265,80) (38,32) Turkey 72,00 13,75 288,00 77,46 72,00 216,00 300,00 Algeria 120,00 28,08 120,00 (120,00) (100,00) Macau 48,00 12,72 48,00 (48,00) (100,00) Guinea 1.499,20 335,82 1.499,20 (1.499,20) (100,00) Timor 750,00 137,01 750,00 (750,00) (100,00) Uganda 2.001,75 460,29 0,00 2.001,75 Iran 498,95 128,98 0,00 498,95 Tổng 44.204,30 7.553,49 39.853,00 8.049,24 29.968,15 7.305,09 (4.351,30) (9,84) (9.884,85) (24,80)

Biểu đồ 6: Tình hình xuất khẩu gạo theo thị trường qua 3 năm 2003-2005

Nhận xét:

* Về khả năng đa dạng và mở rộng thị trường:

Nhìn vào đồ thị 3 năm, tình hình xuất khẩu gạo theo thị trường của Công ty cũng có nhiều biến động.

- Năm 2003, Công ty chiếm được 6 thị trường với những thị phần khác nhau. Trong đó, thị trường lớn nhất là Malaysia, kế đến là Philipines, Indonesia, Singapore, Tanzania và nhỏ nhất là thị trường Iraq.

- Sang năm 2004, Công ty chiếm thêm 4 thị trường mới nữa, nhưng lại mất đi hai thị trường cũ là Singapore và Tanzania. Tổng cộng Công ty có được 8 thị trường trong năm 2004. Lớn nhất cũng vẫn là Malaysia, kế đến là Philipines, đặc biệt là Châu Phi, một thị trường mới của Công ty trong năm 2004 nhưng lại chiếm hơn 1/5 tỷ trọng xuất khẩu, thị trường lớn đứng thứ 3. Kế đến đứng thứ tư là Indonesia, và một số thị trường nhỏ như: Guinea, Iraq, Đông Timor, Macau, Thổ Nhỹ Kỳ (Turkey) và Algeria. Điều này cho thấy khả năng mở rộng thị trường của Công ty trong năm 2004 là rất thành công. Nguyên nhân là do Công ty có một sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức, thành phần lãnh đạo Công ty có sự thay đổi dẫn đến chính sách Công ty thay đổi, hoạt động công ty hiệu quả hơn.

- Năm 2005, Công ty giữ quan hệ làm ăn lại với Singapore nhưng với một tỷ trọng xuất rất nhỏ. Vẫn duy trì thị trường Thổ Nhỹ Kỳ (Turkey) mặc dù tỷ trọng xuất của nó là khá nhỏ. Bị mất đi một số thị trường như: Guinea, Iraq, Đông Timor, Macau, Algeria. Thay vào đó là Công ty đặt quan hệ làm ăn mới với Iran và Uganda. Với Malaysia và Châu phi ta bị giảm tỷ trọng xuất nhưng vẫn là hai thị trường lớn trong năm 2005. Thị trường Philipines được mở rộng nhiều so với các năm trước, vươn lên đứng thứ nhất chiếm hơn 1/2 tỷ trọng xuất khẩu gạo của Công ty trong năm. Điều này nói lên rằng, sự mở rộng thị trường của Công ty đã đi đến bước chọn lọc, chọn ra được những thị trường có tiềm năng nhất của Công ty mà mở rộng thị phần, còn những thị trường có sức mua yếu thì Công ty có thể đặt nhẹ sự quan tâm.

Vì Công ty đang trong tình trạng chuyển hoá giữa hình thức nhà nước sang cổ phần. Nhiều khó khăn trong việc điều chỉnh Công ty. Do đó điều cần làm hiện nay là ổn định Công ty, củng cố sức mạnh nội tại để đi vào hoạt động hiệu quả, sau đó mới có thể nâng cao sức cạnh tranh, phát triển kinh doanh. Điều quan trọng là giá trị xuất khẩu và sản lượng xuất khẩu, nếu thị trường nhiều mà giá trị xuất và số lượng xuất ít thì không đem lại hiệu quả kinh tế. Đồng thời chính sách chọn lọc thị trường cũng là một trong những chính sách marketing Công ty chọn lựa, chỉ tập trung vào một số thị trường có

tiềm năng đem lại hiệu quả cao chứ không dàn trãi ra nhiều thị trường, chi phí cao, không dem lại hiệu quả lớn.

* Về tỷ trọng xuất khẩu của các loại gạo vào các thị trường:

- Năm 2003: Tỷ trọng xuất khẩu gạo vào thị trường Malaysia là cao nhất, chiếm 46%; thứ hai là Philipine, chiếm 23%; thứ ba là Indonesia, chiếm 21%; thứ tư là Singapore, chiếm 6%; thứ năm là Tanzania, chiếm 3% và cuối cùng là Iraq, chiếm 1%. Qua số liệu trên cho thấy, thị trường lớn nhất, có quan hệ làm ăn tốt nhất với Công ty trong năm 2003 là Malaysia. Nguyên nhân là vì Malaysia là thị trường từ trước đến nay của công ty- có thể gọi là thị trường truyền thống của công ty. Thị trường này yêu cầu chất lượng gạo không cao, giá lại tương đối, Công ty ta nhà cung cấp phù hợp với thị trường này. Tương tự singapore, Philiines, indonesia là những thị trường khó tính hơn về chất lượng gạo xuất khẩu, nhưng giá xuất của ta là một đểm thu hút các nhà nhập khẩu của các thị trường đó.

- Năm 2004: Malaysia vẫn là thị trường nhập khẩu gạo của Công ty nhiều nhất, mặc dù tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường này có giảm đi từ 46% năm 2003 xuống còn 32% năm 2004. Tương tự như Malaysia, Philipines vẫn đứng thứ 2 về tỷ trọng xuất khẩu vào các thị trường của Công ty trong năm 2003; nhưng tỷ trọng xuất khẩu vào Philipines lại tăng ít, từ 23% năm 2003 lên 25% năm 2004. Tỷ trọng xuất khẩu vào Indonesia từ đứng thứ 3 trong năm 2003 thì năm 2004 lại sụt xuống hàng thứ 4, giảm từ 21% năm 2003 xuống còn 13% năm 2004. Châu Phi là một thị trường mới trong năm 2004 nhưng Công ty đã có tỷ trọng xuất vào thị trường này lớn xếp thứ 3, chiếm 21% (vì đây là một khúc thị trường mới với dân số đông và phần lớn là thuộc thành phần nghèo khổ. Nhu cầu của thị trường này là chất lượng gạo không cần cao và giá nhất định phải rẻ). Với thị trường Iraq, Công ty cũng có tỷ trọng xuất vào thị trường này tăng nhẹ từ 1% năm 2003 lên 3% năm 2004. Trong năm 2004, Công ty đã bị mất đi 3% tỷ trọng xuất khẩu gạo vào thị trường Tanzania. Nhưng bù lại, Công ty lại có thêm một số thị trường mới như: Guinea (4%), Đông Timor (2%), Macau, Thổ Nhỹ Kỳ (Turkey), và Algeria. Đây là năm kinh doanh xuất khẩu có hiệu quả không những của công ty mà của cả nước Việt Nam, nhiều thị trường mới ký hợp đồng với công ty. Xong, đây chỉ là những thị trường với sức mua nhỏ, Malaysia, Indonesia, Philipines vẫn là những thị trường chính.

- Năm 2005: Trong năm này, tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường Philipines tăng vọt lên đứng hàng thứ 1, từ 25% năm 2004 tăng lên đến 57% năm 2005. Châu Phi thì vươn lên đứng thứ 2 nhưng tỷ trọng xuất vào thị trường này lại giảm từ 21% năm 2004 xuống còn 18% năm 2005. Malaysia được xếp hàng thứ 3 với tỷ trọng xuất vào thị trường này

giảm từ 32% năm 2004 xuống 15% năm 2005. Công ty lại bị mất đi những thị trường mới ở năm 2004 là: Guinea (4%), Đông Timor (2%), Macau, và Algeria. Riêng thị trường Thổ Nhỹ Kỳ (Turkey) vẫn còn với tỷ trọng xuất vào thị trường này tăng nhẹ từ chưa được 1 % năm 2004 lên 1% trong năm 2005. Năm này, Công ty lại có thêm 2 thị trường mới với tỷ trọng xuất vào thị trường này cũng khá cao là: Uganda (7%), Iran (2%) (điều thu hút hai thị trường này là giá rẻ hơn tất nhiều so với Thái Lan và chất lượng gạo họ cũng có thể tạm chấp nhận được). Năm này lượng gạo xuất trực tiếp của Công ty giảm, kinh doanh gạo xuất khẩu bắt đầu chựng lại, Công ty tăng sản lượng xuất qua Philipines bằng hình thức uỷ thác. Do đó Philipines trở thành thị trường lớn của Công ty trong năm này. Châu Phi là thị trường mới công ty phát hiện được, đây là một thị trường tiềm năng của Công ty trong tương lai.

* Về tình hình biến động lượng xuất khẩu ở các thị trường:

- Malaysia: Lượng xuất khẩu sang Malaysia năm 2003 là 20.134 tấn. Qua năm 2004, lượng xuất khẩu sang thị trường này giảm còn 12.251,9 tấn; giảm một lượng tuyệt đối là 7.882,1 tấn, tương ứng số tương đối là 39,15%. Năm 2005, lượng xuất lại giảm mạnh còn 4.392 tấn, giảm tương đối là 7.859,9 tấn, tương ứng số tuyệt đối là 64,15%. Đây là thị trường lớn nhất của Công ty (năm 2003) nhưng dần dần lượng xuất qua thị trường này lại giảm, nguyên nhân chủ yếu là do Malaysia chuyển từ nhập gạo 25% tấm sang gạo 15% tấm, nhu cầu về tiêu dùng gạo cao hơn và một số nhà nhập khẩu của nước này sẽ phải chọn những nhà cung cấp khác với chất lượng gạo cao hơn của Công ty.

- Singapore: Lượng xuất sang thị trường này năm 2003 là 2.605 tấn. Năm 2004, Công ty bị mất đi thị trường này, giảm lượng tuyệt đối đúng bằng lượng xuất năm 2003 là 2.605 tấn, tương ứng số tương đối 100%. Năm 2005, Lượng xuất là 66 tấn, tăng tuyệt đối 66 tấn so với năm 2004, tương ứng số tương đối 100%. Đây là thị trường lớn thứ 2 năm 2003, nhưng do yêu cầu ngày càng cao về chất lượng gạo nhập khẩu nên Công ty ta khó đáp ứng được. Vì vậy chiếm lĩnh được thị trường này là một điều không dễ đối với Công ty.

- Indonesia: Cũng là một thị trường khó tính. Năm 2003, lượng xuất sang thị trường này là 9.120,4 tấn. Năm 2004, giảm còn 5.309,7 tấn, giảm tuyệt đối là 3.810,7 tấn, tương ứng số tương đối là 41,78%. Nhưng sang năm 2005 thì không còn xuất sang thị trường này nữa.

- Philipines: Có thể nói đây là một trong những thị trường dễ tính, lượng xuất sang thị trường này có giảm nhưng rồi cũng tăng. Năm 2003 xuất 10.345,25 tấn. Năm 2004, lượng xuất là 9.889,1 tấn, giảm nhẹ một lượng tuyệt đối là 456,15 tấn, tương ứng số tương đối là 4,41%. Năm 2005, lượng xuất sang thị trường này lại tăng lên 17.464,75 tấn, tăng 7.575,65 tấn so với năm 2004, tương ứng lượng tương đối là 76,61%. Nhu cầu

của thị trường này lớn nhưng do khả năng của Công ty về marketing còn nhiều hạn chế nên dẫn đến việc xuất trực tiếp vào thị trường này ngày một giảm. Sang năm 2005, nhờ vào hình thức xuất uỷ thác Công ty mới làm tăng sản lượng xuất sang thị trường này.

- Tanzania: Chỉ xuất vào thị trường này 1.499,65 tấn vào năm 2003. Từ đó về sau không còn xuất sang thị trường này nữa. Vì đây là một trong những thị trường có nhu cầu về chất lượng cao mà Công ty không thể đáp ứng được.

- Iraq: Năm 2003, xuất sang thị trường này một lượng là 500 tấn. Năm 2004, xuất tiếp một lượng là 1.390,6 tấn, tăng so với năm 2003 là 890,6 tấn, tương ứng số tương đối là 178,12%. Nhưng qua năm 2005, do đây là một thị trường không ổn định. Chiến tranh thường xuyên, những biến động về chính trị là nguyên nhân dẫn đến việc nhập gạo của công ty có nhiều thay đổi.

- Châu Phi và Thổ Nhĩ Kỳ là những thị trường có thể mở rộng của Công ty. Châu Phi là một thị trường lớn, lượng xuất năm 2004 là 8.522,5 tấn. Năm 2005, lượng xuất là 5.256,7, giảm 3.265,8 tấn tương ứng lượng tuyệt đối là 38,32%. Vì thị trường này cần chủ yếu là gạo giá rẻ chứ không chú trọng nhiều đến chất lượng gạo, mặt khác dân Châu Phi phần lớn là đông và nghèo, do đó nó là một thị trường tiềm năng của công ty trong thời gian tới. Nhưng đây là thị trường mới, cần có những chính sách kinh doanh phù hợp. Thổ Nhĩ Kỳ cũng là giống như Châu Phi là thị trường mới, nhưng nó nhỏ hơn Châu Phi. Lượng xuất năm 2004 là 72 tấn. Năm 2005 là 288 tấn, tăng 216 tấn, tương ứng lượng tương đối là 300%. Đây là thị trường có sức mua nhỏ và cũng là thị trường mới, cần có sự xem xét trong tương lai.

- Algeria, Macau, Guinea, Đông Timor là 4 thị trường mới năm 2004, với lượng xuất là Algeria (120 tấn), Macau (48 tấn), Guinea (1.499,2 tấn), Đông Timor (750 tấn). Sang năm 2005 thì không còn xuất sang những thị trường này nữa. Do năm 2004 là năm được mùa, xuất nhiều, thị trường xuất cũng nhiều, nhưng sang năm 2005 thì sản lượng gạo xuất giảm, cần cân nhắc những thị trường chủ yếu hơn là những thị trường mới này.

- Uganda và Iran: là 2 thị trường mới của năm 2005. Lượng xuất khẩu sang Uganda là 2001,75 tấn; Iran là 498,95 tấn.

Nhìn chung năm 2004 là năm xuất khẩu có hiệu quả nhất của Công ty. Nhưng sang năm 2005 thì tình hình xấu hơn, công ty bị mất một số thị trường nhỏ. Một phần còn do công ty không có những chính sách marketing phù hợp để kéo giữ khách hàng, tìm khách hàng mới; một phần do sản lượng gạo xuất giảm và một nguyên nhân đáng quan tâm đó là chất lượng gạo xuất của Việt Nam không đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu của các nước có đòi hỏi cao về chất lượng gạo nhập khẩu.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thu mua và xuất khẩu gạo của công ty MEKONIMEX/NS qua các năm 2003-2004-2005 (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w