Công nghệ xay xát lúa gạo

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thu mua và xuất khẩu gạo của công ty MEKONIMEX/NS qua các năm 2003-2004-2005 (Trang 85 - 87)

III. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH:

5 Năng suất bình quân (Tạ/ha) 24,20 36,80 12,60 2,

2.2.3 Công nghệ xay xát lúa gạo

Thái Lan có công nghệ xay xát, chế biến gạo tiến bộ hơn Việt Nam rất nhiều. Các nhà kinh doanh gạo rất chú trọng đến việc đầu tư máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng cho sản xuất và xuất khẩu gạo có cường độ công nghệ, kỹ thuật cao. Trong khi đó ở Vịêt Nam, hầu hết các máy móc đều trong tình trạng lỗi thời, chỉ thích hợp với việc xay xát phục vụ nội địa. Các cơ sở hạ tầng dành cho các khâu bảo quản, vận chuyển cũng ở trong tình trạng lạc hậu. Tất cả đã dẫn đến việc thất thoát sau thu hoặch là khá lớn, ảnh hưởng năng suất cũng như chất lượng xuất khẩu.

Sự tổn thất sau thu hoặch được trình bày dưới đây :

Bảng 15: Sự tổn thất sau thu hoạch

Khâu Thái Lan (%) Việt Nam (%)

Khâu thu hoặch 1,2 - 1,6 1,3 - 1,7

Khâu vận chuyển 0,5 - 1,2 1,2 - 1,5

Khâu đập(tuốt) 1 - 1,2 1,4 - 1,8

Khâu phơi (sấy) 0,5 - 1 1,9 - 2,1

Khâu bảo quản 0,2 - 0,5 3,2 - 3,9

Khâu xay xát chế biến 0,6 - 1,2 4,1 - 5

Tổng 4 - 6,7 13 - 16

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, Quarterly Bulletin of Statistics, năm 2003

Từ các số liệu trên cho thấy, sản lượng sau thu hoặch của ta bị thất thoát rất nhiều, làm ảnh hưởng đến sản lượng. So với Thái Lan, chúng ta còn chưa quản lý tốt khâu sau thu hoặch.

- Các khâu: thu hoạch, vận chuyển, đập (tuốt), Thái Lan bị tổn thất trung bình thấp hơn Việt Nam từ 0,1 đến 1,4 % sản lượng gạo thu được.

- Các khâu phơi (sấy), bảo quản, xay xát chế biến là các khâu Việt Nam bị tổn thất rất nhiều so với Thái Lan. Lượng hao hụt chiếm gần 70 – 80% tổng lượng hao hụt. Trong khi đó lượng hao hụt của Thái Lan chỉ chiếm từ 20 - 30%. Đây là một bất lợi rất lớn cho việc sản xuất gạo Việt Nam.

Cũng vì công nghệ sau thu hoạch không được coi trọng mà việc thất thoát cũng rất lớn, khiến giá thành của sản phẩm không thể hạ thấp. Cây lúa là thế mạnh của nông sản

xuất khẩu, nhưng hiện nay ở Đồng bằng sông Cửu Long, lúa chín rục mới được thu hoạch. Thu hoạch xong phơi luôn ngoài đồng. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thất thoát sau thu hoạch của lúa Việt Nam từ 10% đến 16%, có khi lên đến đến 30%!

Cũng do tình trạng không chú trọng sân phơi, nên gạo Việt Nam xát ra phải sấy, bị gãy nát và xỉn màu. Vì vậy mà mặc dù Việt Nam có giống lúa chất lượng cao, nhưng khi xuất khẩu chất lượng vẫn đứng sau gạo các nước.

Theo ông Nguyễn Kim Vũ, Viện phó Viện Cơ điện và Công nghệ sau thu hoạch, việc quan trọng là phải xây dựng các công đoạn kỹ thuật thu hoạch lại thành một khâu hoàn chỉnh áp dụng các công nghệ bảo quản.

Theo ông Vũ, công nghệ sau thu hoạch của Việt Nam cũng có kỹ thuật tốt không thua kém công nghệ của các nước. Nhưng điều kiện thực hiện, quy trình chuyển giao vẫn chưa tốt, khiến công nghệ thô sơ vẫn cứ phổ biến.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thu mua và xuất khẩu gạo của công ty MEKONIMEX/NS qua các năm 2003-2004-2005 (Trang 85 - 87)

w