Khái quát đặc điểm kinh tế-xã hội tỉnh Hà Tây.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn tỉnh Hà Tây (Trang 25 - 27)

Hà Tây là một tỉnh ven đô, đợc tái thành lập từ tháng 10/1991. Bao gồm 12 huyện, thị xã với 324 xã, phờng thị trân.

Về vị trí địa lý, Hà Tây có toạ độ địa lý từ 20,310 – 21,170 vĩ độ bắc và 105,170 – 1060 kinh Đông, phía Đông giáp Hà Nội, phía Tây giáp Hoà Bình, phía Nam giáp Hà Nam, phía Bắc giáp Vĩnh Phúc. Bao quanh thành phố Hà Nội về hai phía Tây – Nam với ba cửa ngõ của thủ đô (trong bảy cửa ngõ) qua các quốc lộ 1, 6 và quốc lộ 32.

Hà Tây nằm cạnh khu tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng và Quảng Ninh, hạt nhân kinh tế của miền Bắc, nằm trong khu vực chuyển tiếp từ Tây Bắc và trung du miền Bắc với đồng bằng Sông Hồng qua một mạng lới giao thông về đờng thuỷ, đờng bộ, đờng sắt và đờng thuỷ tơng đối phát triển.

Với diện tích 2.147,5 km2, dân số 2.498.760 ngời ( đng thứ 5 cả nớc sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hoá, và Nghệ An). Nh vậy mật độ dân số trung bình của Hà Tây là 1.154 ngời/km2, phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở đồng bằng (2.430.200 ngời) số còn lại (68.560 ngời) sống rải rác ở 9 xã miền núi.

Tuy nhiên, với mật độ dân số cao nhng số dân Hà Tây sống ở thành thị không nhiều (chỉ khoảng 375.000 ngời) đa phần dân số sống ở nông thôn. Dân số trong độ tuổi lao động 1.300.000 ngời, đây là nguồn nhân lực dồi dào, có kỹ năng và có trình độ văn hoá, nhanh nhậy tiép thu tiến bộ sản xuất hàng hoá. Đây thực sự là một thế mạnh của tỉnh.

Về kinh tế, thế mạnh lớn nhất của Hà Tây là phát triển nông nghiệp. Trong thời gian qua dới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nớc và sự chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh, Hà Tây đã đạt đợc một số thành tựu đáng kể. Sản lợng lơng thực, thực phẩm không ngừng tăng trong những năm gần đây. Đáng chú ý là toàn tỉnh đã khai thác

hơn 3000 ha đất trống đồi núi trọc để trồng chè, cây ăn quả và trồng rừng. Tuy nhiên do dân c phân bố không đồng đều nh đã nêu ở trên cho thấy phần lớn số dân trong tỉnh sống bằng nghề nông nghiệp hoặc bán nông nghiệp. Do vậy thu nhập mang lại rất thấp. Điều này có ảnh hởng đặc biệt lớn tới việc đầu t cho con em theo học trung học phổ thông.

Về sản xuất công nghiệp, thơng mại và dich vụ, do nằm cạnh khu tam giác kinh tế miền Bắc, lại tiếp giáp với thủ đô Hà Nội nên Hà Tây có rất nhiều thuận lợi trong lĩnh vực này. Dễ thấy đựoc Hà Nội là địa bàn tiêu thụ rộng lớn. Do vậy, Hà Tây có điều kiện để trao đổi lu thông hàng hoá với các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc và các tỉnh phía nam. Tuy còn ít các nhà máy, xí nghiệp có quy mô lớn hoạt động trên địa bàn, song Hà Tây lại là điểm chú ý của các nhà đầu t nớc ngoài chon làm cơ sở đầu t. Những năm gần đây tỉnh đã thực hiện chính sách trải thảm đỏ kêu gọi các nhà đầu t.

Bên cạnh đó Hà Tây có rất nhiều cảnh quan và di tích lịch sử. Theo thống kê cả Bộ văn hoá thi Hà Tây đứng thứ ba cả nớc về di tích lich sử (300 di tích lịch sử với mật độ 14di tích/100 km2 trong khi cả nớc là 2,2 di tích/100 km2). Có nhiều di tích và thắng cảnh nổi tiếng nh chùa Hơng, chùa Thầy, núi Tản Cộng với yếu tố… giao thông thuận tiện, đây quả là lợi thế lớn cho ngành du lịch Hà Tây. Nó mang lại nguồn thu không nhỏ cho Ngân sách tỉnh.

Hà Tây có nhiều làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống khác với các nghề nh dệt lụa, mây tre đan, khảm trai, sơn mài, điêu khắc, thêu ren Đây là… những mặt hàng độc đáo không những tiêu thụ ở thị trờng trong nớc mà còn có thể xuất khẩu ra thị trờng nớc ngoài.

Về văn hoá xã - hội, là một tỉnh phụ cận vên đô nên Hà Tây chịu ảnh hởng ít nhiều của nền văn hoá đô thị. Đây là điều kiện tốt, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển Giáo dục - Đào tạo. Sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo vẫn luôn có chuyển biến

tích cực. Tỷ lệ ngời đị học trên tổng số dân ngày càng cao. Tỷ lệ học sinh bỏ học giảm nhiều, học sinh lu ban chỉ còn dới mức 1,7 %. Số học sinh tăng bình quân hàng năm là 5%.

Các phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động thông tin báo chí, phát thanh truyền hình đợc chú ý phát triển, hớng vào giữ gìn và phát huy bản sắc truyền thống văn hoá dân tộc, góp phần làm cho trình độ dân trí, trình độ văn hoá xã hội của ngời dân Hà Tây đợc nâng cao.

Với sự quan tâm của Đảng uỷ, UBND tỉnh về các mặt văn hoá xã hội, ngời Hà Tây đã đem lại cho tỉnh nhà nhiều thành tích triên các lĩnh vực thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ, thi học sinh giỏi trên quy mô toàn quốc.

Là một tỉnh có nhiều thuân lợi song không ít những khó khăn về kinh tế xã hội do dân số đông, GDP bình quân đâu ngời thấp 5,356 triệu đồng năm , tỉnh Hà Tây còn phải phấn đấu nhiều mặt để từ đó đa giáo dục của tỉnh đi lên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn tỉnh Hà Tây (Trang 25 - 27)