0
Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Sự phát triển của dịch vụ 3G trên thế giới

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP (Trang 28 -30 )

b. Các sản phẩm dịch vụ chính

2.2.3. Sự phát triển của dịch vụ 3G trên thế giới

Hệ thống thông tin di động thương mại đầu tiên được triển khai và đưa vào sử dụng từ những năm giữa thập kỷ 80 của thế kỷ 20. Công nghệ mà các nhà mạng sử dụng là CDMA hoặc GSM. Năm 1999, liên minh Viễn thông Quốc tế ITU đã đưa ra Tiêu chuẩn Thông tin di động Quốc tế - IMT 2000 sau này gọi là 3G nhằm tiêu chuẩn hóa các hệ thống thông tin di động kỹ thuật số trong tương lai và tạo ra khả năng kết nối toàn cầu với chỉ một thiết bị. Hai tiêu chuẩn 3G được chấp nhận rộng rãi nhất theo đề nghị của ITU là CDMA 2000 và W-CDMA ( UMTS) – Được nâng cấp lên từ GSM.

Quốc gia đầu tiên đưa mạng 3G vào sử dụng rộng rãi là Nhật Bản. Vào năm 2001, NTT Docomo, một gã khổng lồ trong ngành viễn thông ở Nhật, là công ty đầu tiên ra mắt phiên bản thương mại của mạng W-CDMA. Đến năm 2005, khoảng 40% các thuê bao tại Nhật Bản là thuê bao 3G, mạng 2G đang dần biến mất tại Nhật Bản. Ngoài Nhật Bản, Hàn Quốc là quốc gia thứ 2 ở Châu Á phổ biến công nghệ 3G và một số lãnh thổ nhỏ như Hong Kong, Đài Loan, Singapore.

Năm 2003 dịch vụ 3G bắt đầu có mặt tại Châu Âu. Tại Châu Phi, mạng 3G được giới thiệu đầu tiên ở Maroc vào cuối tháng 3 năm 2003 bởi Công ty Wana. Đến năm 2005, đã có khoảng 23 nhà mạng 3G trên toàn cầu, một vài mạng trong số đó mới chỉ được chạy thử nghiệm nhưng cũng có mạng đã được đưa vào hoạt động. Vào cuối năm 2005, công nghệ 3,5G đầu tiên trên thế giới là HSDPA đã được triển khai tại Mỹ. Với tốc độ lên tới 14,4 Mbps, HSDPA đã thực sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng về tốc độ của băng rộng cho bất cứ dịch vụ di động nào: Điện thoại có hình, xem tivi trực tuyến, tải phim, tải nhạc, online,… Như vậy, công nghệ GSM của các mạng trên thế giới đang được cập nhật dần lên W-CDMA ( 3G), HSDPA ( 3,5G)

Châu Á Thái Bình Dương, thị trường dịch vụ di động có dân số đông nhất thế giới và dân số trẻ chiếm tỷ lệ rất lớn. Đây được đánh giá là thị trường di động đang phát triển rất mạnh và cũng là nơi 2 công nghệ mạng di động tốc độ cao là W- CDMA và CDMA 2000 tranh giành nhau quyết liệt “từng miếng” một trong “mảnh đất” 3G màu mỡ. Đến cuối tháng 1 năm 2007 đã có 50 triệu thuê bao sử dụng công nghệ mạng thông tin di động W-CDMA tại thị trường Châu Á Thái Bình Dương và cho đến hết quý 1/2007 con số này đã tăng lên đến 56,5 triệu.

Cuối quý 1 năm 2007, chỉ có Nhật Bản đảm nhiệm phục vụ hơn 76,5% khách hàng sử dụng công nghệ W- CDMA tại thị trường Châu Á Thái Bình Dương. Ngoài Nhật Bản, trong số 23,3% lượng khách hàng Châu Á Thái Bình Dương thì có 6,8% (3,8 triệu người) nằm trong phạm vi quản lý của Australia, 5,8% của Đài Loan, 3,6% của Indonesia, 2,7% của Hong Kong, 1,9% của Singapore và 2,8% của các thị trường khác.

Trong khi đó CDMA 2000 sử dụng công nghệ 3G dường như lại có thị trường khách hàng phong phú và rộng rãi hơn cả, chiếm tổng số gần 136 triệu người sử dụng vào cuối tháng 3 năm 2007. Trong khi đó, hai trong số ba nhà cung cấp dịch vụ

CDMA uy tín nhất trên thế giới tại Hàn Quốc đã triển khai hệ thống di động HSDPA ( 3,5G) phát triển từ công nghệ mạng W-CDMA đồng thời bổ sung mạng lưới của hơn 0,6 triệu khách hàng trong 4 tháng đầu năm 2007.

Tập đoàn Telstra ở Australia cũng đóng cửa hoàn toàn mạng lưới công nghệ CDMA vào trước cuối năm 2008 để đầu quân cho thế hệ dịch vụ mới W-CDMA sử dụng công nghệ 3G.

Ở Ấn Độ, những ngày tháng hoàng kim của CDMA cũng đến hồi kết sau khi Reliance đưa GSM vào thế chân. Tại Trung Quốc, sự tăng trưởng của CDMA của Unicom vẫn ổn định dựa trên kết quả của GSM trong 7 quý trước.

Như vậy, sau 7 năm triển khai 3G tại Nhật, năm 2001, số lượng thuê bao 3G trên toàn cầu chỉ tăng đáng kể vào cuối năm 2005, đạt khoảng 500 triệu thuê bao. Malaysia triển khai 3G vào cuối năm 2005. Vào tháng 8 năm 2006, 7 tháng sau khi triển khai, Malaysia có 61.000 thuê bao 3G và đến tháng 3 năm 2008, đạt 250.000 thuê bao. Trong khi đó, Indonesia triển khai 3G sớm hơn Malaysia gần 2 năm – đầu năm 2004 – nhưng hiện chỉ có 90.000 thuê bao.

Theo hãng nghiên cứu thị trường Pyramid Research đã ước tính tốc độ tăng trưởng hàng năm lượng thuê bao 3G ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương là 38% từ nay đến năm 2014 với đầy đủ các công nghệ như: W-CDMA(UMTS), EVDO, HSDPA, TD-SCDMA. Cũng theo hãng nghiên cứu này, số thuê bao 3G ở các thị trường đã phát triển ở Đông Bắc Á đang mất cân đối, với 56% ở Nhật Bản và Hàn Quốc vào cuối năm 2009. Tuy nhiên số thuê bao 3G còn lại sẽ dịch chuyển đến các thị trường mới nổi do sự kết hợp kịp thời giữa các sáng kiến của chính phủ, các lợi ích về chi phí vận hành và giá bán trung bình của thiết bị đang giảm giúp nâng cao tỉ lệ sử dụng 3G tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương lên gần 40% vào năm 2014. Đến năm 2014, Pyramid dự tính Australia có khoảng 27 triệu thuê bao 3G và chiếm tới khoảng 97% dân số sử dụng. Trung Quốc sẽ có khoảng 461,3 triệu thuê bao 3G, đạt tỷ lệ dân số sử dụng 3G là 42%. Riêng Việt Nam, dự đoán con số thuê bao 3G khi bước sang 2014 sẽ là 50 triệu, chiếm 42%.

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP (Trang 28 -30 )

×