Lựa chọn chế độ tỷ giá

Một phần của tài liệu Kiểm định các nhân tố tác động đến tỉ giá hối đoái (Trang 68 - 71)

Mục tiêu trung và dài hạn đó là tự chủ trong chính sách tiền tệ, hấp thu tốt các cú sốc, tự do hóa dòng vốn, nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm nhập siêu và lãi suất cao cần giảm vì lúc này vốn đẽ không được đưa vào sản suất mà người dân sẽ gửi ngân hàng dẫn đến đồng vốn không hiệu quả. Tất cả điều này đều yêu cầu tiến hành thả nổi tỷ giá. Sở dĩ như vậy là vì theo Bộ ba bất khả thi, muốn độc lập chính sách tiền tệ và tự do tài khoản vốn thì tỷ giá phải linh hoạt. Ngoài ra, để hấp thu tốt các cú sốc thì tỷ giá cũng phải thả nổi. Đối với vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh, tỷ giả linh hoạt hơn sẽ buộc người dân tự phòng ngừa rủi ro hối đoái cho mình, doanh nghiệp phải tự nâng cao năng lực cho mình, vì khi thả nổi tỷ giá thì dẫn đến phân phối nguồn lực có hiệu quả tức là lợi ích sẽ thuộc về ai mạnh, hoạt động tốt và sẽ rất bất lợi cho ai hoạt động kém hiệu quả. Tuy vậy, như những gì ở chương 2 đã đề cập; các công cụ điều tiết thị trường hối đoái hiện nay vẫn còn sơ sài, chưa phát huy đúng mức khả năng hạn chế rủi ro hối đoái. Chẳng hạn như, các công cụ trên thị trường mở, dự trữ ngoại hối không thể phát huy được hiệu quả như mong đợi mà; các công cụ phái sinh trên thị trường ngoại tệ như swap –rào chắn rủi ro tỷ giá- áp dụng còn rất hạn chế ở Việt Nam. Ngoài ra, yếu tố tâm lý như đã phân tích ở đầu chương 2 cũng cho thấy ảnh hưởng của nó là rất lớn đến tỷ giá. Vì vậy, sự thả nổi hoàn toàn trong điều kiện như vậy rất dễ gây biến động mạnh về tỷ giá, cũng như khiến tăng trưởng xuất khẩu thêm bấp bênh.

Khi tiến hành nghiên cứu về chính sách tỷ giá ở các nước trên thế giới93, chúng tôi cũng thu được kết luận sau: Tỷ giá có thể biến động liên tục để phản ứng với áp lực

93

thị trường, và do vậy việc mất giá đồng tiền không được nhìn nhận như một mối đe doạ đến sự ổn định tài chính nội địa, trong khi ảnh hưởng của lạm phát mục tiêu có thể đánh đổi thông qua chính sách tiền tệ. Một cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn đòi hỏi nền kinh tế quốc gia phải thích nghi được với sự biến động cao. Tất cả những sự phát triển này đều gia tăng khả năng chịu rủi ro và hoán chuyển rủi ro tỷ giá, giúp nâng cao sức chịu đựng của nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng cũng xứng đáng nhận được một sự quan tâm đặc biệt, vì với các công cụ quản trị rủi ro tín dụng trực tiếp và gián tiếp, thị trường sẽ luôn được điều chỉnh một cách đúng đắn kịp thời. Giám sát và quản lý trở nên quan trọng khi hội nhập quốc tế, đặc biệt là việc dòng chảy vốn ào ạt và tỷ giá biến động sẽ có ảnh hưởng đáng kể lên rủi ro ngân hàng. Với cơ chế thả nổi, rủi ro tỷ giá và rủi ro thị trường là những mối lo chính của ngân hàng. Những yêu cầu về thế chấp, kì khoản trả nợ và tính thanh khoản cũng sẽ được tiến hành. Thoả thuận mậu dịch và vai trò của các tổ chức liên minh tài chính cần được xem xét nhiều hơn.

Mặt khác, khi xem xét thêm về tình hình cụ thể của đất nước chúng ta thấy rằng; tình trạng thâm hụt ngân sách vẫn còn và khó suy giảm trong tương lai gần do nhu cầu chi ngân sách để phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế và an sinh xã hội ngày một tăng. Hệ thống ngân hàng nhìn chung là chưa đủ mạnh, minh chứng là việc hệ thống ngân hàng Việt Nam tỏ ra vô cùng khốn đốn khi thông tư 13/TT- NHNN ban hành vào năm 2010. Rồi sau đó liên tục ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới là Moody, Fitch, S&P hạ bậc tín nhiệm của các ngân hàng hàng đầu Việt Nam là Vietcombank và ACB đã làm dấy lên những lo ngại cho hệ thống ngân hàng Việt Nam. Thêm vào đó, như mô hình kiểm định ở chương 2 chúng tôi đã chỉ ra rằng: nguồn dự trữ ngoại – một công cụ can thiệp vào tỷ giá – mặc dù có tác động nhưng mức độ tác động rất thấp do lượng dự trữ còn thấp. Khi mà cán cân thương mại vẫn ở trong tình trạng nhập siêu như nước ta hiện nay thì mức dự trữ ngoại tệ khó có thể cải thiện rõ rệt được trong một sớm một chiều. Một câu hỏi đặt ra là liệu vấn đề trên có được giải quyết khi cố định nội tệ với một ngoại tệ mạnh như đồng đô la Mỹ (USD) hay không? Quan điểm này được củng cố khi việc triển khai các giải pháp điều tiết kinh tế thiếu tính đồng bộ, cộng với hệ thống thông tin - dự báo lạc hậu, thiếu khoa học đã hạn chế phạm vi tác động của chính sách kinh tế

vĩ mô đến tỷ giá. Chính những yếu điểm trong tài chính dự báo trước sự xuất hiện những cơn sốc có nguồn gốc từ thị trường tiền tệ như vậy nên đã đưa ra yêu cầu duy trì một chế độ tỷ giá cố định nhằm đối phó lại. Tuy nhiên, chế độ tỷ giá cố định không hỗ trợ cho một nền kinh tế lệ thuộc nhiều vào xuất khẩu như Việt Nam. Không những vậy, như trong chương 2 phần kiểm định về sự can thiệp của Chính Phủ vào tỷ giá và hình bên dưới đã chỉ rõ, việc NHNN Việt Nam đã duy trì việc kiểm soát tỷ giá trong thời gian quá dài đã dẫn đến sự chênh lệch trong giá trị thực và giá trị danh nghĩa của VND. Vì vậy, nếu tiếp tục duy trì một chế độ tỷ giá cố định là một sự lựa chọn trái với quy luật.

Hình 3. 1: So sánh REER và NEER

Nguồn: Tính toán của người viết

Tóm lại, thực trạng tài chính nước nhà vừa đòi hỏi một chế độ tỷ giá thả nổi, nhưng lại chưa thể đáp ứng ngay được những yêu cầu của nó và vẫn ủng hộ một chế độ tỷ giá cố định. Vì vậy, một chế độ tỷ giá bán thả nổi sẽ là sự lựa chọn hợp lý trong trung hạn và làm bước đệm để tiến tới thả nổi hoàn toàn khi “cơ thể” nền kinh tế phát triển một cách đồng bộ trong dài hạn. Bên cạnh đó, cũng sẽ rất hữu ích nếu tồn tại song song các công cụ hành chính với mục đích can thiệp kịp thời đến những dao động của tỷ giá94

, phục vụ cho các mục tiêu kinh tế lớn ở từng thời kỳ. Việc phá giá nội tệ một cách thận trọng sẽ đưa giá trị đồng Việt Nam trở về mức hợp lý hơn so với các đồng tiền khác trong khu vực, từ đó tăng sức cạnh tranh cho hàng xuất khẩu.

94

Như đã đề cập trong phần đo lường mức độ ảnh hưởng của các công cụ điều hành tỷ giá 50% 60% 70% 80% 90% 100% 110% 120% 130% 140% 150% 1995199619971998199920002001200220032004200520062007200820092010 REER

Một phần của tài liệu Kiểm định các nhân tố tác động đến tỉ giá hối đoái (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)