Bất kỳ một quốc gia nào trong quá trình phát triển của mình luôn có ba mục tiêu chính sách kinh tế vĩ mô cần theo đuổi và hướng đến đó là (1) Tự do hóa các giao dịch vốn; (2) thực thi chính sách tiền tệ độc lập và (3) ổn định tỷ giá69. Tuy nhiên, do tính loại trừ lẫn nhau nên một quốc gia không thể nào đạt đến cùng lúc cả ba mục tiêu trên; quốc gia đó buộc phải hy sinh một trong ba mục tiêu trên để thực
67 Kết quả kiểm định chi tiết, xin xem phụ lục 2.1
68 Xem thêm PGS.TS Trần Ngọc Thơ, “Phương pháp tiếp cận cơ chế điều hành tỷ giá tại Việt Nam”, tr.39, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, MS: 2005-22-96, Năm 2006
69
hiện hai mục tiêu còn lại. Để thực hiện hai trong số ba mục tiêu được lựa chọn; có 1 trong 3 công cụ để thực thi là (1) lựa chọn cơ chế tỷ giá cố định; (2) lựa chọn cơ chế tỷ giá thả nổi hoàn toàn và (3) kiểm soát vốn. Mỗi công cụ ở mỗi đỉnh tam giác chỉ có thể đạt được đồng thời một cặp mục tiêu mà thôi70.
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay đang thực hiện chủ trương thu hút vốn đầu tư, hội nhập kinh tế thế giới; đặc biệt kể từ năm 2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Do vậy, việc kiểm soát vốn hoàn toàn là không có khả năng xảy ra. Nói cách khác, Việt Nam chỉ còn hai con đường để đi đó là “thả nổi tỷ giá hoàn toàn” hay là “cố định tỷ giá hoàn toàn”.
Trong thực tế, chẳng có quốc gia đang phát triển lại đặt mục tiêu “hội nhập tài chính hoàn toàn”, hoặc lựa chọn “thả nổi tỷ giá hoàn toàn”, hoặc lựa chọn “cố định tỷ giá hoàn toàn”. Nhưng để đơn giản vấn đề nghiên cứu trong phần này là kiểm định sự can thiệp của Chính phủ vào tỷ giá, chúng tôi tạm thời bỏ qua việc đánh giá mức độ hội nhập tài chính hoàn toàn của nước ta71. Thay vào đó, chúng tôi sẽ tập trung phân tích sự can thiệp của Chính phủ vào chính sách tỷ giá.