Phương pháp cân bằng danh mục(PBM):

Một phần của tài liệu Kiểm định các nhân tố tác động đến tỉ giá hối đoái (Trang 28 - 31)

Phương pháp cân bằng danh mục được khởi xướng và phát triển bởi McKinnon và Oates (1966), Branson (1968, 1975), McKinnon (1969), ứng dụng để xác định tỷ giá hối đoái bởi Branson (1977), Allen và Kenen (1978), Genberg và Kierzkowski (1979), Isard (1980), Dornbusch và Fischer (1980). Có ba loại tài sản được sử dụng trong mô hình là: tiền tệ (M), trái phiếu trong nước (B) và trái phiếu nước ngoài (F). Tổng cung các tài sản này là cố định48. Trong PBM, khi xét đến mối quan hệ giữa tài khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái thì tài khoản vãng lai là yếu tố quyết định đến tỷ giá hối đoái còn tỷ giả hối đoái thì không ảnh hưởng gì đến tài khoản vãng lai.

45 Mô hình này dựa trên một số giả thuyết quan trọng của trường phái kinh tế học Keynes, đó là những thay đổi về tiền tệ không ảnh hưởng đến khu vực tài sản thực trong dài hạn và giá cả cứng nhắc trong ngắn hạn. Mô hình giả thiết rằng ban đầu, nhà đầu tư không hề dự tính đến việc tăng tỷ giá. Giá cả là cứng nhắc trong ngắn hạn và chỉ điều chỉnh chập chạm hướng về điểm cân bằng dài hạn khi thị trường có một cú sốc tiền tệ, sự chu chuyển vốn là hoàn hảo, UCIRP được duy trì liên tục, trái phiếu nội địa và nước ngoài có thể thay thế hoàn toàn cho nhau.

46 Xem thêm phụ lục 1.4 để hiểu rõ hơn tác động của cú sốc tiền tệ lên mô hình tỷ giá tăng vọt.

47

Xem thêm phụ lục 1.5 để hiểu rõ hơn cơ chế truyền dẫn của mô hình cân bằng danh mục.

48 Các giả định của mô hình: (1) Tài sản trong nước và tài sản nước ngoài không thay thế cho nhau một cách hoàn hảo. Điều này ngụ ý rằng sẽ không xảy ra ngang giá sức mua (PPP) trong PBM. (2) Kỳ vọng về tỷ giá hối đoái là tĩnh (không đổi): thực ra tỷ giá vẫn sẽ thay đổi nhưng nhà đầu tư không có kỳ vọng gì về tỷ giá, họ chỉ phản ứng theo sự thay đổi của tỷ giá. (3) Nhà đầu tư trong nước nắm giữ cả trái phiếu trong nước và trái phiếu nước ngoài, trong khi nhà đầu tư nước ngoài chỉ nắm giữ trái phiếu nước ngoài, không nắm giữ trái phiếu trong nước. (4)Nền kinh tế mở có quy mô nhỏ: vì có quy mô nhỏ nên sẽ không ảnh hưởng đến kinh tế các quốc gia khác và cũng không ảnh hưởng đến môi trường tài chính quốc tế.Nền kinh tế toàn dụng lao động và giá cả ổn định: giả định này ngụ rằng, nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng nội (Internal Balance), vấn đề cần quan tâm bây giờ là quốc gia cần đạt trạng thái cân bằng ngoại (External Balance) – hàm ý là cần đạt cân bằng trong tài khoản vãng lai.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Như vậy trong chương đầu của bài nghiên cứu, chúng tôi đã làm rõ các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái trong ngắn, trung và dài hạn.

Nhân tố Cơ sở lý thuyết Bằng chứng thực nghiệm

Tác động

Lạm phát Lý thuyết PPP, Lạm phát tăng làm nội tệ giảm giá

Lãi suất Lý thuyết IRP, Mô hình Mundell – Fleming, mô hình giá linh hoạt

Lãi suất tăng làm tăng cung ngoại tệ, nội tệ tăng giá.

Thu nhập Mô hình giá linh hoạt.

Thu nhập tăng làm tăng cầu tiền giao dịch và từ đó nâng giá nội tệ. Tài khoản vãng lai Mô hình Mundell – Fleming, Mô hình cân bằng danh mục Golub (1981) - sự ất giá của đồng USD. Murphy (2003) – đồng Yên nhật bị định giá cao

Cán cân thương mại thặng dư liên tục theo thời gian sẽ làm đồng nội tệ được định giá cao và ngược lại.

chính phủ (các công cụ tiền tệ) Dự trữ ngoại hối Fleming, mô hình giá cứng Dornbusch (2006) Adnan Kasman và Duygu Ayhan (2007), Lane, Burke (2001), Gupta và Agarwal (2004) lỏng tiền tệ sẽ làm đồng nội tệ mất giá và ngược lại. Dữ trữ ngoại hối tăng sẽ làm giảm độ biến động tỷ giá.

Bảng 1.1: Tóm tắt các nhân tố tác động lên tỷ giá hối đoái trong trung và dài hạn Chúng tôi cũng trình bày cơ sở lý thuyết cho việc đánh giá tác động của tỷ giá hối đoái đến các nhân tố vĩ mô. Để làm rõ hơn mối liên hệ giữa các nhân tố vĩ mô và tỷ giá hối đoái, chúng tôi cũng tổng hợp những lý thuyết kinh điển về mối liên hệ giữa tỷ giá hối đoái và các nhân tố vĩ mô. Trong phần tiếp theo của chương, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích và kiểm định những cơ sở lý thuyết đã trình bày ở chương 1, bao gồm: - Phân tích, đánh giá và kiểm định tác động của các nhân tố ngắn hạn (hành vi bầy đàn, tâm lý – kỳ vọng của nhà đầu tư, biến động giá vàng), trung và dài hạn (lạm phát – lãi suất, xu hướng tài khoản vãng lai, dự trữ ngoại hối, can thiệp của Ngân hàng Trung ương, ảnh hưởng của tỷ giá thị trường tự do).

- Kiểm định, phân tích tác động của tỷ giá hối đoái đến các nhân tố vĩ mô (biến động lạm phát, thu nhập, cán cân thương mại).

Đồng thời ở phần tiếp theo của chương, chúng tôi cũng trình bày một số vấn đề về thực trạng thị trường ngoại hối thời gian gần đây.

CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT VÀ KIỂM ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN LẠM PHÁT VÀ

CÁN CÂN THƢƠNG MẠI.

Một phần của tài liệu Kiểm định các nhân tố tác động đến tỉ giá hối đoái (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)