Nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ

Một phần của tài liệu Kiểm định các nhân tố tác động đến tỉ giá hối đoái (Trang 84 - 181)

- Công cụ lãi suất tái chiết khấu: Bản thân lãi suất chỉ có tác động gián tiếp đến tỷ giá; tuy nhiên nó lại tác động trực tiếp đến đầu tư và sản xuất kinh doanh vì gắn liền với chi phí sử dụng vốn. Do vậy, việc sử dụng công cụ này cần nhiều sự cân nhắc. Luồng vốn ra vào nền kinh tế Việt Nam chủ yếu là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Đầu tư gián tiếp và dòng vốn ngắn hạn gần như không có do thị trường chứng khoán và tiền tệ chưa phát triển. Tình trạng này hãy còn tiếp diễn trong nhiều năm. Hơn nữa, giao dịch vốn chưa được mở cửa một phần bởi các quy định của Chính phủ, một phần do điều kiện tài chính Việt Nam chưa chín muồi và đồng Việt Nam chưa được tự do chuyển đổi. Tất cả cho thấy lãi suất chưa thể có ảnh hưởng mạnh đến tỷ giá. Tác động của nó chỉ giới hạn ở chỗ làm thay đổi những dòng tiền tệ lưu thông trong thị trường nội địa, từ nội tệ chuyển sang ngoại tệ và ngược lại. Vậy, giải pháp để từng bước nâng cao sức mạnh của công cụ này sẽ đồng nhất với việc tự do hóa tài khoản vốn quốc gia (mà trước hết là các giao dịch vốn ngắn hạn và đầu tư gián tiếp). Đây cũng chính là con đường từng bước đưa đồng Việt Nam trở thành một đồng tiền chuyển đổi.

- Hoạt động thị trường mởbao gồm trái phiếu quốc gia, tín phiếu NHTW, trái phiếu từ các định chế tài chính khác. Hoạt động mua bán gồm mục đích tiền tệ (repos) và mục đích thanh khoản (reverse repos). Để cho công cụ này thực sự hiệu quả thì thị trường trái phiếu phải thực sự phát triển. Bên cạnh đó, lượng dự trữ ngoại hối phải thực sự đủ mạnh. Sau đây là một số đề xuất:

+ Xây dựng khung pháp lý thích hợp cho nghiệp vụ thị trường mở.

+ Tranh thủ tối đa khả năng tích lũy ngoại tệ, đồng thời duy trì mức dự trữ ngoại tệ tương xứng với nhịp độ kim ngạch nhập khẩu. Tập trung quản lý ngoại tệ vào một đầu mối duy nhất là Ngân hàng Nhà nước, ngay cả ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước có được cũng phải bán ngay cho Ngân hàng Nhà nước và khi có nhu cầu thì mua lại như những đơn vị khác. Điều này cũng tương ứng mô hình quản lý vàng – ngoại tệ mà chúng tôi đã trình bày ở phần 3.3.2

+ Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn ngoại tệ dự trữ. Cụ thể, khi cần tung dự trữ ngoại tệ vào thị trường, Ngân hàng Nhà nước có thể đứng ra bảo lãnh cho các tổng công ty nhập khẩu các mặt hàng chiến lược (như xăng dầu). Điều này giúp đảm bảo ngoại tệ dự trữ được sử dụng đúng cho hoạt động ngoại thương.

+ Lựa chọn cơ cấu dự trữ ngoại tệ khả thi: Đồng USD hiện nay vẫn là đồng tiền chủ đạo trong giao dịch kinh tế quốc tế, và cũng là ngoại tệ chủ yếu trong các giao dịch kinh tế cũng như giao dịch trên thị trường tự do tại Việt Nam. Tuy nhiên trong thực tế những năm gần đây đồng USD liên tục mất giá so với những đồng tiền khác, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc điều hành tỷ giá hối đoái của Việt Nam. Chúng tôi cho rằng việc điều chỉnh lại cơ cấu dự trữ ngoại tệ, tăng tỷ trọng của các đồng tiền ngoài USD, đó có thể là EUR, CHF hoặc đồng CNY – vì những năm gần đây Trung Quốc là đối tác thương mại lớn của Việt Nam, và chính phủ Trung Quốc cũng khuyến khích việc sử dụng đồng CNY trong giao dịch quốc tế với nước này. Đồng thời, NHNN cũng nên xem xét điều chỉnh lại cách tính tỷ giá hối đoái theo rổ ngoại tệ thay vì niêm yết các ngoại tệ khác theo tỷ giá USD/VND như hiện nay, và việc quan trọng hơn cả là nâng cao dự trữ vàng trong dự trữ quốc gia, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới có quá nhiều biến động.

- Tỷ lệ yêu cầu dự trữ là công cụ chính để kiểm soát tính thanh khoản của hệ thống tài chính. Chính vì lẽ đó xác định được tỷ lệ yêu cầu dự trữ là bao nhiêu và khi nào thì điều chỉnh cũng nên dựa trên các mô hình kiểm định. Sự hiệu quả của công cụ này phụ thuộc nhiều vào khả năng truyền dẫn của hệ thống tài chính. Vì thể tùy theo giai đoạn phát triển của nền kinh tế mà công cụ này tác động khác nhau. Trong ngắn hạn, hệ thống tài chính nước ta còn chưa hoàn thiện, nên khi sử dụng công cụ này, nhà nước nên có những nghiên cứu quá khứ để xem mức độ phản ứng của các biến như thế nào và diễn ra trong bao lâu. Về mặt dài hạn, khi hệ thống tài chính phát triển, tiền mặt được hạn chế trong lưu thông thì công cụ này cũng sẽ được điều chỉnh ở mức khác. Tuy nhiên, đây vẫn là công cụ để điều hành trong ngắn hạn là chủ yếu, và sẽ được điều chỉnh dần theo từng giai đoạn phát triển trong chiến lược trung và dài hạn.

- Công cụ hành chính: Những biện pháp hành chính trong thời gian qua đã đem lại hiệu quả khá tốt, nhờ chúng mà VN đã thành công trong việc điều hành chính sách tỷ giá hối đoái và hạn chế tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam Á. Tuy đây chỉ là giải pháp tình thế nhưng việc dỡ bỏ tức thời các biện pháp hành chính cũng không phải khả thi. Chúng chỉ nên được nới lỏng tương xứng với mức can thiệp của các công cụ kinh tế. Để hoàn thiện công cụ này có thể tập trung vào một số điểm sau:

° Tăng cường giám sát các giao dịch ngoại hối thông qua việc kiểm soát chặt hợp đồng thanh toán ngoại tệ; đề ra mức phạt nặng đối với trường hợp kê khống giá của hợp đồng xuất nhập khẩu và đối với các hành vi gian lận khác.

° Duy trì công tác thanh tra, kiểm tra việc thực thi quy định về chế độ quản lý ngoại hối hiện hành; cương quyết trừng phạt nặng không phân biệt thành phần kinh tế nếu xuất hiện hành vi vi phạm.

- Công cụ khác: Một công cụ nữa mà NHNN Việt Nam cũng nên lưu tâm đó là “Window guidance” được sử dụng bởi Trung Quốc và một số nước khác để điều hành chính sách tiền tệ. Chính sách này thuyết phục các ngân hàng và định chế tài chính khác theo các hướng dẫn chính thức. NHTW đặt những áp lực quy chuẩn lên những người tham gia thị trường tài chính để hoạt thống nhất với nhu cầu quốc gia.

Ngoài ra, NHNN cần thiết lập một cơ chế hạn chế tín dụng theo khả năng kiểm soát rủi ro và đủ vốn.

Cấu trúc tài chính Việt Nam vẫn thiếu các tổ chức như tổ chức xếp hạng tín nhiệm, bộ phận kế toán và kiểm toán, hệ thống thông tin và pháp luật. Đây là yếu tố quan trọng để nâng cao mức độ minh bạch và các tiêu chuẩn theo yêu cầu. Vì vậy, nhà nước cần có kế hoạch xây dựng, thu hút và phát triển các tổ chức này trong trung và dài hạn.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Bằng những nghiên cứu thực nghiệm của mình, chúng tôi đã mạnh dạn đưa ra những mục tiêu trong ngắn, trung hạn làm nền tảng để hướng đến mục tiêu dài hạn. Trong đó, đánh chú ý là việc sử dụng chính sách tỷ giá như là một công cụ để kiểm soát lạm phát. Đồng thời, chúng tôi cũng đã khuyến nghị một chính sách tỷ giá bán thả nổi trong trung hạn để làm bước đệm để hướng tới việc thả nổi tỷ giá trong tương lai dài hơn.

Đồng thời, trong chương này, cùng với việc xây dựng những mục tiêu; chúng tôi cũng đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để hoàn thành mục tiêu đó. Trong đó, vấn đề cực kỳ cấp thiết hiện nay là giải quyết vấn đề niềm tin của người dân vào đồng nội tệ đã được chúng tôi khuyến nghị qua mô hình quản lý sàn vàng và ngoại tệ. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã chỉ ra những việc mà nước ta cần làm để chuẩn bị đủ những điều kiện cần thiết hướng tới một cơ chế bán thả nổi trong trung hạn.

KẾT LUẬN

Bài nghiên cứu này cung cấp một cái nhìn tương đối toàn diện về một vấn đề hết sức “nóng bỏng” của nền kinh tế Việt Nam hiện nay đó là “tỷ giá hối đoái”. Để có thể đưa ra được những nhận định từ thực tiễn, chúng tôi đã tiến hành những khảo sát các chuyên viên mua bán ngoại tệ, những nhà đầu tư trên thị trường tự do... Bên cạnh đó, dựa vào những kỹ thuật kinh tế lượng phổ biến như phương pháp OLS, phương pháp kiểm định mối quan hệ nhân – quả, đồng kết hợp; đặc biệt là mô hình VAR – một mô hình được sử dụng tương đối phổ biến hiện nay trên thế giới; chúng tôi đã tiến hành đo lường kiểm định các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái tại Việt Nam như là: tâm lý hành vi, lạm phát, lãi suất, dự trữ ngoại hối, tỷ giá thị trường chợ đen, can thiệp Chính phủ... Đồng thời, chúng tôi cũng đã kiểm định mối quan hệ tác động hai chiều của tỷ giá hối đoái và các biến vĩ mô; đo lường tác động của các công cụ can thiệp của Chính phủ vào tỷ giá hối đoái. Các kết quả từ mô hình chúng tôi xây dựng được chính là những luận cứ quan trọng để chúng tôi đưa ra những gợi ý về điều hành chính sách tỷ giá hối đoái hướng tới những mục tiêu xác định.

Trong điều kiện thực tế ở nước ta hiện nay, việc thu thập một lượng dữ liệu tương đối đồ sộ như vậy rất khó để đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Mà các kết luận và đề xuất trong đề tài lại phụ thuộc vào độ chính xác của số liệu. Vì vậy, rất có thể các kết luận của chúng tôi có thể khác với một số quan sát, nghiên cứu khác. Điều đó có thể do cách tiếp cận vấn đề hoặc do nguồn số liệu. Riêng đối với bài nghiên cứu này, chúng tôi đã cố gắng tiếp cận với các nguồn số liệu được cho là chính thống nhất hiện nay để cung cấp những đến người đọc những bằng chứng đáng tin cậy nhất.

Với góc nhìn là những sinh viên làm nghiên cứu khoa học, mong muốn góp một phần kiến thức của mình vào sự phát triển của đất nước; mặc dù không thể tránh khỏi những sai sót do kiến thức hạn chế. Nhưng bản thân người viết hy vọng rằng, bài nghiên cứu này sẽ có những đóng góp cho các cơ quan chức năng trong việc điều hành chính sách tỷ giá; cũng như những tác giả đi sau nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Anh

- Abhijit V Banerjee (1992).A simple model of herd behavior, Quarterly Journal of Economics 107, 797-817, 1992.

- Andrew Filardo và Hans Genberg, Monetary Policy Strategies in the Asia

and Pacific Region: What Way Forward?, Esocialsciences Working Papers

No 3139, 2/2010.

- Arvind Virmani. China’s Socialist Market Economy: Lessons Of Success, Indian Council for Research on International Economic Relations, New Delhi Working Papers No 178, 4/2005.

- Austin Murphy (2006). An empirical investigation of investor expectations

in the currency market, International Review of Financial Analysis 17 (2008)

108–133.

- Athanasios Orphanides. Taylor Rules, Finance and Economics Discussion Series Divisions of Research & Statistics and Monetary Affairs Federal Reserve Board, 2007.

- Ahmad Zubaidi Baharumshaha, A. Mansur M. Masih (2005). Current account, exchange rate dynamics and the predictability: the experience of

Malaysia and Singapore, Journal of International Financial Markets

Institutions & Money, Vol 15, pp 255 -270.

- Annika Alexius (2005). Productivity shocks and real exchange rates, Journal of Monetary Economics 52 (2005) 555–566.

- Alan C. Stockman (1980). A Theory of Exchange Rate Determination, The Journal of Political Economy, Vol. 88, No. 4 (Aug., 1980), pp. 673-698. - Alan c. Stockman (1987), Capital flows, investment, and exchange rates,

Journal of Monetary Economics 19 (1987), 171-201.

- Amano, R. A., & Norden, S. (1998). Oil prices and the rise and fall of the US real exchange rate. Journal of International Money and Finance, 17, 299–316.

- Adnan Kasman và Duygu Ayhan (2007). Foreign exchange reserves and exchange rates in Turkey:Structural breaks, unit roots and cointegration, Economic Modelling, Vol 25 (2008), pp. 83– 92.

- Akgiray, V., Aydogan, K., Booth, G.C., Hatem, J., 1989. A causal analysis of black and official exchange rates: theTurkish case. Weltwirtschftliches Arch. Vol 125, pp. 337–344.

- Alicia Garcia-Herrero and Tuuli Koivu (2009). China’s exchange rate policy

and Asian trade, BIS Working Papers, No 282

- Booth, G.G., Mustafa, C., 1991. Long-run dynamics of black and official exchange rates. Journal of International Money and Finance , Vol 10, pp. 392–405.

- Baghestani, H., Noer, J., 1993. Cointegration analysis of the black market and official exchange rates in India. Journal of Macroeconomics , Vol 15, pp. 709–721.

- Balázs Égert and Luboš Komárek. Foreign Exchange Interventions and

Interest Rate Policy in the Czech Republic: Hand in Glove?, Czech National

Bank, Research Department Working Papers No 2005/07, 2002

- Bernard J. Laurens and Rodolfo Maino. China: Strengthening Monetary

Policy Implementation, IMF Working Paper 07/14; 1/ 2007

- Carlos Alfredo Rodríguez (1980). The Role of Trade Flows in Exchange

Rate Determination: A Rational Expectations Approach, The Journal of

Political Economy, Vol. 88, No. 6 (Dec., 1980), pp. 1148-1158.

- Chaudhuri, K., & Daniel, B. C. (1998). Long-run equilibrium real exchange

rates and oil prices. Economics Letters, 56, 231–238.

- Christian Broda (2004). Terms of trade and exchange rate regimes in developing countries, Journal of International Economics, Vol 63 (2004), 31–58.

- Evans, M. và Lyons, R. (2002). Order flow and exchange rate dynamics. Journal of Political Economy, 110, 170–180.

- Edwards, S. (1998a). Capital Inflows into Latin America: A Stop-Go Story?, NBER Working Paper No 6441.

- Eyzaguirre và Schmidt-Hebbel (1997. Encaje a la Entrada de Capitales y

Ajuste Macroeconómico, Unpublished paper. Santiago: Central Bank of

Chile.

- Friedman, Milton (1953). The Case for Flexible Exchange Rates. Trong bài

“Essays in Positive Economics”. Đại học Chicago ,1953.

- Frankel, Jeffrey A. 1999. No Single Currency Regime is Right for All

Countries or at All Times. Princeton University, International Finance

Section, Essays in International Finance no. 215 (August).

- Frankel (2003). Foreign Exchange Policy, Monetary Policy and Capital Market Liberalization in Korea, Center for International and Development Economics Research (CIDER) Working Papers No C93-008, University of California.

- Günçavdi, Bleaney và McKay (1998). Macroeconomic adjustment and private manufacturing investment in Turkey: a time-series analysis, Taylor and Francis Journals: Applied Economics. Vol 35 (2003) Issue 18, trang 1901-1909.

- Goldstein và Kahn (1985) , Income and price effects, in foreign trade, in: R.W. Jones and P.B. Kenen, eds., Handbook of international economics (North-Holland, Amsterdam).

- Gunther Schnabl (2010). The Role of the Chinese Dollar Peg for

Macroeconomic Stability in China and the World Economy, Working Papers

on Global Financial Markets, No. 13.

- Gallego F., L. Hernández and K. Schmidt-Hebbel (2002): “Capital Controls in Chile: Were they effective,”. in L. Hernández and K. Schmidt-Hebbel (eds) Banking, Financial Integration, and International Crises Santiago, Chile:Central Bank of Chile.

- Giovanni Capannelli and Jayant Menon (2010). Dealing with multiple

currencies in transitional economies, ADB working paper, Publication Stock

No. BKK091230, 2010.

- Henriette Prast và Marc de Vor (2004). Investor reactions to news: an analysis of the euro-dollar exchange rate, MEB Series, số 2001-6, Ngân hàng Trung ương Hà Lan.

- Hongyi Chen, Lars Jonung và Olaf Unteroberdoerster (2009). Lessons for

China from Financial Liberalization in Scandinavia, HKIMR Working Paper

No.26/2009

- Jian Xu (2002). Dual exchange rate regime with fraudulent leakage and its

unification: The case of China, Dicussion paper on International Conferrence

“WTO, China and Asian Economies”, Hongkong 10/2002.

- Kravis và Lipsey (1978), Price Behavior in the Light Of Balance of Payments Theories. Journal of International Economics Vol 8, no. 2 (May 1978): 193-246.

- Larry A. Sjaastad (2008). The price of gold and the exchange rates: Once

again, Resources Policy 33 (2008) 118–124.

- Martin D.D. Evans và Richard K.Lyons (2004). “A new micro model of

exchange rate dynamics”. NBER Working Paper 10379.

- Murphy, A. (2003). A financial analysis of the effects of having to reverse

current account deficits. Practical financial economics (pp. 177–223).

Westport: Praeger.Sjaastad và Scacciavillani (1996). The price of gold and

Một phần của tài liệu Kiểm định các nhân tố tác động đến tỉ giá hối đoái (Trang 84 - 181)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)