Gỗ nguyên liệu

Một phần của tài liệu Dự báo thị trường thế giới một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2015 (Trang 45 - 46)

Gỗ là mặt hàng nguyên liệu có quy mô buôn bán lớn thứ ba thế giới, sau dầu lửa và than đá. Trong những năm qua, nhu cầu về gỗ trên thế giới tăng nhanh do th−ơng mại đồ nội thất trên thế giới và nhu cầu xây dựng tăng nhanh. Th−ơng mại quốc tế của các sản phẩm lâm nghiệp (bao gồm cả bột giấy và giấy, gỗ nguyên liệu và các sản phẩm gỗ chế biến) tăng từ 60 tỷ USD năm 1985 lên 257 tỷ USD năm 2005. Năm n−ớc sản xuất gỗ lớn nhất thế giới trong những năm qua là Braxin, Inđônêxia, Malaysia, ấn Độ và Thái Lan.

Trong năm 2007, mặc dù xuất khẩu gỗ giảm so với năm 2006 song Canada vẫn giữ vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu gỗ với tổng giá trị là 3,1 tỷ USD. Các n−ớc xuất khẩu gỗ lớn khác là Đức (2,3 tỷ USD), Trung Quốc (2,1 tỷ USD), Nga (1,9 tỷ USD) và Mỹ (1,7 tỷ USD).

38

Mỹ vừa là quốc gia xuất khẩu đồ gỗ vừa là quốc gia nhập khẩu đồ gỗ lớn trên thế giới. Năm 2007, Mỹ là quốc gia có giá trị xuất khẩu gỗ lớn thứ 5 trên thế giới đồng thời là quốc gia có giá trị nhập khẩu gỗ lớn nhất thế giới (3,1 tỷ USD). Các n−ớc nhập khẩu lớn bao gồm Nhật Bản (2,3 tỷ USD), Đức (2,1 tỷ USD), Trung Quốc (1,9 tỷ USD) và Anh (1,7 tỷ USD).

Năm 2008 là một năm khó khăn với các nhà sản xuất và kinh doanh gỗ xẻ tr−ớc tình trạng suy giảm của thị tr−ờng bất động sản và dự báo tình trạng suy giảm còn tiếp tục kéo dài trong năm 2009. Tuy nhiên, trong dài hạn, thị tr−ờng gỗ vẫn sẽ tiếp tục tăng tr−ởng với tốc độ cao. Theo dự báo của FAO, nhu cầu gỗ nguyên liệu sẽ tăng từ 1,6 tỷ m3 hiện nay lên 2,1 tỷ m3 vào năm 2015, đ−ợc cung cấp chủ yếu từ nguồn rừng trồng tại khu vực nhiệt đới và các quốc gia nam bán cầu.

Một phần của tài liệu Dự báo thị trường thế giới một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2015 (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)