1000 tấn % tăng bình quân
1.2.3.2. Triển vọng xuất nhập khẩu cao su tự nhiên thế giớ
Nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh trong khi sản l−ợng khó có khả năng tăng lên sẽ buộc Trung Quốc phải tăng nhập khẩu cao su tự nhiên trong những năm tới. Trung Quốc cũng là n−ớc đi tiên phong trong việc chuyển sang dùng cao su tự nhiên thay thế cho cao su tổng hợp trong sản xuất lốp xe hơi. Nhập khẩu của Trung Quốc dự báo sẽ tăng 8%/năm, đạt 1,73 triệu tấn vào năm 2010. Nhu cầu nhập khẩu cao su tự nhiên của các n−ớc nhập khẩu truyền thống ở Tây Âu và Bắc Mỹ ít thay đổi do tốc độ tăng tiêu thụ giảm. Tuy nhiên, nhu cầu nhập khẩu có khả năng tăng lên tại các n−ớc Đông Âu và các n−ớc CISs cùng với sự phục hồi kinh tế của các khu vực này.
Trong thời gian tới, xuất khẩu sẽ tăng với tốc độ chậm hơn tốc độ tăng sản l−ợng do nhu cầu tiêu thụ giảm đi tại các n−ớc phát triển nhập khẩu trong khi lại tăng lên ở các n−ớc sản xuất. Xuất khẩu cao su tự nhiên toàn cầu dự báo sẽ tăng 1,3%/năm, đạt 6,455 triệu tấn vào năm 2010. Xuất khẩu của Inđônêxia dự báo sẽ tăng 1,5%/năm, đạt 1,82 triệu tấn vào năm 2010. Xuất khẩu của Thái Lan ít thay đổi so với hiện tại do sản l−ợng tăng chậm trong khi nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng nh−ng Thái Lan vẫn là n−ớc xuất khẩu cao su chủ yếu với l−ợng xuất khẩu 2,63 triệu tấn trong năm 2010. Trong khi đó, xuất khẩu của Malaixia giảm khoảng 4%/năm, chỉ còn khoảng 0,645 triệu tấn vào năm 2010.
Giá cao su thế giới đã hồi phục mạnh kể từ mức thấp nhất của 30 năm - ở thời điểm 2001 - sau khi những n−ớc sản xuất chính là Thái Lan, Inđônêxia và Malaysia quyết định hạn chế sản l−ợng để kích thích giá tăng - và tiếp tục xu h−ớng tăng trong những năm qua do nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên tiếp tục tăng cao.
Những diễn biến về thị tr−ờng cao su triển vọng cung cầu trong những năm tới cho thấy giá cao su có thể giữ vững trong thời gian tới do nguồn cung tiếp tục tăng chậm hơn nhu cầu tiêu thụ và giá dầu thô tăng cao đã đẩy giá cao su tổng hợp lên cao. Tuy nhiên, giá cao su tự nhiên sẽ tăng hay giảm còn phụ thuộc vào sự biến động của các nhân tố chủ yếu nh− sau:
32
- Thứ nhất, do tình hình kinh tế thế giới luôn có những biến động, nếu tăng tr−ởng kinh tế đ−ợc ổn định trong khoảng thời gian dài thì nhu cầu tiêu thụ ô tô các loại sẽ tăng và nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên tiếp tục tăng khiến cho cầu v−ợt cung và giá cả sẽ tăng.
- Thứ hai, giá dầu mỏ vẫn có biến động mạnh khiến cho giá cao su tổng hợp cũng biến động theo và tác động tới giá cao su tự nhiên.
- Thứ ba, giá cao su có thể biến động lên xuống theo chu kỳ sinh tr−ởng và lấy mủ. Khi mà phần lớn diện tích cao su đều vào thời kỳ thu hoạch với sản l−ợng và năng suất cao nhất thì cung sẽ tăng nhanh trong ngắn hạn và khi đó giá cao su trên thị tr−ờng thế giới sẽ giảm.
- Thứ t−, giá cao su sẽ lên xuống thất th−ờng trong ngắn hạn do yếu tố thời tiết, m−a nhiều sẽ gây ảnh h−ởng đến việc lấy mủ làm cho sản l−ợng giảm xuống và giá cả sẽ tăng lên.
- Thứ năm, thị tr−ờng cao su tự nhiên trên thế giới đ−ợc giao dịch mua bán bằng nhiều loại tiền khác nhau. Sự thay đổi tỷ giá giữa các loại đồng tiền cũng tác động đến giá cả cao su trên thế giới.
- Thứ sáu, giá cả cao su tự nhiên trên thị tr−ờng thế giới còn phụ thuộc vào sự hợp tác điều tiết sản l−ợng sản xuất và xuất khẩu. Xu h−ớng tăng giá trong thời gian qua đã khuyến khích nhiều n−ớc đầu t− cho ngành sản xuất cao su tự nhiên và có thể làm giảm giá cao su trong những năm cuối của giai đoạn dự báo.
Theo dự báo của Ngân hàng thế giới, trong dài hạn thì giá cao su tự nhiên sẽ giảm do chiến l−ợc phát triển ngành cao su ở một số n−ớc xuất khẩu chính sẽ tạo điều kiện cải thiện nguồn cung trong khi những nỗ lực tìm kiếm các nguồn năng l−ợng thay thế sẽ làm giảm sức ép lên giá dầu mỏ và qua đó tác động tới giá cao su tổng hợp.
Bảng 1.17. Xu h−ớng giá cao su trên thị tr−ờng thế giới
2007 2008 2009 2010 2015
Cao su RSS1, Singapore (giá danh nghĩa)
229.0 260.0 255.6 246.2 200.0
Cao su RSS1, Singapore (giá thực tế)
197.0 209.4 204.4 194.2 153.7
33