Nhìn lại một năm kể từ ngày 11/12/2001 đến nay sau khi Trung Quốc chính thức gia nhập “đại gia đình” WTO, trở thành thành viên thứ 143 của tổ chức này, Trung Quốc đã dần khẳng định được vị thế của một nền kinh tế có ảnh hưởng đối với nền kinh tế toàn cầu và thu được những kết quả khởi sắc, hơn mức mong muốn. Gia nhập WTO đã đánh dấu một bước mới trong quá trình mở cửa kinh tế của Trung Quốc. Đây là sự khởi đầu để thu hút vốn đầu tư nước ngoài hơn nữa cũng như tham gia vào quá trình toàn cầu hoá và là một sự khởi đầu mới để thực hiện cải cách sâu rộng hơn; đồng thời, giúp Trung Quốc xây dựng một cơ chế đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa bao gồm: một hệ thống luật ổn định, thông thoáng, và có thể dự đoán trước; hệ thống chính trị hiệu quả cao và đạt tiêu chuẩn đề ra của WTO; và tạo một môi trường thị trường công bằng và thuận lợi hơn.
Theo số liệu của Cục thống kế Nhà nước Trung Quốc năm 2002, mức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc năm 2002 đạt 8%, cao hơn so với mức dự báo đầu năm là 7% và mức tăng 7,3% của năm 2001. Đặc biệt của sự tăng trưởng kinh tế Trung Quốc là mức tăng trưởng GDP theo quý khá đều: quý I tăng 7,6%; quý II tăng 8%; quý III tăng 8,1%. Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVI Đảng cộng sản Trung Quốc tháng
30
đương 1.248 tỷ USD, doanh thu năm tài chính là 1.891,4 nghìn tỷ NDT, dự trữ ngoại tệ là 286.4 tỷ USD. Số người đăng ký thuê bao điện thoại cố định và di động tăng đến 421 triệu, xếp Trung Quốc đứng đầu thế giới là nước có số người thuê bao điện thoại cao nhất. Xét về cơ sở hạ tầng, Trung Quốc đã xây dựng được 353 triệu kw trong lĩnh vực năng lượng; tổng chiều dài đường cao tốc là 1,76 triệu km trong đó 25.200 km là đường siêu tốc, đưa Trung Quốc từ hàng thứ 39 lên hàng thứ 2 trên thế giới; lắp đặt 470.000km đường cáp quang, tăng chiều dài đường sắt lên 71.500km.
Việc gia nhập WTO đã đem lại những thay đổi rõ rệt đối với quốc gia đông dân nhất thế giới này, từ việc mở rộng phạm vi hoạt động hơn cho các vùng và ngành mà trước đây bị giới hạn, tới các cấp của cơ quan chính phủ cũng như việc cải cách hệ thống pháp lý theo một khuôn khổ được đảm bảo thay vì cách thức thử nghiệm trước đây. Quá trình mở cửa thị trường của
Trung Quốc đã thay đổi từ hướng mở cửa đơn phương sang mở cửa hai
chiều giữa Trung Quốc và các nước thành viên khác của WTO. Trung Quốc bây giờ có thể chủ động tham gia việc đưa ra các nguyên tắc thương mại và kinh tế thế giới, không còn ở thế bị động chấp nhận các nguyên tắc đó nữa. Ngoài ra, Trung Quốc cũng có thể điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế và thương mại với nhiều quốc gia thông qua các cơ chế thảo luận song phương và đa phương.
Theo Bộ trưởng bộ hợp tác kinh tế và ngoại thương (MOFTEC) Trung Quốc Thạch Quảng Sinh 8 kim ngạch ngoại thương và đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc đạt mức “tốt nhất” trong nhiều năm qua mặc dù nền kinh tế thế giới đang đi xuống. Với tư cách là một thành viên của WTO, Trung Quốc là
người chơi “tốt nhất” trong thương mại đa phương. Tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu đạt mức kỷ lục 600 tỷ USD, Trung Quốc bước từ vị trí thứ 6 lên thứ hàng thứ 4 trên thế giới (theo báo cáo của WTO, 10/2002). Tổng kim
31
ngạch trong 10 tháng đầu năm đạt 500,2 tỷ USD, tăng 19.7% so với cùng kỳ năm trước. 8Nguồn: Báo cáo thường niên của Bộ trưởng MOFTEC 2002, www.moftec.gov.cn
Vốn FDI đạt trên 50 tỷ USD, tăng 30% đã biến Trung Quốc thành nơi thu hút vốn FDI mạnh nhất trên thế giới, tính riêng trong 10 tháng đầu năm đã tăng 20%.
Là thành viên của WTO cũng đã thúc đẩy Trung Quốc giải quyết các
vụ tranh chấp thương mại và tiếp cận với thị trường thế giới tốt hơn. Số vụ kiện hàng Trung Quốc gồm cả các vụ chống phá giá, chống hỗ trợ và các
biện pháp bảo đảm đã giảm 20% trong 10 tháng đầu năm so với 67 vụ
trong năm 2001. Trong năm qua, Trung Quốc đã giảm thuế mạnh và dỡ bỏ nhiều rào cản phi thuế quan đối với thương mại trao đổi; ban hành nhiều luật mới đối với thương mại dịch vụ và mở cửa hơn cho ngành dịch vụ như trong cam kết gia nhập WTO; 2300 luật và quy định liên quan tới hợp tác kinh tế và ngoại thương đã bị huỷ bỏ và sửa đổi để đáp ứng được tiêu chuẩn WTO, xuất bản ấn phẩm mới “catalog công nghiệp hướng dẫn đầu tư nước ngoài”; về lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại, Trung Quốc đã ban hành luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Theo Bộ trưởng Sinh, vai trò thành viên WTO đã làm các quan chức kinh tế và doanh nghiệp Trung Quốc chuẩn bị tốt hơn để cạnh tranh quốc tế mà sẽ có lợi cho Trung Quốc về lâu dài. Đối với ngành công nghiệp ô tô và dịch vụ vẫn phát triển ổn định với nhiều thách thức của đối thủ cạnh tranh nước ngoài, không như dự đoán trước khi nước này là thành viên chính thức của WTO. Theo đánh giá chung thì kim ngạch ngoại thương và đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc sẽ vẫn tăng trong năm 2003. Trung Quốc hiện nay là địa chỉ đầu tư an toàn nhất với tỷ lệ lợi nhuận cao. Nhiều công ty nước ngoài đã rút hoạt động ở một số nước ASEAN để đầu tư vào Trung Quốc, nhất là các công ty của Nhật Bản.
32
Mặt hàng lợi thế cụ thể của Trung Quốc là hàng tiêu dùng xuất khẩu sử dụng nhiều nhân công, đáp ứng cho mọi thị trường trên thế giới. Từ năm 2001- 2005, Trung Quốc kế hoạch nhập khẩu thiết bị, công nghệ và các sản phẩm khác với tổng trị giá 1400 tỷ USD. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ mười, Chính phủ Trung Quốc khuyến khích đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực và dự án: cải cách nông nghiệp truyền thống; phát triển sản phẩm điện tử liên quan đến công nghệ thông tin; kỹ thuật sinh học; nguyên liệu mới; ngành công nghiệp hàng không, không gian và các ngành công nghiệp kỹ thuật cao khác; xây dựng nhiều trung tâm nghiên cứu và phát triển; phát triển ngành hoá học và hoá dầu; xây dựng các ngành công nghiệp cơ sở khác; áp dụng công nghệ cao và thiết bị để thay đổi các ngành công nghiệp truyền thống như cơ khí, đèn, dệt may, v.v. ở miền Tây tập trung vào năng lượng, giao thông, bất động sản, cơ sở hạ tầng và đầu tư; hướng vốn đầu tư nước ngoài vào thành lập các doanh nghiệp cho tương hợp, doanh nghiệp hướng xuất khẩu cũng như mở cửa hơn nữa lĩnh vực dịch vụ.
Với những kết quả trên cho thấy việc Trung Quốc gia nhập WTO là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới và lợi ích riêng của Trung Quốc. Bên cạnh những thành tựu cải cách đạt được trong năm qua Trung Quốc có thể tự tin thực hiện được mục tiêu đã đặt ra là trở thành một cường quốc kinh tế trên thế giới đến giữa thế kỷ này, và mục tiêu trong năm 2003 gồm: tăng trưởng GDP đạt 7%, tạo 8 triệu việc làm mới cho dân cư đô thị, tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị là 4,5%, mức tăng chỉ số giá cả không quá 1% và tăng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu là 7%. Tuy nhiên những diễn biến phức tạp không thể đoán trước được như căn bệnh viêm đường hô hấp cấp tính (SARS) hiện nay gây ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế của Trung Quốc, nhất là đối với ngành dịch vụ công cộng.
33