II. CAM KẾT CỦA TRUNG QUỐC TRONG QUÁ TRÌNH GIA NHẬP WTO
2. Một số cam kết cụ thể
2.2 Thương mại dịch vụ
2.2.1 Lĩnh vực viễn thông:
Các nhà kinh doanh nước ngoài được phép nắm tới 25% cổ phần ở các công ty viễn thông di động, tăng lên 35% một năm sau đó, và lên 49% trong 3 năm tiếp theo. Trong các dịch vụ Internet, truyền thông và các dịch vụ trị giá gia tăng khác, các công ty nước ngoài có thể được nắm giữ ngay 30% ở các công ty Trung Quốc thuộc các tỉnh Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu, tỷ lệ này tăng lên 50% sau 2 năm khi mọi hạn chế về khu vực địa lý được xoá bỏ. Thuế đối với các sản phẩm công nghệ cao như thiết bị viễn thông sẽ được giảm dần và xoá bỏ vào năm 2005. Dịch vụ đường dài và có dây cố định sẽ được mở cửa chậm nhất, với 25% sau 3 năm và 49% sau 6 năm. Các công ty viễn thông quốc gia khổng lồ có thể sẽ phải cạnh tranh mạnh mẽ, song đầu nước ngoài vào các dịch vụ và hạ tầng cơ sở sẽ tăng mạnh. Trung Quốc đồng
26
ý tham gia Hiệp định Công nghệ thông tin (ITA) và cam kết xoá bỏ thuế đối với các sản phẩm thuộc danh sách ITA bao gồm: các sản phẩm bán dẫn, máy tính, phụ kiện và thíêt bị viễn thông. Các hãng nước ngoài cũng được quyền sơ hữu và xâm nhập thị trường dịch vụ viễn thông và nâng cao sự bảo vệ bản quyền thông qua việc Trung Quốc thực thị Hiệp định về các lĩnh vực liên quan đến thương mại bản quyền (TRIPS).
2.2.2 Chứng khoán
Một số liên doanh nước ngoài được phép tham gia vào quản lý quỹ theo cùng phương thức quản lý của các công ty Trung Quốc. Ba năm sau khi gia nhập WTO, các công ty nước ngoài sẽ được nắm 49% ở các liên doanh. Hiện nay các công ty chứng khoán Trung Quốc vẫn còn kém trong kinh doanh lĩnh vực ngân hàng đầu tư. Chứng khoán mới chỉ góp trung bình 10% - 15% thu nhập. Lệ phí môi giới và giao dịch tài sản góp phần lớn vào thu nhập. Vì vậy các công ty nước ngoài sẽ rất ít lợi thế trong tư vấn tài chính hay quản lý vốn. Các nhà quản lý vốn nước ngoài đang liên kết với các công ty trong nước, cung cấp những hiểu bíêt của họ trong kinh doanh lĩnh vực này và coi đây như là bước khởi đầu tiến tới thành lập các công ty liên doanh quản lý vốn ở Trung Quốc.
2.2.3 Ngành ngân hàng
Các ngân hàng nước ngoài sẽ được phép kinh doanh đồng NDT với các công ty Trung Quốc sau 2 năm khi Trung Quốc gia nhập WTO, và với các cá nhân Trung Quốc sau 5 năm. Điều này sẽ giúp các ngân hàng nước ngoài có thể nắm hơn một nửa thị phần Trung Quốc ở các dịch vụ ngân hàng có lệ phí, bao gồm tài chính thương mại, giao dịch thẻ tín dụng và quản lý tiền mặt. Sau khi Trung Quốc gia nhập, các ngân hàng nước ngoài có thể nắm giữ 15% thị trường tiền gửi là ngoại hối, 10% tiền gửi là NDT, 20% - 30% tiền cho vay là ngoại hối và 15% tiền cho vay là NDT. Các ngân hàng nước ngoài có thể
27
kiểm tra trình độ các đối tác Trung Quốc của mình và có thể thu hút 20% nhân viên của các ngân hàng trong nước. Lĩnh vực ngân hàng của Trung Quốc đã được cải tổ để phát triển các dịch vụ, tăng cường sự hợp tác, phát triển các thị trường chứng khoán, giảm nợ khó đòi, và hợp nhất để chuẩn bị cho một cuộc cạnh tranh khốc liệt với các ngân hàng nước ngoài. Trung Quốc có tiềm năng nổi trội như một trong những thị trường tài chính lớn nhất thế giới với đa dạng sản phẩm trong vòng 50 tới.
2.2.4 Lĩnh vực bảo hiểm
Trong Quốc sẽ cho phép “kiểm soát việc quản lý một cách có hiệu quả” trong các liên doanh bảo hiểm nhân thọ, mặc dù cổ phần của phía nước ngoài chỉ được hạn chế ở 50%. Trong lĩnh vực dịch vụ, từ tháng 6/2001, EU bảo đảm quyền lựa chọn miễn phí đối tác liên doanh Trung Quốc. Trung Quốc sẽ xoá bỏ những hạn chế về địa lý trong vòng 3 năm, cho phép các nhà bảo hiểm nước ngoài tham gia vào các lĩnh vực bảo hiểm y tế, hưu trí,.. trong vòng 5 năm và cho phép các chi nhánh của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ hoạt động từ 2 năm sau khi gia nhập WTO. Hiện các công ty nước ngoài chỉ được kinh doanh chủ yếu ở Thượng Hải và Quảng Châu. Các công ty nước ngoài dự kiến sẽ dễ dàng xin được giấy phép bán bảo hiểm ở Trung Quốc. Các công ty bảo hiểm Trung Quốc, hiện chiếm 99% thị trường, sẽ phải cạnh tranh với các công ty nước ngoài.
2.2.5 Phân phối - bán lẻ
Trung Quốc sẽ xoá bỏ những hạn chế trong các dịch vụ phân phối với hầu hết các sản phẩm sau 3 năm, xoá bỏ mọi hạn chế đối với những liên hiệp phân phối lớn, đồng thời xoá bỏ những hạn chế về không gian đối với các điểm phân phối của bên nước ngoài. Trung Quốc cũng sẽ cho phép các công ty nước ngoài kiểm soát tới 65% ở các điểm bán lẻ. Gia nhập WTO có nghĩa là các công ty nước ngoài sẽ có thể xoá bỏ những bước trung gian trong phân
28
phối hàng hoá và có quyền lựa chọn lập các mạng lưới phân phối của mình, giảm bớt thời gian từ khâu sản xuất tới khi sản phẩm tới tay khách hàng.
Như vậy, cuối cùng Trung Quốc cũng đã đạt được dấu mốc trong lịch sử phát triển kinh tế với việc tham gia “ngôi nhà” WTO vào ngày 11/12/2001. Bên cạnh những thuận lợi của việc gia nhập, Trung Quốc cũng phải đối mặt với những khó khăn riêng. Việc Trung Quốc gia nhập WTO cũng đồng nghĩa với việc tham gia sâu rộng hơn vào cạnh tranh quốc tế, cho phép các công ty nước ngoài tham gia vào thị trường nội địa, đặt các ngành sản xuất trong nước phải xác định vươn mình lên để không bị “thua” ngay trên sân nhà mà còn có hành lang pháp lý quốc tế vươn ra ngoài biên giới Trung Quốc. Nền kinh tế Trung Quốc sẽ đóng một vai trò tích cực và mang tính xây dựng đối với mọi mối quan hệ kinh tế toàn cầu, thúc đẩy sự cạnh tranh và khẳng định mình trên trường quốc tế. Vậy, sau một năm gia nhập WTO, Trung Quốc đã thực hiện các cam kết cải cách như thế nào và thu được những gì từ sự hội nhập?
29
CHƯƠNG II