Trung Quốc thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử

Một phần của tài liệu Chính sách thương mại của trung quốc khi gia nhập WTO và bài học với Việt Nam (Trang 55 - 56)

II. MỘT SỐ CẢI CÁCH THƯƠNG MẠI CỤ THỂ

2.3.Trung Quốc thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử

9 Thời báo kinh tế Việt Nam 2002

2.3.Trung Quốc thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử

Đối với nguyên tắc chung về không phân biệt đối xử liên quan tới thương mại. Các thành viên WTO phải đối xử công bằng đôí với các nhà cung cấp (theo nguyên tắc tối huệ quốc) và không phân biết giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu hoặc dịch vụ trong thị trường nội địa. Ngoài ra, đối với Trung Quốc còn thêm một số cam kết: xoá bỏ hệ thống hai giá, loại bỏ các hạn chế về buôn bán, đưa vào những sắp xếp hành chính thống nhất và xem xét luật pháp. Những hiệp định này có tầm quan trọng không chỉ đối với

chính quyền trung ương mà cả những cấp chính quyền địa phương nơi tham

gia thường xuyên vào thương mại và nguyên tắc địa phương.

Bên cạnh những điểm phát triển khuyến khích thì cũng xuất hiện nhiều yếu tố bất lợi sau khi Trung Quốc gia nhập WTO. Nhiều sản phẩm của Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh đã bị tác động do có thêm nhiều tính pháp lý chống phá giá và hạn chế của các rào cản xanh - những hạn chế nhập khẩu liên quan

56

đến an toàn thực phẩm và môi trường. Theo số liệu WTO, trong nửa đầu năm 2002, 15,4% trong tổng số 104 trường hợp chống phá giá WTO đưa ra là các sản phẩm của Trung Quốc và kim ngạch xuất nhập khẩu của nước này chỉ chiếm 4% tổng kim ngạch của thế giới.

Ngoài ra, hiệp định Trung - Mỹ về việc Trung Quốc gia nhập WTO

cũng cho phép Mỹ áp dụng những biện pháp khẩn cấp để giới hạn hàng nhập khẩu từ Mỹ nếu những hàng nhập khẩu bị coi là tăng nhanh và có tiềm năng gây nguy hiểm cho việc sản xuất trong nước. Và điều này cho phép Mỹ áp dụng các biện pháp giới hạn mà không phải theo lịch trình, một cách thuận lợi hơn để hạn chế sản phẩm Trung Quốc hơn là áp dụng các nguyên tắc chống phá giá và rào cản xanh.

Một phần của tài liệu Chính sách thương mại của trung quốc khi gia nhập WTO và bài học với Việt Nam (Trang 55 - 56)