Bài học về sự điều hành hữu hiệu của Chính phủ

Một phần của tài liệu Chính sách thương mại của trung quốc khi gia nhập WTO và bài học với Việt Nam (Trang 67 - 68)

II. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TỪ QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN GIA NHẬP WTO CỦA TRUNG QUỐC

3. Bài học về sự điều hành hữu hiệu của Chính phủ

Thách thức lớn nhất là thách thức đối với sự quản lý và sự điều hành của Chính phủ và bộ máy chính quyền các cấp. Quá trình thực hiện các cam kết của WTO đòi hỏi Chính phủ phải đổi mới mạnh mẽ phưong thức quản lý điều hành của mình và các cấp trực thuộc. Cho đến nay, Trung Quốc đã và đang tiến hành cuộc cải cách hành chính mạnh mẽ bao gồm: giảm biên chế, bải bỏ nhiều cơ quan không cần thiết, giao thêm quyền cho các doanh nghiệp, thực hiện dân chủ hoá, ... cuộc cải cách này đã được thực hiện ở các cấp trung ương và tỉnh, huyện.

Cuộc cải cách hành chính ở Việt Nam đã được tiến hành và có một số kết quả cụ thể, nổi bật nhất là Luật Doanh nghiệp đã được thực hiện và đã bãi bỏ nhiều loại giấy phép cho các doanh nghiệp, thiết lập và thực hiện tự động hoá việc đăng ký kinh doanh qua mạng điện tử, quyền của các doanh nghiệp đã được chấp nhận trong cả lĩnh vực kinh tế - đối ngoại. Tuy nhiên, đây vẫn là một vấn đề mà chính phủ Việt Nam phải tiếp tục giải quyết trong thời gian tới theo hướng dân chủ hoá và thị trường hoá, phân thêm quyền hợp lý cho chính quyền các cấp ...

Trung Quốc hiện đã là thành viên của WTO, gia nhập WTO là một

quýêt định của Chính phủ Việt Nam. Vấn đề đặt ra hiện nay là Việt Nam phải tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc và các nước khác đã là thành viên của WTO để có thể rút ngắn thời gian đàm phán và sớm gia nhập WTO. Việt Nam không thể là một nước cuối cùng trong cộng đồng quốc tế đứng ngoài WTO.

4. Bài học về tạo ra điều kiện mở cửa bằng cách "Thí điểm trước - áp dụng rộng rãi sau": dụng rộng rãi sau":

68

Quá trình mở cửa của Trung Quốc bắt đầu trong điều kiện thíêu cả lý thuyết lẫn thực tiễn. Trước tình hình đó, ông Đặng Tiểu Bình đề nghị thực hiện thử nghiệm chính sách mở cửa ở một số địa phương. Những kinh nghiệm đầu tiên được thu thập từ việc phát triển các đặc khu kinh tế; tiếp đó là các thành phố duyên hải mở cửa và các khu kinh tế mở. Kết quả là, Trung Quốc đã hình thành cấu trúc hình thang với 3 mức độ mở cửa và cuối cùng dựa vào những kinh nghiệm tích lũy được, chính sách mở cả được áp dụng rộng trong

toàn quốc. Cách thức mở cửa này còn được gọi là cách “ từ điểm thành

đường, sau đó từ đường thành hình và dần dần hình thành”.

Một phần của tài liệu Chính sách thương mại của trung quốc khi gia nhập WTO và bài học với Việt Nam (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)