Trong và sau khi cho vay

Một phần của tài liệu 389 Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển TP.HCM (Trang 68 - 69)

5. Cấu trúc nội dung nghiên cứu

3.2.3.5.2Trong và sau khi cho vay

- Mặc dù phòng tín dụng của Chi nhánh đã tách bộ phận giải ngân và bộ phận quan hệ khách hàng độc lập với nhau nhưng do vẫn còn tồn tại chung trong một phòng nên trong việc giải ngân vẫn còn bị ảnh hưởng bởi ý kiến của bộ phận quan hệ khách hàng hay trưởng phòng. Do đó, Chi nhánh nên thành lập một phòng giải ngân độc lập hoàn toàn với các phòng tín dụng để món vay chỉ được giải ngân sau khi đã thực hiện đúng các quy định.

- Một khoản vay có hiệu quả sẽ phụ thuộc không ít vào việc kiểm tra tín dụng. Ngay cả đối với các khoản vay tốt nhất cũng cần có một số kiểm tra nhất định, kiểm tra định kỳ để bảo đảm nó đang hoạt động theo dự kiến, doanh nghiệp thực

hiện đúng theo hợp đồng tín dụng, tình trạng của khoản vay không xấu đi. Do đó, việc quản lý, kiểm soát sau cho vay tại chi nhánh phải được hết sức coi trọng với quan điểm “Quản lý sau cho vay là quan trọng nhất” để nhằm hạn chế những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.

- Ngân hàng phải quản lý được nguồn doanh thu của khách hàng. Trong hợp đồng tín dụng phải thỏa thuận được với khách hàng việc chuyển doanh thu và sử dụng các dịch vụ tại Chi nhánh qua đó vừa kiểm soát được nguồn trả nợ, vừa tăng thêm phí dịch vụ thu được. Việc giải ngân bằng tiền mặt phải được hạn chế tối đa nhằm tránh cho khách hàng sử dụng vốn vay mục đích.

- Đối với khách hàng có quan hệ tín dụng với nhiều chi nhánh trong hệ thống thì phải thường xuyên cập nhật tình hình quan hệ tín dụng tại các chi nhánh. Ngoài ra, việc thu thập thông tin CIC tại các TCTD khác phải được tiến hành định kỳ, ít nhất 1 tháng / lần.

- Công tác kiểm tra và đánh giá lại khách hàng phải được thực hiện nghiêm túc và đúng thời hạn đã quy định.

- Lãnh đạo phòng cũng nên tham gia vào việc theo dõi các khoản nợ sắp đến hạn để nhắc nhở cán bộ tín dụng đôn đốc khách hàng trả nợ đúng kỳ, tránh tình trạng phát sinh nợ quá hạn do không thông báo kịp. Lãnh đạo phòng phải có danh sách các khoản nợ đến hạn trước ít nhất 3 ngày.

- Trong trường hợp khách hàng xin cơ cấu lại nợ thì việc cơ cấu phải thực hiện trên cơ sở đánh giá đúng khả năng trả nợ, tránh việc cơ cấu chỉ để che giấu tạm thời nợ quá hạn.

Một phần của tài liệu 389 Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển TP.HCM (Trang 68 - 69)