Quy trình phê duyệt tín dụng

Một phần của tài liệu 389 Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển TP.HCM (Trang 59 - 60)

5. Cấu trúc nội dung nghiên cứu

3.2.2.3.2Quy trình phê duyệt tín dụng

Để phù hợp với thông lệ quốc tế, chức năng quản lý rủi ro tín dụng nên được tách khỏi các hoạt động thương mại tạo rủi ro. Hơn nữa, công tác đánh giá rủi ro và rà soát tín dụng phải do những người không liên quan đến việc phê duyệt tín dụng thực hiện và quản trị rủi ro phải được khối tác nghiệp tiến hành độc lập. Ngân hàng cần có sự phân tách trách nhiệm từ cấp cao đến cấp tác nghiệp để tránh những xung đột tiềm tàng có thể có.

Trên cơ sở đó, mô hình tổ chức hoạt động tín dụng của BIDV nên bao gồm 3 bộ phận trực thuộc 3 khối khác nhau :

- Quản lý khách hàng lớn thuộc khối kinh doanh. - Quản lý rủi ro tín dụng thuộc khối quản lý rủi ro. - Quản trị cho vay thuộc khối quản trị.

Trong đó :

- Bộ phận quản lý khách hàng lớn có chức năng : thực hiện công tác tiếp thị khách hàng, thu thập thông tin, hồ sơ về khách hàng, khoản tín dụng, thực hiện thẩm định ban đầu và lập bảng đề xuất tín dụng.

- Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng có chức năng : thực hiện rà soát kết quả thẩm định, đánh giá rủi ro của khoản tín ụng do khối kinh doanh tín dụng đề xuất, xác định mức độ rủi ro và lợi ích cuối cùng khoản tín dụng có thể mang lại để có đề xuất quyết định tín dụng.

- Bộ phận quản trị cho vay có chức năng : nhận các hồ sơ phê duyệt, kiểm tra và soạn thảo hợp đồng tín dụng, thực hiện nhập dữ liệu vào hệ thống, tiếp nhận hồ sơ, yêu cầu rút vốn của khách hàng do bộ phận quan hệ khách hàng chuyển sang để xử lý về mặt tác nghiệp. Chỉ thị cho bộ phận thanh toán thực hiện giải ngân, lưu trữ hồ sơ, chứng từ giải ngân, khế ước nhận nợ gốc, thực hiện giám sát, theo dõi lập thông báo các khoản nợ đến hạn.

Việc chuyển đổi mô hình đảm bảo được các nguyên tắc quản lý rủi ro cơ bản của một ngân hàng theo thông lệ, hiệu quả hoạt động tín dụng sẽ được nâng cao nhờ các rủi ro đã được nhận diện, đo lường và dự tính bù đắp trước. Tuy nhiên, đối với thực tế hoạt động của BIDV mói riêng cũng như đối với trình độ phát triển chung của nền kinh tế thì việc thực hiện chuyển đổi có thể gặp khó khăn và thời gian chuyển đổi kéo dài do phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : tính sẵn sàng của các chi nhánh, tập quán giao dịch của khách hàng, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, luân chuyển hồ sơ, các điều kiện pháp lý liên quan đến giao dịch điện tử …

Một phần của tài liệu 389 Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển TP.HCM (Trang 59 - 60)