5. Cấu trúc nội dung nghiên cứu
3.2.3.2 Chính sách nhân sự
Đây là một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt. Việc nâng cao chất lượng tín dụng có thực hiện được hay không phụ thuộc vào yếu tố quyết định là con người. Cần phải khẳng định phương châm “Chất lượng tín dụng xuất phát từ chất lượng của cán bộ tín dụng” để có những biện pháp thích hợp trong quá trình thực hiện chính sách nhân sự.
- Chi nhánh cần bổ sung nhân sự cho phòng tín dụng và phòng quản lý tín dụng để có thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới.
- Thường xuyên tiến hành đào tạo nâng cao và đào tạo lại nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng từ cấp lãnh đạo cho đến nhân viên tác nghiệp dưới nhiều hình thức: tổ chức các lớp học về nghiệp vụ chuyên môn do trung tâm điều hành mở, liên hệ học bên ngoài do các trường đại học hoặc các cơ quan khác tổ chức nhằm trang bị thêm cho cán bộ tín dụng những kiến thức về pháp luật, kinh tế, ngoại ngữ, tin học … Đồng thời cán bộ tín dụng phải nắm bắt kịp thời những chủ trương, chính sách, đường lối phát triển của ngành, của Nhà nước cũng như của BIDV trong từng thời kỳ để vận dụng một cách đúng đắn, linh hoạt, hiệu quả trong hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng phải có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt, kế cận.
- Kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng cũng là yếu tố rất quan trọng. Muốn có những khoản tín dụng tốt thì phải xây dựng một đội ngũ cán bộ tín dụng vững
vàng về chuyên môn và có trực giác nhạy bén. Do vậy, việc đào tạo cán bộ phải chú trọng đến nghệ thuật cho vay. Các cán bộ giàu kinh nghiệm có thể thường xuyên trao đổi kinh nghiệm với những người còn ít kinh nghiệm để nâng cao trình độ tín dụng chung tại chi nhánh.
- Cần giao trách nhiệm rõ ràng và đánh giá cán bộ dựa trên cơ sở chất lượng của những khoản tín dụng được cấp ra. Cụ thể là :
+ Chi nhánh lập kế hoạch chấp nhận một tỷ lệ rủi ro có thể chấp nhận được để làm mức phấn đấu. Việc lập kế hoạch chấp nhận rủi ro tối thiểu trong kinh doanh là điều cần thiết bởi vì nó là mức giới hạn để căn cứ vào đó từng cán bộ tín dụng nói riêng và phòng tín dụng nói chung sẽ cố gắng phấn đấu nhằm hạn chế mức rủi ro thực tế phù hợp với kế hoạch đã đề ra. Trên cơ sở mức giới hạn rủi ro, sau mỗi lần tổng kết hoạt động kinh doanh, Chi nhánh sẽ đánh giá được khả năng, trình độ nghiệp vụ của từng cán bộ và biện pháp phòng chống rủi ro của Chi nhánh, tạo điều kiện cho sự phát triển của Chi nhánh trong thời gian kế tiếp.
+ Dựa vào kết quả đã đạt được, Chi nhánh có chế độ thưởng phạt nghiêm minh. Thông qua đó, có hình thức khen thưởng xứng đáng, kịp thời, trực tiếp cho cá nhân hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao; đồng thời có hình thức kỷ luật đối với cán bộ tín dụng đã để cho tỷ lệ rủi ro vượt quá giới hạn quy định. Khi có vấn đề vi phạm xảy ra cần gắn trách nhiệm cán bộ quản lý với trách nhiệm của nhân viên thừa hành trong xử lý.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức của cán bộ tín dụng, có chế độ đãi ngộ tương xứng với chất lượng và hiệu quả công việc. Xây dựng một môi trường văn hóa phù hợp với phong cách năng động, sáng tạo, trẻ trung của Chi nhánh nhằm tạo sự đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên để từ đó giúp họ vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt công việc của mình.