Thuận lợi và khĩ khăn, thách thức

Một phần của tài liệu 386 Huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 (Trang 60 - 61)

3.1.2.1. Những thuận lợi

- Nằm trong địa bàn trọng điểm phía Nam - là một khu vực phát triển năng động, vị trí này cĩ ảnh hưởng lớn đến Bình Thuận trong quá trình phân bố lại sản xuất và phân cơng lao động. Bình Thuận cĩ điều kiện tiếp thu nhanh các tiến bộ kỹ thuật và phát triển các sản phẩm nơng lâm thủy sản, du lịch và các sản phẩm chế biến từ nguồn nguyên liệu của địa phương để cung cấp cho thị trường giàu tiềm năng này.

- Lực lượng lao động dồi dào, nguồn nhân lực chưa được huy động hết; tiềm năng các nguồn tài nguyên phong phú về nguồn lợi biển và nuơi trồng, tiềm năng mở rộng diện tích đất đai và thâm canh tăng vụ cịn lớn; tiềm năng về phát triển du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái; thế mạnh về khống sản nhất là vật liệu xây dựng... Đây là những lợi thế để phát triển một nền kinh tế đa cơ cấu: cơng nghiệp và dịch vụ - nơng lâm thủy sản.

- Cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư xây dựng trong thời gian qua đã phát huy tác dụng. Bước đầu đã hình thành một số khu, cụm cơng nghiệp chế biến nơng sản, hải sản, sản xuất vật liệu xây dựng; đặc biệt là cụm du lịch Phan Thiết - Mũi Né bước đầu đã cĩ tiếng trong và ngồi nước... Những điều kiện trên là tiền đề thuận lợi để thúc đẩy nền kinh tế phát triển trong những năm tới.

3.1.2.2. Những khĩ khăn, thách thức

- Xuất phát điểm của nền kinh tế cịn thấp, khả năng hội nhập và cạnh tranh trên thị trường cịn yếu.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội: giao thơng, điện, cấp thốt nước, mạng lưới y tế, giáo dục và văn hĩa bước đầu được quan tâm song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, yếu tố này đã hạn chế sự khai thác tiềm năng thế mạnh của tỉnh, chưa tạo được sự hấp dẫn để thu hút các nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế.

- Nằm bên cạnh thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương là những tỉnh thành cĩ tiềm năng kinh tế lớn, cĩ vị trí địa kinh tế - cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng - nguồn lao động kỹ thuật ưu thế hơn, cĩ chính sách linh hoạt hơn. Do đĩ quá trình cạnh tranh về thị trường tiêu thụ sản phẩm, về thu hút đầu tư phát triển sẽ diễn ra gay gắt và quyết liệt - đĩ là thách thức đối với Bình Thuận cần phải vượt qua.

- Nguồn thu NSNN cịn hạn chế chỉ đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên, một phần chi đầu tư phát triển. Thu hút đầu tư trong và ngồi nước cịn nhiều vấn đề cần khắc phục, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh.

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm khơng ổn định, trình độ cơng nghệ lạc hậu, khối lượng sản phẩm cĩ hàm lượng kỹ thuật cao cịn quá ít, sức cạnh tranh yếu nhất là trong quá trình hội nhập kinh tế.

- Dân số cịn tăng nhanh, lao động chưa cĩ việc làm cịn nhiều, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn tới.

Một phần của tài liệu 386 Huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)