vốn trong nước và nguồn vốn nước ngồi. Trên cơ sở đĩ địi hỏi cần phải biết thực hiện huy động và sử dụng các nguồn vốn một cách thích hợp, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh, ổn định và bền vững.
1.3. Kinh nghiệm các nước trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển phát triển
Những kinh nghiệm của những quốc gia Đơng Nam Á đã cho thấy một trong những nguyên nhân quan trọng để tạo ra sự thành cơng trong phát triển cơng nghiệp ở nước này là họ đã đẩy mạnh quá trình tích tụ và tập trung vốn trong lĩnh vực phát triển cơng nghiệp nĩi riêng và trong tồn bộ nền kinh tế nĩi chung. Đầu tư (một phần của GDP) ở Đơng Á đã tăng mạnh trong khoảng một phần tư cuối thế kỷ trước, mức đầu tư vốn đã cao hơn các khu vực đang phát triển khác nay lại cịn cao hơn khoảng 50%. Phần đầu tư tư nhân ở Đơng Á trong tổng GDP là nhiều hơn 2/3 so với các khu vực đang phát triển khác. Đầu tư tư nhân được khuyến khích bởi một mơi trường kinh tế vĩ mơ nhìn chung là tích cực và do Nhà nước cĩ đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Tư liệu sản xuất nhập khẩu khơng bị đánh thuế cao cũng gĩp phần tăng nguồn đầu tư trong nước.
Hầu hết các nước Đơng Nam Á đều coi trọng tiết kiệm theo nghĩa rộng chứ khơng chỉ tiết kiệm trong chi tiêu hàng ngày. Các nước đĩ đề cao tiết kiệm trước hết là trong thu chi ngân sách. Hầu hết các nước này đều thực hiện một chính sách tài chính nghiêm ngặt, đề cao hiệu quả đầu tư, đặc biệt là coi trọng chính sách khu vực và cơ cấu thể chế, họ thường xuyên sửa đổi chính sách vĩ mơ
khi những chính sách đĩ khơng cịn tác dụng. Các Chính phủ của các nước đĩ sẵn sàng cắt giảm các chi phí tài chính để kiềm chế lạm phát tới mức cho phép nhằm tạo ra sự ổn định trong đầu tư.
Điều đặc biệt là lãi suất trả cho các dự án đầu tư của ngân hàng thế giới và các nước Đơng Nam Á thường cao hơn các nước khác, bởi vì các Nhà nước ở các nước Đơng Nam Á muốn khích lệ các dự án đầu tư vào nước mình, chẳng hạn trong những năm 1974 – 1992 lãi suất trung bình là 18% ở các nước Đơng Nam Á cịn ở các nước đang phát triển khác chỉ khoảng 16%.
Nĩi chung, các nước Đơng Nam Á đều luơn giảm tối đa mức chi tiêu ngân sách bằng nhiều biện pháp đồng bộ như: khích lệ truyền thống tiết kiệm của người dân Á Đơng, thường xuyên tuyên truyền giáo dục về tinh thần tiết kiệm, cảnh tỉnh về sự nghèo nàn của đất nước để mọi người dân khơng sa đà ăn chơi, xây dựng các chính sách thiết thực và khích lệ sự tiết kiệm trong dân cư. Đặc biệt, họ đã đầu tư mạnh mẽ cho giáo dục, họ cho rằng với lực lượng lao động chất lượng cao khơng những sẽ cĩ ý thức tốt trong việc tiết kiệm mà cịn tạo cho ngành cơng nghiệp được linh hoạt, gia tăng hiệu quả kinh tế và tạo nên sự bình đẳng hơn trong cộng đồng. Trong thực tế, hoạt động tích tụ và tập trung vốn của các nước Đơng Nam Á được trợ giúp bởi một lượng tiền gửi tiết kiệm tăng rất nhanh và một phần khác là do các luồng đầu tư từ nước ngồi vào. Việc tăng nguồn tiết kiệm của tư nhân cũng như sự thận trọng trong cơng tác tài chính cũng gĩp phần làm tăng nguồn tiết kiệm của khu vực này. Ví dụ, ở Đài Loan luơn luơn khuyến khích tiết kiệm gia tăng nguồn vốn đầu tư. Buổi đầu phát triển kinh tế ở Đài Loan, thu nhập thấp, số tiền tiết kiệm lại càng thấp. Trong thập niên 1950 mức tiết kiệm (so sánh với mức sản xuất của tồn dân) cịn chưa tới 10%, mức đầu tư là 40% phải nhờ viện trợ Mỹ tiếp vốn. Muốn đột phá cái vịng luẩn quẩn của các quốc gia lạc hậu thu nhập thấp, tiết kiệm ít, trưởng thành chậm, để đạt được mục tiêu tự lực trưởng thành, Chính phủ nước này cịn quyết định phải nêu cao chính sách tiết kiệm, giải thích kêu gọi dân trong nước giảm mức sinh sản, bớt tiêu xài, tăng tiết kiệm. Một mặt áp dụng chính sách đánh thuế cao trên sản phẩm cao cấp hạn chế tiêu phí; một mặt khai thác hiệu quả viện trợ Mỹ để tăng trưởng kinh tế, gia tăng thu hoạch, tiêu phí ít, tiết kiệm nhiều, đồng thời lợi dụng chính sách tiền tệ, sáng lập quỹ tiết kiệm, nâng cao lãi suất để khuyến khích tiết kiệm và ưu tiên miễn thuế lợi tức cho số tiết kiệm. Vì vậy, quỹ tiết kiệm gia tăng mạnh khắp trong nước. Đến năm 1972, lãi suất tiết kiệm đã vượt mức 30% vốn đầu tư dư thừa, Đài Loan trở thành một trong số ít quốc gia cĩ lãi suất tiết kiệm cao. Trong tháng 6 năm 1965 viện trợ kinh tế Mỹ đã chấm dứt, nhưng Đài Loan cĩ thể duy trì sự lớn mạnh nhanh chĩng của nền kinh tế nhờ sự
nâng cao lãi suất tiết kiệm rộng khắp – một trong các nhân tố trọng yếu. Nhờ cĩ nguồn vốn tiết kiệm cao như vậy, Đài Loan đã khơng ngừng đầu tư những khoản tiền lớn đĩ cho kiến thiết cơ bản. Chính các kiến thiết cơ bản này đã đĩng gĩp tối đa cho việc xúc tiến phát triển nhanh chĩng nền kinh tế.
Nhiều nước cơng nghệ mới phát triển (NICS) Châu Á đã tăng các khoản tiết kiệm bằng cách đảm bảo một tỷ lệ lãi suất tương đối với tiền gửi và xây dựng một hệ thống tài chính trên cơ sở ngân hàng đã cĩ những quy định nghiêm ngặt, cụ thể, giám sát chặt chẽ. Đài Loan đã thiết lập hệ thống tiền gửi tiết kiệm qua bưu điện để thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Hệ thống này đảm bảo cho những người gửi tiền tiết kiệm ở mức nhỏ nhất, độ an tồn cao hơn và chi phí giao dịch thấp hơn khu vực tư nhân, do đĩ đã tạo ra một nguồn tiết kiệm lớn cho sự nghiệp cơng nghiệp hĩa. Một số Chính phủ ở khối NICS Châu Á đã sử dụng cơ chế can thiệp mạnh hơn để tăng các khoản tiết kiệm. Chẳng hạn, Malaixia và Singapore đã duy trì một mức độ tiết kiệm cá nhân tối thiểu thơng qua các khoản đĩng gĩp quỹ tiết kiệm bắt buộc. Hàn Quốc và Đài Loan đã thực hiện sự kiểm sốt nghiêm ngặt, đánh thuế cao vào các hàng xa xỉ.
Với những giải pháp đa dạng, phong phú và cĩ hiệu quả trong tiết kiệm đã làm cho tỷ lệ tiết kiệm tăng lên nhanh chĩng. Chẳng hạn, Trung Quốc đã đạt tích lũy nội bộ bình quân khoảng 35% GDP trong suốt thời kỳ 1971 – 1990 và từ 1992 đến nay đạt trên 40%. Vì vậy đối với Việt Nam, việc nâng tỷ lệ tích lũy nội bộ năm 1997 lên khoảng 22% GDP và đến năm 2000 lên 25% khơng phải là quá sức. Ở Hàn Quốc năm 1965, chi tiêu cá nhân là 84% GDP; tỷ lệ tiết kiệm chỉ đạt 5,7% thì đến năm 1985 chi tiêu cá nhân giảm xuống cịn 59% và tỷ lệ tiết kiệm tăng 37,7%. Ở Singapore, nếu năm 1965 chi tiêu cá nhân là 79% trong khi đĩ tỷ lệ tiết kiệm chỉ đạt 20% thì đến năm 1985, tỷ lệ trên đã thay đổi theo hướng ngược lại : tỷ lệ tiêu dùng cá nhân giảm cịn 49% GDP, trong khi tỷ lệ tiết kiệm đã tăng lên 45% GDP.
Từ quá trình thực hiện huy động vốn của các nước NICS và Trung Quốc, cĩ thể rút ra được những bài học bổ ích cho quá trình huy động vốn ở Việt Nam trong thời gian tới như sau :
- Các nước này đều khích lệ tối đa truyền thống tiết kiệm của người dân Á Đơng để nâng cao tỷ lệ tiết kiệm trong cộng đồng dân cư. Chính phủ các nước đều cố gắng tiết kiệm các khoản chi khơng cần thiết để ưu tiên tích tụ và tập trung vốn cho phát triển kinh tế; đã tạo điều kiện cho các tập đồn kinh tế được những ưu đãi về vay vốn để thực hiện các chiến lược phát triển cơng nghiệp. Đặc biệt là việc hình thành các khu chế xuất ở một số nước NICS và các vùng
ven biển Trung Quốc đã cĩ tác dụng như những đầu tàu kéo các vùng khác phát triển.
- Các nước này đều ưu tiên phát triển giáo dục để từ đĩ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đều coi việc khai thác hiệu quả nguồn nhân lực là chìa khĩa để thực hiện thành cơng sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Điều đặc biệt là các nước coi tài nguyên trí tuệ của con người là vơ hạn, nhằm khắc phục sự hữu hạn các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Đề cao vai trị của Chính phủ trong việc tạo ra mơi trường pháp lý và những cơng cụ cần thiết để điều chỉnh, dẫn dắt các doanh nghiệp đầu tư theo chiến lược phát triển kinh tế chung của đất nước. Khích lệ các doanh nghiệp vừa và nhỏ mạnh dạn bỏ vốn ra đầu tư, và coi sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ như là động lực thơi thúc nền kinh tế tăng trưởng; ưu tiên đầu tư cho các doanh nghiệp trong những lĩnh vực cơng nghệ mới, và tìm mọi cách khích lệ các doanh nghiệp giành lấy đỉnh cao trong lĩnh vực mới mẻ đĩ.
- Cân đối một cách hữu hiệu giữa luồng vốn đầu tư trong nước với luồng vốn đầu tư nước ngồi. Hoạt động của hệ thống ngân hàng và các trung gian tài chính khá nhanh nhạy và hữu hiệu trong quá trình huy động vốn cho đầu tư phát triển.
Từ phân tích trên cho thấy các giải pháp huy động vốn là cĩ khác nhau ở mỗi nền kinh tế. Tùy theo tình hình kinh tế–xã hội mà các nước sử dụng linh hoạt các giải pháp để tạo lập chính sách huy động vốn cĩ hiệu quả. Từ đĩ, cĩ thể rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực cho Việt Nam nĩi chung và Bình Thuận nĩi riêng trong quá trình huy động vốn phát triển kinh tế-xã hội.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI TỈNH BÌNH THUẬN
GIAI ĐOẠN 2001-2006
2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên – xã hội của tỉnh Bình Thuận