Giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu 291 Nâng cao hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại cổ phần trong quá trình cạnh tranh và hội nhập (Trang 78)

Thực hiện xây dựng các quy trình rủi ro và lượng hoá các mức độ rủi ro như:

- Trong giao dịch kinh doanh tiền tệ : thực hiện quản lý rủi ro như kiểm soát các hạn mức: giao dịch, ngăn lỗ, trạng thái mở, trạng thái ngoại hối.

- Trong quản lý rủi ro đối với những yếu tố mang tính nhạy cảm, thị trường như quản trị rủi ro thanh khoản, quản trị rủi ro lãi suất, tỷ giá, vàng; rủi ro thị trường.

- Trong quản lý rủi ro hoạt động tín dụng như quan tâm khách hàng có giao dịch lớn; nâng cấp xếp hạng tín dụng; ban hành sổ tay nghiệp vụ tín dụng; sổ tay chính sách tín dụng. Xây dựng kế hoạch ứng phó tình trạng khẩn cấp, đây là một bài học kinh nghiệm của ACB về tin đồn thất thiệt, dân chúng kéo đến rút tiền hàng loạt, làm mất khả năng thanh toán…

- Thiết lập hệ thống quản lý chất lượng tín dụng cũng như các báo cáo liên quan đế quản lý rủi ro như: báo cáo độ lệch thanh khoản; báo cáo tái định giá đánh giá rủi ro lãi suất trong chiến lược đầu tư; báo cáo kỳ hạn kinh tế để đo lường độ nhạy cảm của tài sản nợ - tài sản có.

3.7.3 Cơ sở lý luận và tính thực tiển của giải pháp:

3.7.3.1 Cơ sở lý luận :

- Xuất phát từ yêu cầu đảm bảo cho hoạt động kinh doanh ngân hàng một cách an toàn, ổn định bền vững thì vấn đề xác định và quản lý rủi ro là vấn đề quan trọng không thể thiếu được. Hoạt động kinh doanh ngân hàng là hoạt động kinh doanh đặc thù với sản phẩm hàng hoá mang tính đặc biệt là tiền tệ và phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố nhạy cảm như lãi suất, tỷ giá, diễn biến thị trường.…Vì vậy, có rất nhiều rủi ro.

- Có quản trị được rủi ro thì mới giúp được cho các nhà kinh doanh ngân hàng biết đầu tư vào đâu, đầu tư như thế nào, đầu tư bao nhiêu và đầu tư khi nào…Giúp cho các nhà hoạch định chiến lược kinh doanh ngân hàng biết đầu tư phát triển những sản phẩm dịch vụ ngân hàng nào có hiệu quả, biết phát triển ngân hàng đến mức độ nào phù hợp với quy mô và khả năng quản lý của ngân hàng.

3.7.3.2 Tính thực tiển:

- Những chuẩn mực an toàn hoạt động đang dần từng bước được Ngân hàng nhà nước ban hành trên cở sở chuẩn mực quốc tế và phù hợp với thực tiển Việt nam, đã tạo cơ sở pháp lý cho các NHTMCP thực hiện.

- Những phương pháp quản trị rủi ro theo cách tính toán thủ công của các NHTM trước nay dần từng bước được thay thế bởi những phương pháp tính toán, quản trị được thực hiện qua phần mềm công nghệ hiện nay.

3.8 GIẢI PHÁP THIẾT LẬP HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG NỘI BỘ: NỘI BỘ:

Xác định đây là một giải pháp không thể thiếu được trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động trong quá trình cạnh tranh và hội nhập. Việc thiết lập hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ được thực hiện thông qua việc xếp loại đánh giá khách hàng.

3.8.1 Xác định phương pháp chấm điểm tín dụng nội bộ:

3.8.1.1 Phân loại khách hàng:

Tuỳ từng loại khách hàng, ngân hàng có phương pháp chấm điểm tín dụng nội bộ khác nhau. Có thể chia thành 3 nhóm khách hàng như sau:

- Các tổ chức tài chính bao gồm : các NHTM Nhà nước, NHTMCP, NH liên loanh, các chi nhánh NH nước ngoài, các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán và các quỹ đầu tư…

- Các tổ chức kinh tế thuộc các lĩnh vực công nghiệp, thương nghiệp, nông nghiêp, lâm ngư nghiệp, thủy sản, xây dựng, vận tải , kho bãi, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ tư vấn, dịch vụ du lịch….

- Các cá nhân.

3.8.1.2 Phương pháp chấm điểm:

( i ) Đối với các tổ chức tài chính : được tính toán dựa trên tỷ trọng cho từng tiêu chí như sau :

- Chỉ số tài chính được tính toán dựa trên những báo cáo tài chính gần nhật, tập trung vào mức độ thanh khoản, mức độ an toàn vốn, mức độ sinh lời, trích lập dự phòng…

- Chỉ tiêu phi tài chính bao gồm các yếu tố định tính dựa trên đặc tính hoạt động và cơ cấu của các tổ chức.

- Mức độ và uy tín trong quan hệ với ngân hàng. - Đánh giá xếp hạng của Ngân hàng nhà nước.

( ii ) Đối với các tổ chức kinh tế: tập trung vào các chỉ tiêu như sau:

- Các chỉ tiêu tài chính gồm chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu cân nợ, chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu thu nhập.

- Các chỉ tiêu phi tài chính gồm khả năng trả nợ, trình độ quản lý, quan hệ với các TCTD, các yếu tố bên ngoài, các đặc điểm hoạt động khác…

( iii ) Cho vay cá nhân: Cần tập trung ở hai cấp độ :

- Tuổi tác, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, nghề nghiệp, thời gian công tác, nơi cư trú, thu nhập hàng năm của bản thân và gia đình, cơ cấu gia đình và số người phụ thuộc.

- Đánh giá mối quan hệ của người đi vay với ngân hàng, dư nợ hiện tại và các tài sản bảo đảm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.8.2 Cơ sở lý luận và tính thực tiển:

3.8.2.1 Cơ sở lý luận:

- Xuất phát từ năng lực tài chính, sự an toàn hoạt động của khách hàng sẽ là sự an toàn và hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

- Cần có sự thống nhất trong các tiêu chí, chuẩn mực đánh phân loại khách hàng làm cơ sở cho NH xem xét quyết định cho vay, đầu tư vốn…

3.8.2.2 Tính thực tiển:

- Mỗi ngân hàng có một phương pháp phân tích, đánh giá khách hàng khác nhau theo nhiều kênh thông tin khác nhau chưa theo một chuẩn mực chung, vì vậy tiêu chí đánh giá khách hàng trên đây là hoàn toàn phù hợp, đơn giản, mọi ngân hàng có thể thực hiện được.

- Thực tế đã cho thấy những ngân hàng nào có xem xét, phân tích đánh giá khách hàng theo những chuẩn mực tiêu chí thì chất lượng tín dụng cao, hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra.

3.9 GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC:

- Có kế hoạch đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo cán bộ Ngân hàng vừa giỏi về chuyên môn nghiệp vụ vừa đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng, có chế độ khuyến khích và đãi ngộ cán bộ. Nâng cao trình độ quản trị, điều hành, tổ chức và xây dựng bộ máy hoạt động hiệu quả. .

- Các NHTMCP có chiến lược phát triển nguồn nhân lực có tính dài hạn thông qua các hình thức đưa cán bộ đi đào tạo tại nước ngoài; liên kết trường đại học đào tạo; thông qua các cổ đông nước ngoài có thể học tập được kinh nghiệm về quản lý; về đào tạo. Đặc biệt chú trọng đến đạo đức nghề nghiệp, đây là tiêu chuẩn hàng đầu trong tuyển chọn, quy họach, bổ nhiệm.

3.10 GIẢI PHÁP THAM GIA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ : 3.10.1 Tham gia đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp:

Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp là một kênh tín dụng gián tiếp của ngân hàng nhưng có mức độ an toàn cao hơn, rủi ro ít hơn. Tuy nhiên, không phải bất kỳ loại trái phiếu của doanh nghiệp nào cũng được ngân hàng đầu tư. NH chỉ nên xem xét đầu tư vào trái phiếu của Doanh nghiệp được xếp loại AA và được niêm yết giao dịch trên thị trường chứng khoán.

3.10.2 Tham gia thị trường tiền tệ:

Ngoài việc tham gia thị trường tiền tệ liên ngân hàng, các NHTMCP phải là thanh viên của thị trường mở. Bởi vì, thị trường mở là một công cụ điều hành chính sách tiền tệ gián tiếp của NHNN để điều hành khối lượng cung tiền cũng như điều

tiết lãi suất thị trường nhằm giúp cho NHTMCP sử dụng vốn khả dụng một cách hiệu quả.

3.11 PHÁT TRIỂN MẠNH HOẠT ĐỘNG MARKETING :

- Đẩy mạnh công tác marketing: Các ngân hàng cần xây dựng được những chiến lược marketing phù hợp bao gồm các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm dịch vụ Ngân hàng đến đông đảo khách hàng để tạo điều kiện cho khách hàng làm quen với các dịch vụ Ngân hàng và nhận thức được tiện ích của những sản phẩm dịch vụ này.

- Xác định và lựa chọn khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng để phát triển sản phẩm dịch vụ phù hợp với đặc điểm, quy mô, phạm vi hoạt động của từng NH. Tạo sự khác biệt trong các sản phẩm dịch vụ thông qua việc tăng các tiện ích dịch vụ hoặc thực hiện các dịch vụ trọn gói.

- Có chiến lược phát triển kinh doanh, xác định thị trường hoạt động, thực hiện các bước tiếp cận khách hàng, xây dựng tốt mối quan hệ khách hàng

- Công bố các thông tin tài chính để người dân tiếp cận, nắm bắt nhằm thu hút người dân quan hệ với Ngân hàng và hạn chế được những rủi ro về thông tin. Nâng cao năng lực về vốn thông qua các hình thức phát hành cổ phiếu qua thị trường chứng khoán, lợi nhuận để lại, từ nguồn thu nợ đã được xử lý,..

3.12 GIẢI PHÁP HỔ TRỢ :

3.12.1 Cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động của Ngân hàng:

(1) Về quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng: Ngân hàng Nhà nước ban hành các quy định chuẩn mực về quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm phát triển thị trường tiền tệ, nâng cao hiệu quả của các công cụ quản lý, tạo điều kiện cho thị trường phát huy được vai trò điều tiết, vai trò hướng dẫn, chi phối, phù hợp với nền kinh tế thị trường, vừa tạo điều kiện cho các NHTMCP chủ động, linh hoạt trong hoạt động kinh doanh.

(3) Đẩy mạnh hoạt động tái cơ cấu lại hệ thống Ngân hàng, cũng như quá trình củng cố chấn chỉnh hoạt động của NHTMCP trên địa bàn TP:

(4) Tạo điều kiện tiếp cận với các nguồn vốn có lãi suất thấp để các NHTMCP có điều kiện hiện đại hóa công nghệ ngân hàng.

3.12.2 Giải pháp phát triển đồng bộ các thị trường:

- Phát triển đồng bộ các thị trường tài chính, thị trường tiền tệ như thị trường trái phiếu, tín phiếu; thị trường chứng khoán; thị trường ngoại tệ;

- Thành lập một số quỹ đầu tư chứng khoán, thành lập và đưa vào hoạt động tổ chức định mức tín nhiệm cho thị trường nợ, tạo điều kiện cho thị trường này phát triển, góp phần phát triển thị trường tiền tệ phát triển.

3.12.3 Chủ trương của TPHCM: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tạo điều kiện xây dựng TPHCM là trung tâm tài chính - tiền tệ trong nước và của cả khu vực Đông nam Á. Là cầu nối thông qua các hoạt động tổ chức hội thảo, triển lãm cho các nhà sản xuất, cung ứng kỹ thuật, công nghệ hiện đại và các NHTMCP tiếp cận nhau, tìm hiểu, nắm bắt thông tin về công nghệ

- Tạo điều kiện hổ trợ cho ngân hàng phát triển các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Phát triển các loại trái phiếu của địa phương, đảm bảo loại trái phiếu này có khả năng thanh khoản cao nhằm kích thích các NHTMCP tham gia đầu tư

KẾT LUẬN CHƯƠNG III

Từ những thực trạng hoạt động NHTMCP trên địa bàn TPHCM, những yêu cầu trong quá trình hội nhập, chương III đã xáx định mục tiêu , lộ trình và nguyên tắc phát triển hoạt động NHTMCP trong thời gian tới, để trên cơ sở đó, mạnhy dạn đề xuất những nhóm giải pháp vừa mang tính khắc phục những tồn tại cũ vừa tạo điều kiện nâng cao hiệu quả và năng lực hoạt động của các NHTMCP trên địa bàn TPHCM trong quá trình cạnh tranh và hội nhập. Theo đó có những giải pháp nội tại đối với NHTMCP, những giải pháp hổ trợ từ Ngân hàng nhà nước Việt nam và UBND TPHCM….

Những giải pháp đưa ra đều trên cơ sở lý luận , có tính thực tiển và được kiểm chứng qua kết qủa khảo sát thực tế.

KẾT LUẬN

Hiện nay, hệ thống Ngân hàng Việt Nam đang trong quá trình hội nhập có nhiều cơ hội cho các NHTM nói chung, cho hệ thống NHTMCP nói riêng nhưng cũng đứng trước nhiều thách thức, trở ngại. Vấn đề quan trọng nhất là biết tận dụng những cơ hội nào cho mình, biết những thách thức nào để có thể khắc phục và vượt qua.

Trong điều kiện cơ chế chính sách vừa chưa đồng bộ vừa chưa hoàn chỉnh, lại thiếu nhiều quy chế, chuẩn mực hoạt động; về công nghệ, hạ tầng kỹ thuật còn ở trình độ còn thấp, chưa có sự kết nối, tập trung dữ liệu cao; về dịch vụ thiếu nhiều tính tiện ích, chưa tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh; về vốn tự có thì quá thấp, năng lực tài chính, quy mô hoạt động còn nhỏ; về khả năng thanh toán vẫn chưa cao trong khi chưa có quy trình quản trị rủi ro, quản trị thanh khoản; nguồn nhân lực vừa yếu vừa thiếu chưa đáp ứng các yêu cầu nâng cao, hưa thiế lập hệ thống ảnh báochưa có chiến lược kinh doanh trong tầm trung và dài hạn…

Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều diễn biến thuận lợi nhưng cũng có nhiều tác động bất lợi nhưng hệ thống NHTMCP đã khẳng định được vị trí của mình, ổn định và giữ vững thị phần hoạt động. Tuy nhiên, trước những cạnh tranh gay gắy và trước những yêu cầu hội nhập thì hoạt động của hệ thống NHTMCP trên địa bàn vẫn còn nhiều hạn chế như : vốn thấp, quy mô hoạt động chưa cao; trình độ công nghệ thấp; trình độ quản lý còn nhiều bất cập; nhân sự chưa đáp ứng yêu cầu; chưa thiết lập hệ thống cảnh báo, chưa có quản trị rủi ro hoàn thiện; chưa có chiến lược kinh doanh toàn diện và lâu dài….

Với những lý luận cơ bản về NHTM và từ những thực trạng hoạt động NHTMCP trên địa bàn, luận văn đã tập trung nghiên cứu hoạt động và phát triển

Những giải pháp đều xuất đều có nghiên cứu trên những cơ sở lý luận cũng như tính thực tiển của các giải pháp. Đặc biệt, bản thân đã cố gắng thực hiện khảo sát thăm dò ý kiến của những nhà kinh doanh ngân hàng ( NHTMCP, NHTMNN ), những nhà hoạch định chiến lược, cơ chế, chính sách của NHTW, những nhà quản lý ở tầm vĩ mô hoạt động của NHTMCP, những chuyên gia lý luận nghiên cứu về những nội dung phân tích đánh giá thực trạng hoạt động ngân hàng, những giải pháp đề xuất; nhìn chung đều thống nhất cao với những tình hình hoạt động và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động NHTMCP trên địa bàn TPHCM

Tuy nhiên, đề tài chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung hết sức chân tình và quý báu của quý thầy cô và những người có quan tâm đến vấn đề này để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Hồ Diệu ( 2002 ), “ Quản trị ngân hàng ”, Nxb, Thống kê, TPHCM .

2. TS. Nguyễn Văn Tiến, Học viện ngân hàng ( 2002 ), “ Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng ”,Nxb, Thống kê .

3/ GS.TS Lê văn Tư – Lê Tùng Vân – Lê Minh Hải, ( 2001 ) “ Tiền tệ, Ngân hàng, Thị trường tài chính ”, Nxb, Thống kê .

TÀI LIỆU DỊCH

1. DWIGHI S.RITTER ( biên dịch: Nguyễn Tiến Dũng, Lê Ngọc Liên, Nghiêm chí minh, Trần Duy Tú ) ( 2002 )“ Giao dịch ngân hàng hiện đại - kỹ năng phát triển các dịh vụ tài chính ”, Nxb, Thống kê .

2. Peter S.Rose, ( 2001 ) “ Quản trị ngân hàng thương mại ”, Nxb, Tài chính, Hà nội.

CÁC VĂN BẢN, CHẾ ĐỘ, BÁO CÁO

1. Các website tham khảo:

- Website Bộ Tài Chính: http://www.mof.gov.vn.

Một phần của tài liệu 291 Nâng cao hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại cổ phần trong quá trình cạnh tranh và hội nhập (Trang 78)