Bảng 2.11 - Khả năng thanh toán của các NHTMCP - Đơn vị tính : Tỷ đồng; %
Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004
1. Cho vay trung dài hạn 1.539 2.088 3.525 5.124 7.408 10.880 14.182
2. Nguồn vốn trung dài hạn để cho vay 1.324 1.232 1.433 1.856 2.286 3.461 5.656 3. Chênh lệch {(1)-(2)} 215 856 2.092 3.268 5.122 7.419 8.526 4. Nguồn vốn ngắn hạn dùng để cho vay TDH 9.936 10.648 10.668 18.987 24.485 34.229 44.049 5. Tài sản có động 9.928 10.269 16.317 20.148 26.434 39.235 54.175 6. T.Sản nợ dễ biến động 5.439 5.919 8.979 10.314 13.012 26.325 37.271 7.Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung dài hạn ( % )
2,29 8,04 19,61 17,21 20,62 21,67 19,36 8. Tỷ lệ TSC động/TSN dễ
biến động ( lần ) 1,83 1,73 1,82 1,95 2,03 1,49 1,45
Nguồn số liệu : Ngân hàng nhà nước chi nhánh TPHCM
Tình hình chung qua bảng 2.11 cho thấy các NHTMCP chưa sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn trong tỷ lệ cho phép ( trước tháng 6/05 : ≤ 30%, từ tháng 7/05 : ≤ 40%); về tỷ lệ khả năng thanh khoản ( TSC động / TSN dễ biến động ≥ 1 )
2.3.6 Thực trạng và năng lực phát triển dịch vụ NH hiện đại :
Bảng 2.12 - Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ trên tổng thu nhập của các hệ thống NH từ năm 2000 đến 30/6/05 dưới đây phản ảnh kết quả chung đạt được trong quá trình phát triển dịch vụ tài chính – ngân hàng của các NHTMCP trên địa bàn TPHCM trong mối tương quan so sánh trong mối tương quan với các hệ thống NH khác trên địa bàn ( Xem bảng 2.12 ).
Bảng 2.12 - Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ trên tổng thu nhập của các hệ thống NH từ năm 2000 đến 30/6/05 Đơn vị: % 2000 2001 2002 2003 2004 30/6/05 Ngân hàng Thu TD Thu DV Thu TD Thu DV Thu TD Thu DV Thu TD Thu DV Thu TD Thu DV Thu TD Thu DV NHTMCP 57,4 42,6 56,8 43,2 67,0 33,0 67,5 32,5 65,1 35,9 68,6 31,4 NHTMNN 61,5 38,5 61,5 38,5 74,2 25,8 74,6 25,4 73.7 26,3 74,3 25,7 NHLD 44,4 55,6 47,5 52,5 51,7 48,3 46,2 53,8 49,2 50,8 59,0 41,0 NHNNg 64,0 36,0 59,6 40,4 57,3 42,7 60,2 39,8 58,9 41,1 36,1 63,9 Bình quân trên địa bàn thị phần 60,7 39,3 59,2 40,8 67,8 32,2 70,2 29,8 68,3 31,7 64,7 35,3
Nguồn số liệu : NHNN chi nhánh TPHCM
2.6.3.1 Các dịch vụ về kinh doanh ngoại hối:
(1) Đối với việc phát triển các dịch vụ kinh doanh ngoại tệ hiện hữu, tập
trung ở nhóm 1 và nhóm 2 các NHTMCP trên địa bàn TP. HCM có khả năng cạnh tranh khá mạnh và chiếm thị phần tương đối cao so với hệ thống các NHTM khác trên địa bàn. Thậm chí có những dịch vụ mà các NHTMCP tỏ ra vượt trội so với các NHTM khác như dịch vụ chi trả kiều hối, chiếm 65 - 70% thị phần; phát triển mạng lưới thu đổi ngoại tệ... đây là nguồn vốn ngoại tệ bổ sung quan trọng để các NHTMCP tăng cung trong việc cho vay, thanh toán xuất nhập khẩu, mà trước đó nguồn vốn này luôn ở trong tình trạng bội chi.
Vấn đề về quản lý, kinh doanh ngoại tệ là vấn đề hết sức nhạy cảm, chịu sự tác động của kinh tế thế giới, kinh tế trong nước, giá trị sức mua của đồng nội tệ, lãi suất, vấn đề cạnh tranh … Vì vậy để hoạt động dịch vụ này của các NHTMCP ổn
định đã là vấn đề khó khăn nhưng để tăng trưởng thì lại càng khó khăn hơn. Do đó cứ 1% tăng trưởng các dịch vụ ngoại hối này của các NHTMCP có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động ngân hàng. Từ những số liệu so sánh trên cho thấy việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế đối với các NHTM trong nước nói chung và với các NHTMCP nói riêng đang đặt ra nhiều thách thức cần có những biện pháp tháo gỡ.
(2) Phát triển những dich vụ kinh doanh ngoại tệ, vàng hiện đại: - Dịch vụ quyền lựa chọn tiền tệ:
Dịch vụ quyền lựa chọn tiền tệ là một dịch vụ mới ở Việt Nam và NHTMCP Xuất Nhập Khẩu (EIB) là ngân hàng đầu tiên triển khai thực hiện. Đến nay, có 08 ngân hàng trên địa bàn TP. HCM thực hiện dịch vụ này, trong đó có 2 NHTMCP: VCBHCM; EIB; ACB; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển; SGD II Ngân hàng Công thương; HSBC; Deutsche Bank; Citibank. Đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ này là các doanh nghiệp. Theo đó các doanh nghiệp có thể mua, bán một loại ngoại tệ nào đó trên thị trường thông qua ngân hàng theo tỷ giá có lợi cho doanh nghiệp vào thời điểm được ấn định. Dịch vụ này hạn chế tối đa rủi ro cho doanh nghiệp khi tỷ giá biến động, tránh cho doanh nghiệp khi cần thanh toán phải mua ngoại tệ với giá cao hoặc bán với giá thấp.
- Dịch vụ Option Vàng:
Hiện có 2 NHTMCP ( ACB, Sacombank ) đã triển khai dịch vụ này, đây là dịch vụ mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng và ngân hàng nhờ hạn chế các rủi ro do biến động giá. Đồng thời tạo điều kiện cho các ngân hàng chủ động trong hoạt động khai thác và sử dụng vốn bằng vàng hoặc đảm bảo giá trị vàng, cũng như hoạt động kinh doanh vàng.
2.3.6.2 Các dịch vụ về thẻ thanh toán :
Một số NHTMCP trên địa bàn TP. HCM phát triển mạnh các dịch vụ này như: ACB, EIB, Đông Á, Phương Nam, Sài Gòn Thương Tín...Doanh số thực hiện thanh toán thẻ năm 2004 là 11.430 tỷ đồng, tăng gấp 56 lần so với năm 2001, trong đó các NHTMCP trên địa bàn TP. HCM chiếm tỷ trọng 13,7% trong tổng doanh số thanh toán thẻ. Trong 6 tháng đầu năm 2005, doanh số thanh toán thẻ đạt 8.705 tỷ đồng, bằng 76,2% doanh số năm 2004.
Các NHTMCP tham gia dịch vụ thẻ thanh toán dưới 3 hình thức:
- Tham gia làm thành viên của các tổ chức thẻ quốc tế (Visa Card,
Mastercard...). Hiện có 2 NHTMCP trên địa bàn (ACB, EIB) đã tham gia và một
số các NH khác đang làm thủ tục để tham gia thành viên của các tổ chức thẻ quốc tế. Ưu điểm của việc tham gia thành viên là các NHTMCP được hỗ trợ về mặt nghiệp vụ, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, mạng lưới thanh toán rộng khắp trên toàn thế giới.
- Đại lý thanh toán thẻ, với các sản phẩm: Visa International; Mastercard International; JCB International; Diners Club International; American Express International … Hiện nay các NHTMCP trên địa bàn đang làm đại lý của nhiều công ty thẻ khác nhau trên thế giới.
- Phát hành thẻ nội địa, với các sản phẩm: thẻ rút tiền, thẻ ghi nợ nội địa
như thẻ ACB Card; thẻ ACB e-Card; EAB Card; Sacombank Card
(*) Về dịch vụ thẻ ATM:
Đây là dịch vụ phổ biến, hiện nay một số NHTMCP phát triển dịch vụ thẻ ATM đa năng như rút tiền gửi tiết kiệm; Rút và gửi vào tài khoản tiền gửi cá nhân, thanh toán hoá đơn điện nước, cước phí bưu điện…
(*) Phát triển tài khoản cá nhân :
- Gắn liền với quá trình phát triển hệ thống máy ATM, dịch vụ thẻ ATM và thẻ nội địa khác là quá trình phát triển hệ thống tài khoản cá nhân. Đến nay tổng số lượng tài khoản cá nhân trên địa bàn đạt khoảng 600.000 tài khoản, (tăng gấp 5,3 lần ) với tổng số dư trên tài khoản là 10 ngàn tỷ đồng ( tăng gấp 6,4 lần) so với năm 2001; trong đó tỷ lệ tài khoản cá nhân mở tại các NHTMCP là 23,5%
2.3.6.3 Những dịch vụ mới mang tính hổ trợ và tạo tiện ích cao:
Đây là những sản phẩm dịch vụ mà các NHTMCP đang quan tâm thực hiện cùng với các NH khác trên địa bàn như : dịch vụ tư vấn tài chính và đầu tư tiền tệ; thanh toán bằng điện thoại di động; ngân hàng trực tuyến (Online- banking); dịch vụ homebanking; dịch vụ phone-banking:
2.3.6.4 Những khó khăn trong việc phát triển dịch vụ của NHTMCP:
(*) Vấn đề vốn:
Phát triển các hoạt động dịch vụ ngân hàng hiện nay gắn liền với quá trình hiện đại hóa công nghệ kinh doanh ngân hàng, do đó nhu cầu vốn rất lớn, vượt quá khả năng tài chính của nhiều ngân hàng, nhất là đối với các ngân hàng nhỏ, khả năng tài chính thấp.
(*) Vấn đề công nghệ:
- Sự phát triển chưa đồng đều về công nghệ giữa các NHTMCP nói riêng và toàn hệ thống NHTM nói chung còn nhiều hạn chế. Chương trình phần mềm, chưa đáp ứng được các yêu cầu của hoạt động quản lý, hoạt động kinh doanh ngân hàng, một số NHTMCP vẫn sử dụng các phần mềm cũ, xử lý chậm và quản trị dữ liệu
không cao, không phù hợp với yêu cầu phát triển hiện nay. Bên cạnh đó sự phối hợp liên kết trong phát triển công nghệ còn hạn chế.
(*) Vấn đề bảo mật:
Ứng dụng công nghệ để phát triển các hoạt động dịch vụ, nhất là trong hoạt động dịch vụ thanh toán hiện đại không chỉ liên kết trên mạng trong hệ thống ngân hàng, trên toàn quốc mà còn liên kết toàn cầu . Chính điều này phát sinh vấn đề an toàn và bảo mật trong thanh toán.
(*) Khó khăn vướng mắc từ phía nền kinh tế:
- Số lượng khách hàng sử dụng các tiện ích, sản phẩm dịch vụ hiện đại còn chưa cao so với thực tế quy mô dân số trên địa bàn TP.
- Một số ngành điện, nước, bưu điện.. chưa thật sự tạo điều kiện cần thiết cho các dịch vụ thanh toán qua tài khoản cá nhân mở tại các ngân hàng. Do đó hiện nay vẫn còn thu tiền mặt là chủ yếu.
- Đường truyền dữ liệu của các NHTM phụ thuộc vào chất lượng đường truyền của ngành bưu chính viễn thông, các NH trên địa bàn không chủ động được đường truyền. Sự nghẽn mạch hoặc tốc độ truyền chậm thường xuyên xảy ra.
2.3.7 Thực trạng về nguồn nhân lực và trình độ quản trị của các NHTMCP trên địa bàn TP. HCM: NHTMCP trên địa bàn TP. HCM:
Trong những năm gần đây các NHTMCP đã có những cố gắng trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của mình. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại :
- Năng lực, trình độ khả năng thẩm định dự án, đánh giá dự án, thẩm định khách hàng để quyết định cho vay còn thấp.
- Phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp của một số cán bộ, nhân viên trong các NHTMCP trên địa bàn TP. HCM bị suy đồi, tha hóa biến chất đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động ngân hàng.
- Hiệu quả hoạt động tổ chức, quản trị và điều hành còn thấp so với các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh. Trong thực tế, công tác quản trị nhân sự tại một số NHTMCP chưa được nhìn nhận như một nguồn lực quan trọng để qua đó đầu tư và phát triển, điều đó cuõng là một yếu tố cản trở sự phát triển của ngân hàng.
2.3.8 Hiệu quả hoạt động của các NHTMCP trên địa bàn TPHCM:
2.3.8.1 Phân tích, đánh giá chung hiệu quả hoạt động của các NHTMCP (ROA, ROE ):
Khả năng sinh lời của một ngân hàng được đặc trưng bởi 2 chỉ số: lãi trên vốn tự có (ROE) và lãi trên tài sản có (ROA).
Bảng 2.13 - Khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động của NHTMCP từ năm 2001 đến năm 2004 Đơn vị tính: tỷ đồng; %
Chỉ tiêu 31/12/01 31/12/02 31/12/03 31/12/04
1. Tổng thu nhập 2.107 2.445 3.947 5.587
2. Tổng chi phí 1.808 1.962 3.323 4.642
3. Lợi nhuận trước thuế 299 483 624 945
4. Tổng tài sản có 27.634 34.625 47.765 67.559 5. Vốn tự có 2.011 2.304 2.937 4.260 6. Tổng thu nhập / Tổng tài sản có ( % ) 7,62 7,06 8,26 8,27 7. Tổng chi phí / Tổng tài sản có ( % ) 6,54 5,67 6,96 6,87 8.Tổng chi phí / Tổng thu nhập ( % ) 85,81 80,25 84,19 83,08 9. ROA ( % ) 1,08 1,39 1,31 1,40 10. ROE ( % ) 14,87 20,96 21,25 22,18
Từ bảng 2.13 cho thấy khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động của NHTMCP có xu hướng tăng biểu hiện qua những chỉ tiêu đều đạt tốc độ tăng trưởng khả quan qua các năm :
Lợi nhuận trước thuế
0 200 400 600 800 1000 2001 2002 2003 2004 Hiệu quả hoạt động kinh doanh 0 5 10 15 20 25 2001 2002 2003 2004 Năm % ROA ROE
- Tổng thu nhập và tổng chi phí đều tăng năm sau cao hơn năm trước nhưng tốc độ tăng của tổng thu nhập (tăng 2,65 lần so với năm 2001) nhanh hơn tốc độ tăng của tổng chi phí (tăng 2,56 lần so với năm 2001), từ đó dẫn đến lợi nhuận trước thuế ở năm 2004 tăng gấp 3,16 lần so với năm 2001.
- Đối với những chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn như chỉ tiêu tổng thu nhập/Tổng tài sản có và chỉ tiêu tổng chi phí/Tổng tài sản có đều đạt mức tăng trưởng tích cực theo hướng mức thu nhập trên một đồng sử dụng tài sản có tăng bình quân ở năm 2001 là 7,62 đồng, đến năm 2004 là 8,27 đồng; trong khi đó chi phí bỏ ra trên 1 đồng sử dụng tài sản có bình quân ở các năm gần như ổn định (năm 2001 là 6,54 đồng; 2002 : 5,67 đồng; năm 2003 : 6,96 đồng; năm 2004 : 6,87 đồng).
- Hệ số ROE của NHTMCP có xu hướng tăng nhanh qua các năm từ năm 2001: 14,87% đến năm 2004: 22,18%.
Nếu lấy lãi suất tiền gửi tiết kiệm 8%/năm làm chi phí cơ hội (chi phí vốn tối thiểu), thì đa số các NHTMCP có chỉ số ROE lớn hơn 8 % tính đến 31/12/04, đảm bảo hoạt động hiệu quả.
- Hệ số ROA của NHTMCP cũng có xu hướng tăng nhanh qua các năm từ năm 2001: 1,08% đến năm 2004: 1,4%.
2.3.8.2 Phân tích mối quan hệ giữa ROA và ROE trên cơ sở kết cấu vốn của một số NHTMCP và NHTMNN:
Để xác định hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời của các NH trên cơ sở kết cấu vốn, để từ đó rút ra một kết cấu vốn hợp lý, hiệu quả cho các NHTMCP.
Bảng số liệu dưới đây được thiết lập dựa trên cơ sở chọn một số NHTMCP trên địa bàn TPHCM có quy mô lớn, vừa, nhỏ có so sánh trên mối tương quan với các NHTM Nhà nước có quy mô vốn lớn (VCB, NHNO-PTNT, NHĐTPT, NHCT) và một số NHTMCP có hội sở chính ngoài địa bàn TPHCM (NHTMCP Kỹ thương).
Sử dụng công thức : ROE = ROA x VTC / Tổng TSC
Xem bảng 2.14 - Mối quan hệ ROA và ROE trên cơ sở kết cấu vốn năm 2003
Qua bảng số liệu của năm 2003, ta thấy :
- Hệ số ROE của EAB là cao nhất 28,5%, tiếp đến là Sacombank 25,91%, ACB 25,12%, TCB 18,90%. Các NHTMNN có hệ số ROE thấp hơn nhiều, thấp nhất là NHCTVN 5,59%, hệ số ROE cao nhất của hệ thống NHTMNN cũng chỉ có ngân hàng NO-PTNT 11,48%. Điều đó chứng tỏ mức độ lợi nhuận ròng của các NHTMNN chưa tăng tương ứng ( thấp hơn ) với mức độ tăng vốn tự có bình quân của các NH này.
- Hệ số ROA cao nhất là của VAB 1,82%, tiếp đến là của EAB 1,7%, Sacombank 1,55%, ACB chỉ có 1,31%. Các NHTM NN thì lại quá thấp, thấp nhất là NHCT 0,28%; điều này cũng chứng tỏ rằng mức tăng lợi nhuận ròng chưa tương ứng ( thấp hơn ) với mức tăng tổng tài sản có bình quân.
- Nếu xét trên mức độ quan hệ giữa hệ số ROE và ROA thông qua kết cấu vốn ( tỷ lệ VTC trên tổng tài sản có ) thì cho thấy một số NHTMCP tuy có hệ số ROE thấp hơn các NH khác nhưng do có kết cấu vốn cao hơn nên dẫn đến hệ số ROA khá cao như ngân hàng VAB : ROE 11,91%, kết cấu vốn tự có/tổng TSC 15,3% nên hệ số ROA lên đến 1,82%; ngân hàng PTN : ROE 18,0%, kết cấu vốn tự có/tổng TSC 8,22% nên hệ số ROA 1,48% . Các NHTM NN hệ số ROE thấp, kết cấu vốn thấp nên hệ số ROA cũng thấp; ngoại trừ VCB có hệ số ROE 11,7% ( cao nhất trong khối NHTMNN ) nhưng kết cấu vốn chỉ có 5,84% ( cao nhất trong khối NHTMNN ) nên hệ số ROA cũng chỉ đạt 0,90%.
Xem bảng 2.15 - Mối quan hệ ROA và ROE trên cơ sở kết cấu vốn năm 2004:
Qua bảng số liệu năm 2004, cho thấy: