Thực trạng về nguồn nhân lực và trình độ quản trị của các NHTMCP

Một phần của tài liệu 291 Nâng cao hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại cổ phần trong quá trình cạnh tranh và hội nhập (Trang 47)

NHTMCP trên địa bàn TP. HCM:

Trong những năm gần đây các NHTMCP đã có những cố gắng trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của mình. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại :

- Năng lực, trình độ khả năng thẩm định dự án, đánh giá dự án, thẩm định khách hàng để quyết định cho vay còn thấp.

- Phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp của một số cán bộ, nhân viên trong các NHTMCP trên địa bàn TP. HCM bị suy đồi, tha hóa biến chất đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động ngân hàng.

- Hiệu quả hoạt động tổ chức, quản trị và điều hành còn thấp so với các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh. Trong thực tế, công tác quản trị nhân sự tại một số NHTMCP chưa được nhìn nhận như một nguồn lực quan trọng để qua đó đầu tư và phát triển, điều đó cuõng là một yếu tố cản trở sự phát triển của ngân hàng.

2.3.8 Hiệu quả hoạt động của các NHTMCP trên địa bàn TPHCM:

2.3.8.1 Phân tích, đánh giá chung hiệu quả hoạt động của các NHTMCP (ROA, ROE ):

Khả năng sinh lời của một ngân hàng được đặc trưng bởi 2 chỉ số: lãi trên vốn tự có (ROE) và lãi trên tài sản có (ROA).

Bảng 2.13 - Khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động của NHTMCP từ năm 2001 đến năm 2004 Đơn vị tính: tỷ đồng; %

Chỉ tiêu 31/12/01 31/12/02 31/12/03 31/12/04

1. Tổng thu nhập 2.107 2.445 3.947 5.587

2. Tổng chi phí 1.808 1.962 3.323 4.642

3. Lợi nhuận trước thuế 299 483 624 945

4. Tổng tài sản có 27.634 34.625 47.765 67.559 5. Vốn tự có 2.011 2.304 2.937 4.260 6. Tổng thu nhập / Tổng tài sản có ( % ) 7,62 7,06 8,26 8,27 7. Tổng chi phí / Tổng tài sản có ( % ) 6,54 5,67 6,96 6,87 8.Tổng chi phí / Tổng thu nhập ( % ) 85,81 80,25 84,19 83,08 9. ROA ( % ) 1,08 1,39 1,31 1,40 10. ROE ( % ) 14,87 20,96 21,25 22,18

Từ bảng 2.13 cho thấy khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động của NHTMCP có xu hướng tăng biểu hiện qua những chỉ tiêu đều đạt tốc độ tăng trưởng khả quan qua các năm :

Lợi nhuận trước thuế

0 200 400 600 800 1000 2001 2002 2003 2004 Hiệu quả hoạt động kinh doanh 0 5 10 15 20 25 2001 2002 2003 2004 Năm % ROA ROE

- Tổng thu nhập và tổng chi phí đều tăng năm sau cao hơn năm trước nhưng tốc độ tăng của tổng thu nhập (tăng 2,65 lần so với năm 2001) nhanh hơn tốc độ tăng của tổng chi phí (tăng 2,56 lần so với năm 2001), từ đó dẫn đến lợi nhuận trước thuế ở năm 2004 tăng gấp 3,16 lần so với năm 2001.

- Đối với những chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn như chỉ tiêu tổng thu nhập/Tổng tài sản có và chỉ tiêu tổng chi phí/Tổng tài sản có đều đạt mức tăng trưởng tích cực theo hướng mức thu nhập trên một đồng sử dụng tài sản có tăng bình quân ở năm 2001 là 7,62 đồng, đến năm 2004 là 8,27 đồng; trong khi đó chi phí bỏ ra trên 1 đồng sử dụng tài sản có bình quân ở các năm gần như ổn định (năm 2001 là 6,54 đồng; 2002 : 5,67 đồng; năm 2003 : 6,96 đồng; năm 2004 : 6,87 đồng).

- Hệ số ROE của NHTMCP có xu hướng tăng nhanh qua các năm từ năm 2001: 14,87% đến năm 2004: 22,18%.

Nếu lấy lãi suất tiền gửi tiết kiệm 8%/năm làm chi phí cơ hội (chi phí vốn tối thiểu), thì đa số các NHTMCP có chỉ số ROE lớn hơn 8 % tính đến 31/12/04, đảm bảo hoạt động hiệu quả.

- Hệ số ROA của NHTMCP cũng có xu hướng tăng nhanh qua các năm từ năm 2001: 1,08% đến năm 2004: 1,4%.

2.3.8.2 Phân tích mối quan hệ giữa ROA và ROE trên cơ sở kết cấu vốn của một số NHTMCP và NHTMNN:

Để xác định hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời của các NH trên cơ sở kết cấu vốn, để từ đó rút ra một kết cấu vốn hợp lý, hiệu quả cho các NHTMCP.

Bảng số liệu dưới đây được thiết lập dựa trên cơ sở chọn một số NHTMCP trên địa bàn TPHCM có quy mô lớn, vừa, nhỏ có so sánh trên mối tương quan với các NHTM Nhà nước có quy mô vốn lớn (VCB, NHNO-PTNT, NHĐTPT, NHCT) và một số NHTMCP có hội sở chính ngoài địa bàn TPHCM (NHTMCP Kỹ thương).

Sử dụng công thức : ROE = ROA x VTC / Tổng TSC

Xem bảng 2.14 - Mối quan hệ ROA và ROE trên cơ sở kết cấu vốn năm 2003

Qua bảng số liệu của năm 2003, ta thấy :

- Hệ số ROE của EAB là cao nhất 28,5%, tiếp đến là Sacombank 25,91%, ACB 25,12%, TCB 18,90%. Các NHTMNN có hệ số ROE thấp hơn nhiều, thấp nhất là NHCTVN 5,59%, hệ số ROE cao nhất của hệ thống NHTMNN cũng chỉ có ngân hàng NO-PTNT 11,48%. Điều đó chứng tỏ mức độ lợi nhuận ròng của các NHTMNN chưa tăng tương ứng ( thấp hơn ) với mức độ tăng vốn tự có bình quân của các NH này.

- Hệ số ROA cao nhất là của VAB 1,82%, tiếp đến là của EAB 1,7%, Sacombank 1,55%, ACB chỉ có 1,31%. Các NHTM NN thì lại quá thấp, thấp nhất là NHCT 0,28%; điều này cũng chứng tỏ rằng mức tăng lợi nhuận ròng chưa tương ứng ( thấp hơn ) với mức tăng tổng tài sản có bình quân.

- Nếu xét trên mức độ quan hệ giữa hệ số ROE và ROA thông qua kết cấu vốn ( tỷ lệ VTC trên tổng tài sản có ) thì cho thấy một số NHTMCP tuy có hệ số ROE thấp hơn các NH khác nhưng do có kết cấu vốn cao hơn nên dẫn đến hệ số ROA khá cao như ngân hàng VAB : ROE 11,91%, kết cấu vốn tự có/tổng TSC 15,3% nên hệ số ROA lên đến 1,82%; ngân hàng PTN : ROE 18,0%, kết cấu vốn tự có/tổng TSC 8,22% nên hệ số ROA 1,48% . Các NHTM NN hệ số ROE thấp, kết cấu vốn thấp nên hệ số ROA cũng thấp; ngoại trừ VCB có hệ số ROE 11,7% ( cao nhất trong khối NHTMNN ) nhưng kết cấu vốn chỉ có 5,84% ( cao nhất trong khối NHTMNN ) nên hệ số ROA cũng chỉ đạt 0,90%.

Xem bảng 2.15 - Mối quan hệ ROA và ROE trên cơ sở kết cấu vốn năm 2004:

Qua bảng số liệu năm 2004, cho thấy:

- Nhìn chung hệ số ROA và ROE của các NHTMCP có xu hướng tăng năm sau cao hơn năm trước. Ở năm 2004, hệ số ROE của ACB là cao nhất 33,43%, tiếp đến là EAB 27,6%, Sacombank 26,27%, PTN 22,52%. NHTMCP có hội sở chính ngoài địa bàn TPHCM là TCB 26,06%. Riêng ACB mức độ lợi nhuận ròng đã tăng tương ứng với mức độ tăng vốn tự có bình quân.

- Hệ số ROA cao nhất là của ngân hàng SGCT 2,5%, kế đến là ngân hàng PTN 1,71%; Sacombank 1,66%; ACB 1,61%; EAB chỉ có 1,31%; TCB 1,17%.

- Nếu xét trên mức độ quan hệ giữa hệ số ROE và ROA thông qua kết cấu vốn ( tỷ lệ VTC trên tổng tài sản có ) thì cho thấy một số NHTMCP tuy có hệ số ROE thấp hơn các NH khác nhưng do có kết cấu vốn cao hơn nên dẫn đến hệ số ROA khá cao như ngân hàng SGCT có hệ số 19,7%, kết cấu vốn 12,68% nên hệ số ROA lên đến 2,5%; Ngân hàng PTN : ROE 22,5%, kết cấu vốn tự có/tổng TSC 7,6% nên hệ số ROA lên đến 1,71%. Ngược lại TCB có hệ số ROE rất cao 26,06%, nhưng kết cấu vốn tự có/tổng TSC chỉ có 5,49% nên hệ số ROA chỉ có 1,43%; ngân

hàng EAB có hệ số ROE rất cao 27,6%, nhưng kết cấu vốn tự có/tổng TSC chỉ có 4,74% nên hệ số ROA chỉ có 1,31% .

Tóm lại, qua tính toán các chỉ tiêu theo hệ số ROE, ROA 2 năm 2003 và 2004 rút ra một số vấn đề sau:

- Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì mức tăng lợi nhuận ròng phải đạt mức tăng tương ứng với mức tăng của VTC và mức tăng của tổng tài sản có.

- Các NH có kết cấu vốn ( VTC/Tổng TSC ) càng cao thì hệ số ROA càng lớn. Theo đó, kết cấu vốn hợp lý phải đạt từ 8,5% trở lên.

2.4 THỰC TRẠNG VỀ VIỆC XÂY DỰNG VÀ THIẾT LẬP HỆ THỐNG QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ HỆ THỐNG CẢNH BÁO HOẠT ĐỘNG: QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ HỆ THỐNG CẢNH BÁO HOẠT ĐỘNG:

2.4.1 Xác định những rủi ro thường xảy ra:

Đối với rủi ro tín dụng:

Hậu quả của rủi ro tín dụng rất lớn thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn, nợ đọng trên tổng dư nợ cho vay của các NHTM.

Rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ:

Kinh doanh ngoại tệ đây là lĩnh vực rất nhạy cảm và chịu nhiều sự tác động bởi lãi suất, lạm phát, tình hình cung cầu ngoại tệ, tình hình xuất nhập khẩu trên thị trường, do vậy rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ xuất phát từ hai vất đề chính là khả năng tài chính của khách hàng và sự biến động tỷ giá.

Đối với rủi ro lãi suất:

Rủi ro này thường xuyên xảy ra trong thực tế, nhưng hầu như ít gây chú ý cho các nhà quản trị NH. Trong hoạt động Ngân hàng thường xuyên xảy ra sự mất cân đối về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ, sự biến động tăng giảm lãi suất trên thị trường nên Ngân hàng phải chịu rủi ro về lãi suất. Nhất là trong giai đoạn hiện

nay khi các NH được cho phép sử dụng tối đa tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn (40%) khi lãi suất thị trường tăng thì giá trị hiện tại của các khoản cho vay (TS có) giảm nhanh và nhiều hơn gia 1trị hiện tại của khoản vốn huy động (TS nợ) dẫn đến thiệt hại về tài sản cho NH.

Rủi ro trong thanh khoản:

Trong thực tế, nhiều ngân hàng cho rằng khi có nhu cầu thanh toán thì có thể vay bất kỳ khi nào cần đến. Do đó, không cần phải dự trữ thanh khoản nhiều dưới hình thức các tài sản có giá cả ổn định và dễ chuyển nhượng. Trong những năm gần đây, tình trạng thiếu hụt ngân quỹ ở một mức độ lớn tại một số ngân hàng đã chỉ ra rằng vấn đề thanh khoản là không thể bỏ qua.

2.4.2 Thực trạng việc quản lý rủi ro:

Hiện nay nhiều NH chưa xây dựng được hệ thống quản lý rủi ro và hệ thống cảnh báo trong hoạt động ngân hàng. Việc xác định và phòng ngừa rủi ro chủ yếu tập trung vào việc áp dụng những quy định của NHNN như :

- Đối với rủi ro tín dụng: thực hiện khống chế tỷ lệ cho vay một khách hàng, tỷ lệ cho vay 10 khách hàng lớn nhất, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn …

- Đối với rủi ro kinh doanh ngoại tệ : áp dụng trạng thái ngoại tệ. - Đối với rủi ro thanh khoản : thực hiện tỷ lệ dự trử bắt buộc.

2.4.3 Việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro, hệ thống cảnh báo:

- Chỉ một số NHTMCP tổ chức thực hiện hệ thống quản lý rủi ro tốt như: + ACB thực hiện quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân quỹ như kiểm soát các hạn mức: giao dịch, đối tác, ngăn lỗ, trạng thái mở, trạng thái ngoại hối; quản lý rủi ro thanh khoản, lãi suất, tỷ giá, vàng; rủi ro thị trường. Quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng . Xây dựng kế hoạch ứng phó tình trạng khẩn cấp, đây là

một bài học kinh nghiệm của ACB về tin đồn thất thiệt, dân chúng kéo đến rút tiền hàng loạt, làm mất khả năng thanh toán…

+ Sacombank xác lập mô hình quản lý rủi ro và quản lý tài sản nợ - tài sản có; thiết lập hệ thống quản lý chất lượng tín dụng .

- Phần lớn các NHTMCP chưa xây dựng được quy trình quản lý rủi ro, thiết lập hế thống cảnh báo. Việc quản lý rủi ro chỉ thực hiện nhất thời.

2.5 PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ NHỮNG CHUẨN MỰC AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHTMCP TRÊN AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHTMCP TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM :

Bảng 2.16 dưới đây phản ảnh tổng quát nhất những chuẩn mực an toàn và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP trên địa bàn TPHCM.

Bảng 2.16 - Chỉ tiêu tổng quan về hệ số an toàn và hiệu quả hoạt động

Nguồn số liệu : NHNN chi nhánh TPHCM Đơn vị tính : (%) Thực hiện qua các năm

Chỉ tiêu Chuẩn mực quy định 2000 2001 2002 2003 2004 I. Chuẩn mực, an toàn 1. Hệ số an toàn vốn ≥ 8% 12,04 11,82 10,32 9,45 8,71 2. Tỷ lệ sử dụng ngvốn ngắn hạn để c.vay TDH ≤ 30% 19,61 17,21 20,62 21,67 19,36 3. Khả năng thanh khoản

( TSC / TSN dễ b. động ) ≥ 1 lần 1,82 1,95 2,03 1,49 1,45

II. Chất lượng tín dụng

1. NQH / Tổng dư nợ ≤ 5% 24,51 18,23 9,21 6,35 3,65 2. Nợ khó đòi/Tổng NQH 76,91 80,01 77,08 77,57 63,60

III. Hiệu quả hoạt động kinh doanh

1. ROA 1,08 1,39 1,31 1,40

Biểu đồ diễn biến về các chuẩn mực an toàn hoạt động của các NHTMCP trên địa bàn TPHCM từ năm 2000 đến 2004

Các chuẩn mực an tồn trong hoạt động Ngân hàng 0 5 10 15 20 25 2000 2001 2002 2003 2004 Năm % Hệ số an tồn vốn Tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay TDH Khả năng thanh khoản (TSC/TSN dễ biến động) Cht lượng tín dng 0 20 40 60 80 100 2000 2001 2002 2003 2004 Năm % NQH/Tổng dư nợ Nợ khĩ địi/Tổng NQH

Qua số liệu trên cho thấy tình hình hoạt động của các NHTMCP trên địa bàn TPHCM ngày càng được ổn định hơn, hiệu quả hơn:

- Hệ số an toàn vốn tuy giảm dần qua các năm nhưng vẫn đạt tỷ lệ trên mức tối thiểu 8% ( năm 2004 8,71% ); trong khi đó tỷ lệ này của các NHTMNN ( dưới 8% )chưa đảm bảo quy định. Tỷ lệ này phản ảnh vốn tự có của các NH tuy có tăng nhưng mức tăng tài sản có rủi ro tăng nhanh hơn.

- Tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng ngày càng giảm dần, đến cuối năm 2004 đạt tỷ lệ 3,65% ( dưới mức quy định 5% ) . Tuy nhiên tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ quá hạn vẫn còn khá cao đến năm 2004 vẫn còn 63,6% .

- Hệ số thanh khoản và tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn được phép để cho vay trung dài hạn chưa vượt mức quy định, điều này góp phần hạn chế rủi ro trong thanh khoản cho các NHTM.

- Hệ số ROE và ROA nhìn chung khả quan, nhưng cần có một cơ cấu vốn hợp lý ( Vốn tự có/ tổng TS bình quân ) hơn thì hiệu quả mang lại sẽ cao hơn nữa .

2.6 TỔNG QUAN VỀ THỊ PHẦN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NHTMCP SO SÁNH VỚI CÁC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG KHÁC CÁC NHTMCP SO SÁNH VỚI CÁC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN:

Từ những tình hình và kết quả hoạt động của các NHTMCP được đúc kết và phản ảnh qua thị phần hoạt động của các NHTMCP để thấy được thực lực hoạt động NHTMCP trong quá trình cạnh tranh và hội nhập thể hiện như sau ( xem đồ thị diễn biến doanh số hoạt động ) :

2.6.1 Thị phần huy động vốn:

So sánh thị phần với các tổ chức tín dụng khác cho thấy tình hình huy động vốn của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM tăng dần qua các năm, ( thị phần vốn huy động từ 29,6% năm 2000 lên 34,1% ở thời điểm 30/6/05; thể hiện sự phát triển dần lên của các NHTMCP và cùng với các NHTMNN giữ vai trò chủ đạo trong tập trung huy động nguồn vốn của xã hội ( Bảng 2.19 )

2.6.2 Thị phần đầu tư, cho vay, cung ứng vốn cho nền kinh tế:

Tương tự như thị phần huy động vốn, thị phần cho vay của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM tăng dần qua các năm, từ 25,2% năm 2000 lên 30,6% ở thời điểm 30/6/05; thể hiện sự tăng trưởng ổn định của các NHTMCP và cùng với các NHTMNN giữ vai trò chủ đạo trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế .

2.6.3 Thị phần thanh toán quốc tế:

- Thị phần thanh toán mậu dịch ( hàng nhập – hàng xuất ) của NHTMCP có

biến động thay đổi . Năm 2000, thị phần thanh toán hàng xuất 10,72%, thanh toán hàng nhập 25,92%; đến năm 2004 thị phần tương ứng là 16,9% ( tăng ), 23,85%

Một phần của tài liệu 291 Nâng cao hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại cổ phần trong quá trình cạnh tranh và hội nhập (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)