Đối với rủi ro tín dụng:
Hậu quả của rủi ro tín dụng rất lớn thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn, nợ đọng trên tổng dư nợ cho vay của các NHTM.
Rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ:
Kinh doanh ngoại tệ đây là lĩnh vực rất nhạy cảm và chịu nhiều sự tác động bởi lãi suất, lạm phát, tình hình cung cầu ngoại tệ, tình hình xuất nhập khẩu trên thị trường, do vậy rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ xuất phát từ hai vất đề chính là khả năng tài chính của khách hàng và sự biến động tỷ giá.
Đối với rủi ro lãi suất:
Rủi ro này thường xuyên xảy ra trong thực tế, nhưng hầu như ít gây chú ý cho các nhà quản trị NH. Trong hoạt động Ngân hàng thường xuyên xảy ra sự mất cân đối về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ, sự biến động tăng giảm lãi suất trên thị trường nên Ngân hàng phải chịu rủi ro về lãi suất. Nhất là trong giai đoạn hiện
nay khi các NH được cho phép sử dụng tối đa tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn (40%) khi lãi suất thị trường tăng thì giá trị hiện tại của các khoản cho vay (TS có) giảm nhanh và nhiều hơn gia 1trị hiện tại của khoản vốn huy động (TS nợ) dẫn đến thiệt hại về tài sản cho NH.
Rủi ro trong thanh khoản:
Trong thực tế, nhiều ngân hàng cho rằng khi có nhu cầu thanh toán thì có thể vay bất kỳ khi nào cần đến. Do đó, không cần phải dự trữ thanh khoản nhiều dưới hình thức các tài sản có giá cả ổn định và dễ chuyển nhượng. Trong những năm gần đây, tình trạng thiếu hụt ngân quỹ ở một mức độ lớn tại một số ngân hàng đã chỉ ra rằng vấn đề thanh khoản là không thể bỏ qua.