Các biện pháp nâng cao trình độ sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Sông Mã sau cổ phần hoá (Trang 78 - 82)

liệu trong sản xuất kinh doanh.

Hệ số sử dụng nguyên vật liệu hữu ích của Công ty từ 0.92% đến 0.95%. Đây là một tỷ lệ thấp Công ty đã quản lý vật tư, quản lý chất lượng không chặt chẽ, chính vì vậy đã làm tăng chi phí trong giá thành và giảm lợi nhuận có thể có được từ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nguyên nhân:

- Định mức tiêu hao vật tư và cấp phát vật tư cho sản phẩm chưa chặt chẽ.

- Hạn chế về tay nghề và công nghệ sản xuất.

- Chế độ quản lý lao động, quản lý tiền lương chưa thật sự hợp lý chưa làm cho CBNV nêu cao tính chủ động trong kinh doanh.

Các biện pháp tăng cường kỹ thuật và quản lý

- Sử dụng phòng Kế hoạch kỹ thuật lập định mức tiêu hao vật tư và giá vật tư một cách chặt chẽ trước khi đưa vào sản xuất sản phẩm cho các tổ lao động.

+ Với định mức tiêu hao vật tư: công ty phải xây dựng ban hành và tổ chức thực hiện các định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp với đặc điểm của từng chủng loại sản phẩm, trình độ trang thiết bị của công ty. Các định mức phải được phổ biến đến tận người thực hiện, công bố công khai cho người lao động trong công ty biết để thực hiện và kiểm tra, giám sát. Định kỳ công ty phải

thực hiện đánh giá lại định mức vật tư để từ đó không ngừng hoàn thiện hệ thống định mức. Trường hợp không thực hiện được các định mức, làm tăng chi phí phải phân tích rõ nguyên nhân, trách nhiệm để xử lý theo quy định. Nếu do nguyên nhân chủ quan phải bồi thường thiệt hại, từ đó mới kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các trường hợp tiêu hao vật tư quá mức.

+ Với giá vật tư: cần quản lý chặt chẽ giá mua vật tư ở các khâu. Các chi phí gia công chế biến, vận chuyển, thu mua phát sinh cần phải được theo dõi đầy đủ trên hóa đơn, chứng từ của bộ tài chính. Thường xuyên duy trì mối quan hệ với nhiều bạn hàng, nguồn hàng nhằm so sánh giá thu mua và chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, từ đó tiến hành chọn lọc các nhà cung ứng vật tư, nguyên liệu đầu vào với chất lượng phù hợp và giá cả hợp lý để phục vụ sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, trong hợp đồng ký kết với các nhà cung ứng công ty cần qui định rõ ràng về thời gian giao hàng cũng như các chế độ phạt do giao hàng chậm so với qui định trong hợp đồng, thực hiện nghiêm chỉnh việc phạt do chậm tiến độ giao hàng, mức phạt nên để ở mức 10% giá trị lô hàng giao chậm. Điều này sẽ đảm bảo cho quá trình sản xuất luôn tiến hành liên tục, không gây lãng phí vốn.

- Không sử dụng hình thức trả lương thời gian đối với các tổ sản xuất mà cần sử dụng hình thức trả lương sản phẩm đối với tất cả các tổ để tạo ra tinh thần chủ động, sáng tạo trong lao động, đồng thời đó cũng là biện pháp tiết kiệm các chi phí hữu hiệu nhất, kết hợp với biện pháp thưởng khuyến khích chắc chắn sẽ nâng cao được hiệu quả của Công ty.

- Đầu tư công nghệ mới, tăng cường thiết bị, máy móc để giảm bớt lao động thủ công, như thế cũng chính là nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tỷ lệ phế phẩm, phế liệu trong sản xuất kinh doanh.

3.3. Kiến nghị với cơ quan nhà nước.

Bên cạnh việc cố gắng phát huy tiềm lực và khả năng sẵn có của đơn vị thì sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện của các cơ quan, ban ngành cấp trên trong và ngoài tỉnh là nguồn động viên, hỗ trợ hết sức to lớn không thể thiếu và có ý nghĩa quan trọng đối với công ty. Cụ thể như:

Tạo cơ chế, chính sách hợp lý để thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp thành công ty cổ phần theo chủ trương của đảng và nhà nước

Các thủ tục hành chính nhanh gọn, tạo cơ chế chính sách hợp lý phù hợp với điều kiện thực tế giúp cho doanh nghiệp phát triển và khuyến khích các dự án đầu tư.

Có chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp khi thực hiện các dự án mang tính chất xã hội.

Đề nghị UBND Tỉnh, Thành phố, các sở ban nghành xử lý nghiêm khắc các tổ chức, đơn vị cá nhân có đất bị thu hồi không chấp hành quyết định.

UBND tỉnh nên có mức giá hợp lý trong việc đấu giá thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất nhằm tạo sự hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư.

Đối với các dự án được phê duyệt mà công ty đã ứng vốn đầu tư xây dựng, đề nghị UBND Thành phố nhanh chóng thanh toán kinh phí thực hiện.

Trong quá trình sử dụng và khai thác quỹ đất của tỉnh đề nghị các sở ban nghành phối hợp, kết hợp chặt chẽ với công ty trong việc thành lập hội đồng kiểm kê BTGPMB, tiến hành tổ chức kiểm kê, áp giá lập dự toán để thực hiện đền bù GPMB, nhằm sớm đưa các khu đất bị thu hồi vào sử dụng có hiệu quả, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

KẾT LUẬN

Phân tích đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp là một công việc rất quan trọng là phương pháp chủ yếu để tìm ra các ưu nhược điểm trong hoạt động của Doanh nghiệp, tìm ra các tiềm năng chưa được khai thác để có biện pháp tận dụng. Các cán bộ lãnh đạo trong Doanh nghiệp tuy luôn quan tâm đến hiệu quả của doanh nghiệp mình, tìm nhiều cách để nâng cao hiệu quả, nhưng lại thường không quan tâm một cách chi tiết đến việc phân tích các hoạt động của Doanh nghiệp.

Nhận thức được vấn đề đó em đặt mục tiêu phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh để tìm ra các biện pháp làm tăng hiệu quả.

Trong quá trình làm chuyên đề thực tập, em đã cố gắng sưu tầm tài liệu, sách báo viết về vấn đề này, đồng thời gặp gỡ học hỏi một số người có kinh nghiệm trong quản lý sản xuất kinh doanh và trên cả là sự giúp đỡ tận tình của Thầy giáo hướng dẫn PGS. TS Phạm Văn Vận, em đã thu lượm, đề xuất và trình bày một số phương pháp, các chỉ tiêu phân tích mà theo em là khá thích hợp đối với Công Ty Sông Mã. Việc phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty được thực hiện sau quá trình thu thập các số liệu và trao đổi với các cán bộ có kinh nghiệm quản lý của Công ty. Vì vậy các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh có khả năng áp dụng được cho Công ty.

Tuy nhiên do đặc điểm của thị trường có nhiều biến động khi thực hiện biện pháp này cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng hơn để đảm bảo tính khả thi của nó.

Một lần nữa cho phép em được bày tỏ lòng cám ơn chân thành với thầy giáo hướng dẫn, các thầy cô giáo trong Khoa Kế hoạch & Phát triển - trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân, các cán bộ nhân viên trong Công ty Sông Mã đã giúp đỡ em hoàn thành bài chuyên đề thực tập này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các bài báo cáo tổng kết tình hình hoạt động của công ty sông mã các năm từ 2004 đến 2008.

2. Bài giới thiệu về quá trình hình thành và chức năng nhiêm vụ, cơ cấu tổ chức của Công ty Sông Mã.

3. Các bản Kế Hoạch sản xuất kinh doanh từ năm 2004 đến năm 2008. 4. Tham khảo một số tài liệu ở thư viện trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân

5. PGS.TS Phạm Thị Gái (2004) giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, nhà xuất bản thống kê Hà Nội.

6. Giáo trình kinh tế chính trị Mac-Lênin, nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội.

7. TS Vũ Duy Hào (2000) Những vấn đề cơ bản về quản trị tài chính doanh nghiệp, nhà xuất bản thống kê Hà Nội.

8. Đỗ Hoàng Tam (1997) Lý thuyết quản lý kinh tế, nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.

9.Nguyễn Tấn Bình - Phân tích hoạt động doanh nghiệp. Nhà xuất bản đại học quốc gia TP.HCM 2003.

10. PGS.TS Ngô Thế Chi - đọc, lập, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 2001, nhà xuất bản thống kê.

11. PGS.TS Nguyễn Văn Nam - giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp, nhà xuất bản tài chính 2002

12. TS Lưu Thi Hương (2002) - giáo trình tài chính doanh nghiệp, nhà xuất bản giáo dục Hà Nội.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Sông Mã sau cổ phần hoá (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w