Khai thác mở rộng thị trường nhằm tăng doanh thu

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Sông Mã sau cổ phần hoá (Trang 65 - 71)

* Để có thể mở rộng thị trường cần phải áp dụng chính sách về hoạt động Marketing đó là 4 chính sách: chính sách sản phẩm, chính sách giá cả chính sách phân phối và chính sách giao tiếp khuyến khích. 4 chính sách này không độc lập với nhau mà chúng phối hợp vối nhau một cách chặt chẽ để phát huy hiệu quả tối đa.

a. Chính sách sản phẩm :

- Về mảng xây dựng và kinh doanh nhà thì phải có nhiều công trình đa dạng, phong phú về chủng loại như: Khách sạn, Nhà hàng, nhà vườn, nhà Liên kế, Biệt thự, chung cư cao tầng, các công trình công cộng…Bên cạnh đó công ty cần phải chú trọng, quan tâm hơn nữa đến các mảng kinh doanh khác như: kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh nhà hàng khách sạn vui chơi giải trí, kinh doanh vân tải đường bộ và thủy, kinh doanh dịch vụ cho thuê nhà ở, làm đại lý phân phối hàng tiêu dùng cho các doanh nghiệp ...Có như vậy thì công ty sẽ ngày càng phát triển tốt hơn.

- Xây dựng, ban hành quy chế, quy định thống nhất trong toàn công ty yêu cầu các đơn vị xây lắp trong quá trình thi công phải tuân thủ đầy đủ và nghiêm ngặt các quy trình, quy phạm xây dựng, chủ động có kế hoạch thực hiện đảm bảo tiến độ thi công để những công trình do Công ty xây dựng đều đảm bảo về chất lượng cũng như tiến độ, đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật tạo được niềm tin, uy tín đối với khách hàng.

- Tạo uy tín sản phẩm: trao đổi lắng nghe ý kiến của khách hàng nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm của công ty về mọi mặt, hình dáng mẫu mã, màu sắc, độ bền và độ an toàn…

Chiến lược chủng loại:

+ Thiết lập chủng loại và đổi mới chủng loại:

Tiếp tục giữ gìn vị trí đã có trên thị trường truyền thống với các bạn hàng truyền thống như: xây dựng các dự án cho tỉnh và thành phố, xây dựng các khu nhà liên kế…Ngoài ra phải đặc biệt chú ý tới việc xây dựng các chung cư cao tầng, nhà hàng, khách sạn, biệt thự, nhà vườn…Bên cạnh đó cũng không ngừng mở rộng và chiếm lĩnh thị trường ở các mảng kinh doanh khác như: kinh doanh vật liệu xây dựng. kinh doanh nhà hàng khách sạn vui chơi giải trí, kinh doanh dịch vụ vận tải, kinh doanh dịch vụ cho thuê nhà ở…vì những mảng kinh doanh này sẽ tạo ra những cơ hội rất lớn cho việc tăng doanh thu và mở rộng thị trường

+ Hạn chế chủng loại :

Trong quá trình sản xuất kinh doanh phải nắm bắt được những thông tin phản hồi, điều tra các khả năng tiềm ẩn để xử lý những sản phẩm, những bộ phận không thích hợp, không đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật và một số tính năng khác cần phải sửa chữa sai sót, cải tiến hoặc loại bỏ, hạn chế, để cho ra đời những bộ phận, những sản phẩm được ưa chuộng hơn đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

+ Chiến lược biến đổi chủng loại :

Trong biến đổi chủng loại không nhất thiết phải năm nào, kỳ nào cũng có sản phẩm mới mà có thể chỉ đơn giản là cải tiến hình dáng, mẫu mã, màu sắc, một số đặc tính khác biệt ....nhưng có thể mang lại cho Công ty cơ hội tiêu thụ lớn

Hoạch định sản phẩm:

Tuy rằng hiện nay Công ty đã và đang có những bạn hàng truyền thống, thị trường truyền thống song thiết nghĩ Công ty không nên chỉ thoả mãn với những gì đã có hiện tại mà phải hướng tới nhu cầu của tương lai, chuẩn bị

những sản phẩm, những mảng kinh doanh kế tiếp cho tương lai, cần phải tác động vào nhu cầu của các khách hàng, bạn hàng để tạo ra nhu cầu mới để cho ra những sản phẩm mới.

Tạo uy tín :

Các sản phẩm Công ty phải có dấu ấn công ty: đó là nhãn hiệu, đó là mác, đó là chữ quảng cáo trên sản phẩm, đồng thời đó cũng có thể là chất lượng sản phẩm đã làm thoả mãn nhu cầu của khách hàng, còn in đậm, còn lưu giữ trong tâm của mỗi khách hàng. Công ty phải làm sao cho khách hàng có một tâm lý an toàn, yên tâm, tin tưởng tuyệt đối vào sản phẩm mà công ty xây dựng, công ty kinh doanh.

Tuy đã có chính sách sau bán hàng, duy tu bảo dưỡng sản phẩm song việc sử dụng chính sách này nên đưa về việc quản lý tốt chất lượng sản phẩm để sao cho không cần phải sử dụng đến bảo hành sản phẩm như vậy, uy tín Công ty sẽ ngày được củng cố.

Bao bì sản phẩm:

Không như các sản phẩm khác, công trình xây dựng không sử dụng bao gói (vì đây là bất động sản), nhưng có thể Công ty phải sử dụng một số biện pháp sau:

+ Nên trang trí màu sắc công trình hài hoà, mỹ thuật, sử dụng các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong công nghệ sơn tường.

+ Nên tìm hiểu phong thủy, các hướng đất tốt phù hợp với từng công trình để tạo tâm lý an tâm, thoái mái cho khách hàng khi sử dụng.

b. Chính sách giá cả

Giá bán là một yếu tố có quan hệ chặt chẽ với doanh thu, việc xác định giá bán hợp lý là một giải pháp tốt để tăng nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hóa, tăng nhanh vòng quay vốn từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Muốn vậy công ty cần xây dựng một chính sách giá linh hoạt, mềm dẻo căn

cứ vào giá thành sản xuât của công ty, giá bán của các sản phẩm cùng loại của các hãng cạnh tranh và quan hệ trên thị trường cung cầu.

Với Công ty, có thể sử dụng một số phương pháp xác lập chính sách giá cả như sau :

- Chiến lược giá hướng vào doanh nghiệp, chiến lược này hướng vào mục tiêu nội tại của xí nghiệp, vào chi phí, Công ty phải tăng cường các biện pháp quản lý chi phí, nhất là trong khâu quản lý sử dụng vật tư, kỹ thuật để giảm bớt phế liệu và phế phẩm nhằm tối thiểu hoá chi phí, tối đa hoá lợi nhuận.

- Chiến lược giá hướng ra thị trường :

Có nhiều chính sách giá hướng ra thị trường, có thể ban đầu là định giá thấp để đột nhập sâu vào thị trường, doanh số bán tăng... Nhưng với công ty, một đơn vị không chỉ kinh doanh một loại sản phẩm, cho nên phải áp dụng đồng thời nhiều biện pháp với nhiều loại sản phẩm khác nhau, cụ thể là :

+ Trong kinh doanh vật tư, dịch vụ nhà hàng khách sạn vui chơi giải trí, dịch vụ vân tải… Nên sử dụng chính sách nhập sâu và bán tăng doanh số với giá thấp.

+ Trong sản xuất các sản phẩm chính ( vì sản phẩm thường là đơn chiếc, số lượng ít, giá cả lớn) Công ty nên coi trọng đến chất lượng hàng hoá để bán ở mức ngang giá hoặc cao hơn giá trị thường tuỳ thuộc vào từng loại yêu cầu chất lượng đặt hàng của khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. Chính sách phân phối, lựa chọn kênh phân phối

- Công ty có thể sử dụng kênh phân phối trực tiếp trong phân phối sản phẩm chính (các công trình xây dựng)

- Với kinh doanh vật tư và dịch vụ nhà hàng khách sạn… có thể sử dụng cả ba kênh phân phối : Kênh trực tiếp, kênh phân phối ngắn, kênh phân phối dài.

d. Chính sách giao tiếp khuyếch trương

Giao tiếp khuyếch trương là một công cụ quan trọng để thực hiện chiến lược Marketing của Công ty. Khuyếch trương, giao tiếp của Công ty nên dùng một số nội dung chủ yếu như : Quảng cáo, các hoạt động yểm trợ, xúc tiến bán hàng.

Quảng cáo:

Tiếp tục sử dụng các hình thức quảng cáo mà Công ty đã áp dụng. Đồng thời nên bổ xung một số hình thức quảng cáo khác như:

+ Quảng cáo trên thông tin đại chúng

+ Đưa các sản phẩm nhà ở mới, dịch vụ kinh doanh mới có chất lượng cao của Công ty thường xuyên trên báo chí để khách hàng biết được năng lực sản xuất hàng hóa và kinh doanh dịch vụ của Công ty để tạo thêm uy tín và chỗ đứng cho thương hiệu của công ty.

Xúc tiến bán hàng:

Công ty nên sử dụng nội dung sau:

+ Hàng năm nên hội nghị khách hàng để nắm bắt những ưu, khuyết điểm của hàng hóa và những nhu cầu, những thay đổi phát sinh trong quá trình sử dụng hàng hóa. Sau hội nghị, hội thảo nên có quà tặng cho các đại biểu, khách hàng để tạo ra một bầu không khí thông cảm, hòa đồng tạo sự vui vẻ tin tưởng và thực sự hiểu nhau giữa Công ty và khách hàng của Công ty.

+ In, phát hành, giới thiệu các sản phẩm mới của Công ty, một số tính năng ưu việt và quan trọng là hiệu quả kinh tế, giá thành sản phẩm, giá phải chăng so với sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác.

Các hoạt động yểm trợ:

+ Tham gia hoặc chính Công ty phải là người sáng lập, đi đầu trong việc thành lập hiệp hội các nhà kinh doanh cùng ngành nghề để nhằm khuyếch

trương sản phẩm của mình và cũng là để bảo vệ thị trường, bảo vệ giá cả, để giúp đỡ nhau trong sản xuất, kinh doanh.

+ Tham gia các hội chợ triển lãm khi có điều kiện.

Trên đây là một số biện pháp khai thác mở rộng thị trường của Công ty, Công ty cần phải liên tục đẩy mạnh khai thác nhằm mục đích mang lại lợi nhuận cao nhất.

* Thực tế để thực hiện được sự cạnh tranh trên thị trường, công ty thường sử dụng bốn chiến lược ở trên tuy nhiên công ty cần nên lưu ý rằng trong nền kinh tế thị trường thì việc mua bán chịu là không thể thiếu. Nó trở thành một thứ công cụ khuyến khích của người bán mà vai trò của nó là thu hút thêm khách hàng mới và tăng doanh thu bán hàng. Vì vậy công ty cần phải:

- Xác định mục tiêu bán chịu: nhằm thúc đẩy tăng doanh thu, giải tỏa hàng tồn kho, tạo uy tín về năng lực tài chính của công ty.

- Xác định các điều kiệm bán chịu: thông thường căn cứ vào mức giá bán, lãi suất nợ vay và thời hạn bán chịu, và lịch sử thanh toán, năng lực tài chính của khách hàng.

- Tính toán hiệu quả của chính sách bán chịu: thực chất là so sánh giữa chi phí phát sinh do bán chịu với lợi nhuận mà chúng mang lại. Điều quan trọng nhất ở đây là công ty cần phải gắn liền một cách chặt chẽ việc bán chịu với các chính sách thu hồi công nợ và các hình thức chiết khấu, giảm giá phù hợp, mền dẻo linh hoạt nhằm giúp cho công ty nhanh chóng thu lại phần vốn bị chiếm dụng, tăng khối lượng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ, đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn.

- Nhờ bán chịu hàng hóa sản phẩm cho khách, công ty có thể tiêu thụ được một khối lượng hàng lớn so với không bán chịu cho khách do đó doanh thu tiêu thụ tăng thêm làm cho các chỉ tiêu có liên quan đến doanh thu tiêu thụ

cũng được cải thiện. Tuy nhiên mặt trái của chính sách này là làm giảm một số chỉ tiêu như vòng quay vốn lưu động, kỳ thu tiền bình quân...

Vì vậy để thực hiện chính sách này có hiệu quả, công ty nên thực hiện: + Giao trách nhiệm cho một bộ phận trong phòng kinh doanh chuyên giải quyêt các vấn đề xung quanh chính sách bán chịu.

+ Có phương án xử lý cụ thể đối với từng khoản bán chịu sao cho giảm được các chi phí thu tiền, nợ khó đòi...Đồng thời vẫn đảm bảo bù đắp được mọi rủi ro công ty có thể phải gánh chịu khi áp dụng chính sách bán chịu.

+ Thời hạn bán chịu không quá dài.

+ Xác định khách hàng có khả năng thanh toán nợ trong tương lai.

+ Xác định mức giá bán chịu phải cao hơn mức giá bán thanh toán ngay.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Sông Mã sau cổ phần hoá (Trang 65 - 71)