Phân tích tình hình thực hiện các chỉ tiêu hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh
Bảng 3:kết quả về thực hiện một số chỉ tiêu .
Đơn vị tính : Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1. doanh thu 108.075 120.540 138.079 120.626 100.000 2. Giá vốn hàng bán 90.620 100.250 115.029 103.156. 84.325 3. Lợi tức gộp 17.455 20.290 23.05 17.470 15.675 4. Chi phí bán hàng 2.000 2.500 3.000 3.500 4.000 5. Chi phí quản lý dn 5.000 5.000 5.500 4.000 2.000 222 6. Lợi tức thuần từ hd kinh
doanh
7. Lợi tức hoạt động tài chính 100 150 200 350 300 8. Lợi tức bất thường 20 50 20 40 50 9. Tổng lợi tức trước thuế 10.575 12.990 14.770 10.360 10.025 10. Thuế lợi tức phải nộp 2.644 3.247 3.692 2.590 2.506 11. Lợi tức sau thuế 7.931 9.743 11.078 7.770 7.519
Nguồn: báo cáo tài chính công ty Sông Mã các năm2004-2008
a. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp.
Bảng 4: Nhóm chỉ tiêu tổng hợp. Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1.Doanh thu (Triệu đồng) 108.075 120.540 138.079 120.626 100.000
Tốc độ tăng (%) 11,53 14,55 -12,64 -17,1
2.Tổng vốn sản xuất bình quân trong kỳ (Triệu đồng)
49.150 54.840 60.690 65.340 69.545 Tốc độ tăng (%) 11,57 10,66 7,66 6,43 3.Sức sản xuất của vốn (lần) 2,2 2,2 2,27 1,84 1,44 Tốc độ tăng (%) 0 12,27 -18,94 -21,74 4.Tổng chi phí sx và tiêu thụ trong kỳ (Triệu đồng) 97.620 107.750 123.529 110.656 100.325 Tốc độ tăng (%) 10,37 14,64 -10,42 -9,33
5.Doanh thu trên chi phí sx và tiêu thụ trong kỳ (lần)
1,1 1,12 1.12 1,09 1,1
Tốc độ tăng (%) 1,82 0 -2,68 0,91
6.Lợi nhuận (Triệu đồng) 7.931 9.743 11.078 7.770 7.519
Tốc độ tăng (%) 22,84 13,70 -29,86 -3,23
7.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (%)
7,3 8 8 6,4 7,5
Tốc độ tăng (%) 9,59 0 -20 17,19
8.Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn (%)
Tốc độ tăng (%) 10,1 2,7 -34,84 -9,08 9.Tỷ suất lợi nhuận trên
tổng chi phí sx và tiêu thụ
(%)
8 9 9 7 8,3
Tốc độ tăng (%) 12,5 0 -22,22 18,57
Nguồn: báo cáo tài chính công ty Sông Mã các năm2004-2008
- Doanh thu:
Ta thấy trong giai đoạn 2004-2006 doanh thu tăng dần và tốc độ tăng năm sau thì cao hơn tốc độ tăng năm trước. Năm 2005 doanh thu tăng 12,465 tỷ đồng tương đương 11,53% so với năm 2004, năm 2006 con số này là 17,539 tỷ đồng tương 14,55% so với năm 2005. Nguyên nhân của việc tăng này là một mặt do sản lượng hàng bán ra có sự thay đổi, mặt khác công ty cũng điều chỉnh tăng giá bán theo tỷ lệ lạm phát chung trong nước.
Nhưng từ năm 2007 đến 2008 doanh thu đã giảm nhanh, năm 2007 doanh thu giảm 17,453 tỷ đồng tương đương 12,64% so với năm 2006, năm 2008 giảm 20,626 tỷ đồng tương đương 17,1% so với năm 2007. Một mặt vì giá nguyên vật liệu xây dựng tăng mạnh làm thị trương nhà đất trầm đi, mặt khác do công ty đang từng bước tiến hành cổ phần hóa nên các công ty con gặp rất nhiều khó khăn trong việc liên doanh liên kết,tìm kiếm thị trường.
- Doanh thu trên chi phí sx và tiêu thụ trong kỳ
Chỉ tiêu này tăng nhẹ trong giai đoạn 2004 - 2006, năm 2004 doanh thu trên chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ là 1,1 điều đó có nghĩa là cứ 1 đồng chi phí tạo ra được 1,1 đồng doanh thu. Tương tự trong năm 2005 và 2006 là 1,12 và 1,12 có được điều này là do chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ không ngừng tăng qua các năm nhưng nhờ có nhiều biện pháp về doanh thu thích hợp nên tỷ lệ tăng về doanh thu vẫn lớn hơn một ít so với tỷ lệ tăng về chi phí sản xuất và tiêu thụ.
Năm 2007 chỉ tiêu này giảm nhẹ còn 1,09 tức cứ một đồng chi phí tạo ra 1,09 đồng doanh thu, nhưng năm 2008 chỉ tiêu này cũng đang dần hồi phục. Tuy giá cả vật liệu đầu vào tăng mạnh cùng với đó là bước đầu tiến hành cổ phần hoá nhưng chỉ tiêu này không giảm nhiều là do công tác quản lý chi phí và quản lý nhân công được công ty quan tâm đúng mực, bên cạnh đó công ty cũng đã sử dụng nhiều biện pháp tích cưc nhằm xây dựng mục tiêu tăng doanh thu.
- Lợi nhuận
Từ năm 2004 đến năm 2006 có xu hướng tăng nhanh cụ thể lợi nhuận năm 2005 tăng 1,812 tỷ đồng tương đương 22,84% so với năm 2004, năm 2006 tăng 1,335 tỷ đồng tương đương 13,7% so với năm 2005. Có được kết quả này là do qui mô doanh thu của giai đoạn nay tăng (mặc dù chi phí của công ty cũng tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu và chi phí xấp xỉ nhau nên lợi nhuận tăng theo quy mô kinh doanh của công ty.
Nhưng năm 2007 thì lợi nhuận giảm một khối lượng khá lớn giảm 3.308 triệu đồng tương đương 29,86% so với năm 2006 do công ty đang bước đầu tiến hành cổ phần hoá trong khi giá cả đầu vào không ngừng tăng, năm 2008 giảm 251 triệu đồng tương đương 3,32% so với năm 2007 tức là lợi nhuận có xu hướng giảm ít đi, đây là một dấu hiệu khả thi, và đáng mừng chứng tỏ các doanh nghiệp đã rất nổ lực trong sản xuất và kinh doanh khi cổ phần hóa trong điều kiện tình hình kinh tế cả nước và thế giới đều rất khó khăn.
- Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu
Qua bảng biểu trên ta thấy chỉ tiêu này tăng dần từ năm 2004 đến năm 2006. Năm 2004 tỷ suất lợi nhuân theo doanh thu của công ty là 7,3% điều đó có nghĩa cứ 100 đồng doanh thu tạo ra được 7,3 đồng lợi nhuận, tương tự trong năn 2005 và 2006 chỉ tiêu này lần lượt là 8 và 8. Có được kêt
quả này là do công ty đã chú trọng đầu tư nghiên cứu thị trường, đưa nhiều sản phẩm mới ra thị trường thành công, có chính sách tiêu thụ sản phẩm hợp lý.
Tuy nhiên đến năm 2007 thì chỉ tiêu này giảm mạnh còn 6,4% tức giảm 20% so với năm 2006 là do cả lợi nhuận và doanh thu đều giảm nhưng do giá cả nguyên vật liệu tăng cao và chưa sử thật hiệu quả các yếu tố đầu vào nên chi phí sản phẩm tăng nhanh vì thế tỷ lệ lợi nhuận giảm nhiều hơn so với tỷ lệ giảm doanh thu. Đến năm 2008 thì tình hình đã khả quan hơn cứ 100 đồng doanh thu đã tăng thêm 1,1 đồng lãi so với năm 2007,tuy chưa phục hồi được như năm 2006 nhưng đây cũng là một dấu hiệu đáng mưng để toàn thể cán bộ công nhân viên cố gắng hơn nưa nhằm ngày càng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
- Sức sản xuất của vốn
Qua nghiên cứu cho thấy sức sản xuất của vốn trong các năm từ 2004- 2006 có xu hướng tăng nhẹ cụ thể năm 2004 một đồng vốn tạo ra được 2,2 đồng doanh thu, đến năm 2006 chỉ tiêu này là 2,27 đồng, có được kêt quả này là do vốn của công ty ngày càng gia tăng đồng thời doanh thu trong giai đoạn này cung tăng mạnh vì thế tỷ lệ tăng về doanh thu lớn hơn tỷ lệ tăng về vốn.
Trong hai năm 2007, 2008 chỉ tiêu này đã giảm mạnh cụ thể năm 2007 một đồng vốn tạo ra được 1,84 đồng doanh thu, năm 2008 thì một đồng vốn chỉ còn tạo ra 1,44 đồng doanh thu có những kêt quả đó là do: Như chúng ta biết càng ngày yếu tố vốn càng chiếm tỷ trọng lớn trong các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, mặt khác nền kinh tế càng phát triển thì khối lượng vốn của nền kinh tế đó càng lớn, trong khi đó thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt hơn ngày càng nhiều doanh nghiệp các đơn vị kinh tế gia nhập thị trường vì vậy nhìn chung chỉ tiêu này có xu hướng giảm dần. Chỉ tiêu này ở trong công ty Sông mã cũng tuân theo quy luật đó nên nhìn chung nó cũng có
xu hướng giảm dần theo thời gian. Mặt khác trong hai năm vừa qua giá cả các yếu tố đầu vào tăng quá mạnh, cùng với đó là công ty tiến hành cổ phần hóa các đơn vị vì thế công ty gặp không ít những khó khăn nên doanh thu trong hai năm đó giảm mạnh, vì vậy đây cũng không phải là một vấn đề đáng lo ngại lắm tuy nhiên công ty cần phải không ngừng có đưa ra các biện pháp thích hợp để mở rộng thị trường, mở rộng sản xuất để tăng doanh thu và tăng sức sản xuất của vốn.
- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn
Trong giai đoạn 2004 -2006 chỉ tiêu này tăng nhanh cụ thể năm 2004 là 16,14% tức 100 đồng vốn tạo ra 16,14 đồng lợi nhuận, tương tự trong năm 2005 và 2006 chỉ tiêu này lần lượt là 17,77% và 18,25% có được điều này là do tỷ lệ tăng lợi nhuận trong những năm đó cao hơn tỷ lệ tăng về vốn.
Trong năm 2007, 2008 thì chỉ tiêu này cũng có xu hướng giảm mạnh, năm 2008: 100 đồng vốn chỉ tạo ra 10,81 đồng doanh thu, do tình hình sản xuất kinh doanh gặp không ít những khó khăn như giá nguyên vật liệu liên tục tăng làm giá cả bất động sản và các công trình tăng nhanh trong khi đó thu nhập của người dân thì có hạn nên không thể có được nhiều đơn đặt hàng vì thế tỷ lệ tăng về lợi nhuận không thể theo kịp được tỷ lệ tăng về vốn.
- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ
Chi phí sản xuất và tiêu thụ ngày càng tăng do giá cả các yếu tố đầu vào không ngừng tăng, do đó tỷ lệ tăng về lợi nhuận càng ngày càng thấp hơn so với tỷ lệ tăng về chi phí vì vậy chỉ tiêu này có xu hướng giảm tuy nhiên ở công ty sông mã chỉ tiêu này đã tăng nhẹ từ năm 2004 đến 2006 cụ thể năm 2004 là 8% tức 100 đồng chi phí sản xuất tiêu thụ trong kỳ tạo ra 8 đồng lợi nhuận tương tự năm 2005 và 2006 chỉ tiêu này là 9%, chỉ tiêu này giảm mạnh vào năm 2007 là năm gặp rất nhiều khó khăn nhưng đến năm 2008 thì đã có
dấu hiệu phục hồi dần. Đây cũng chính là sự cố găng nổ lực hết mình của tất cả các cán bộ công nhân viên trong công ty.
b. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh.
+ Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động.
Hiệu quả sử dụng lao động của công ty được đặc trưng bởi các chỉ tiêu: NSLĐ bình quân của một LĐ trong kỳ, KQSX trên chi phí tiền lương, lợi nhuận bình quân tính cho một lao đông, hệ số sử dụng lao động. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động của công ty giai đoạn 2004-2008 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 5: Một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1.Tổng số LĐ bình
quân làm việc trong kỳ (Lao động) 527 590 630 491 310 Tốc độ tăng (%) 11,95 6,78 -22,06 -36,86 2.NSLĐ bình quân của một LĐ trong kỳ (Triệu đồng) 205,07 204,30 299,17 245,67 322,58 Tốc độ tăng (%) -0,37 46,43 -17,88 31,31 3.Tổng chi phí tiền lương trong kỳ (Triệu đồng) 6.612 8.303 9.086 5.460 4.860 Tốc độ tăng (%) 25,57 9,43 -39,9 -10,99 4.KQSX trên chi phí tiền lương (Lần) 16,345 14,52 15,2 22 20,6 Tốc độ tăng (%) -11,16 4,68 44,73 -6,36 5.Lợi nhuận bình quân tính cho một 15,05 16,51 17,58 15,82 24,25
lao đông (Triệu đồng) Tốc độ tăng (%) 9,7 6,48 -10,01 53,29 Hệ số sử dụng lao động (Lần) 1 1 1 1 1
Nguồn: báo cáo tài chính công ty Sông Mã các năm2004-2008. - NSLĐ bình quân của một LĐ trong kỳ:
Nhìn vào bảng trên ta thấy chỉ tiêu này chỉ tăng nhẹ qua các năm từ 2004 đến 2006 cụ thể năm 2004 mỗi lao động chỉ làm ra 205,07 triệu đồng doanh thu thì đến năm 2006 con số này đã tăng lên 299,17 triệu đồng vì qua ba năm trên doanh thu tăng nhanh nhưng đồng thời số lượng lao động của công ty cũng tăng thêm. Đến năm 2007, 2008 chỉ tiêu này tăng rất nhanh cụ thể năm 2008 là 322,58 triệu đồng mặc dù doanh thu qua hai năm này giảm mạnh lý do là vì trong quá trình cổ phần hóa công ty đã tinh giản bộ máy hoạt động, giúp nó hoạt động có hiệu quả hơn đồng thời giúp các cán bộ và nhân viên trong công ty có ích thức trách nhiệm hơn với công việc của mình để năng suất lao động ngày càng cao hơn và điều đó cũng đồng nghĩa với thu nhập của họ tăng lên, đời sống vật chất không ngừng được cải thiện. Nếu xu hướng này được tiếp tục phát huy trong các năm tới sẽ tạo đà tốt cho sự phát triển của công ty bởi năng suất lao động là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh khá quan trọng trong hệ thống chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
- KQSX trên chi phí tiền lương.
Chỉ tiêu này đã giảm nhẹ dần qua các năm từ 2004 đến 2006 cụ thể năm 2004 một đồng chi phí tiền lương tạo ra 16,345 đồng doanh thu, đến năm 2006 thì một đồng chi phí tiền lương chỉ tạo ra 15,2 đồng doanh thu, do công
nhiên năng suất lao động của những nhân viên mới này chưa cao. Nhưng từ năm 2007 chỉ tiêu này đã tăng mạnh, năm 2007 một đồng chi phí tiền lương tao ra 22 đồng doanh thu vì trong quá trình cổ phần hóa công ty đã tinh giản bộ máy hoạt động, giảm số lượng lao động và chọn lựa được những lao động lành nghề hơn, những cán bộ giỏi hơn.
- Lợi nhuận bình quân tính cho một lao đông:
Chỉ tiêu này cho biết bình quân một lao động trong kỳ làm ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Chỉ tiêu này tăng đều qua các năm từ 2004 đến 2006 cụ thể năm 2004 bình quân một lao động trong kỳ làm ra được 15,05 triệu đồng, năm 2006 chỉ tiêu này đã tăng lên 17,58 triệu đồng, nhưng đến năm 2007 thì giảm mạnh còn 15,82 triệu đồng mặc dù số lượng lao động trong năm này đã giảm nhiều so với những năm trước vậy lí do là vì năm 2007 giá cả nguyên vật liệu tăng mạnh làm chi phí công trình tăng cao nên làm giảm nhu cầu mua sắm của khách hàng bên cạnh đó công ty lại bước đầu tiến hành cổ phần hóa nên việc tự tìm kiếm đối tác, liên doanh, liên kết của một số đơn vị trong công ty gặp rất nhiều khó khăn. Tất cả đều rất khó khăn nên mặc dù đã rất cố găng nổ lực lợi nhuận của công ty cũng không thể không giảm. Đến năm 2008 thì chỉ tiêu này đã phục hồi và tăng mạnh so với những năm trước cụ thể là 24,25 triệu đồng, do các đơn vị đã hoạt động tốt hơn, lao động của công ty có trình độ, tay nghề cao và công ty đã dần dần tìm được chỗ đứng cho mình sau cổ phần hóa.
- Hệ số sử dụng lao động
Nhìn chung thì số lao động của doanh nghiệp của các năm đã được sử dụng hết về số lượng tuy nhiên vẫn chưa tận dụng thời gian lao động và năng lực một cách triệt để.vì thế công ty cần phải tim hiểu nguyên nhân từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp để tận dụng một cách tối đa các nguồn lực.
Phân tích tình hình sử dụng tiền lương:
Bảng 6 :Lương và thu nhập của CBCNV 2004 đến 2008
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Thực hiện qua các năm Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1. Tổng quỹ lương 6.612 8.303 9.086 5.460 4.860 2. Tiền thưởng 980 1.245 1.521 920 815 3. Tổng thu nhập 7.592 9.548 10.607 6.380 5.675
4. Tiền lương bình quân 1 1,1 1,2 1.3 1,5
5. Thu nhập bình quân 1,148 1,265 1,4 1,519 1,751
6. Tổng số CNV (Lao
động) 551
629 631 350
270
Nguồn: báo cáo tài chính công ty Sông Mã các năm2004-2008
Qua số liệu trên ta thấy thu nhập bình quân của người lao động liên tục