Xu hướng và mục tiêu phát triển ngành giày dép Việt Nam đến

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty giầy Thượng Đình (Trang 105 - 107)

I. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRONG THỜI GIAN TỚ

2. Xu hướng và mục tiêu phát triển ngành giày dép Việt Nam đến

2010

Trong chiến lược phát triển đến năm 2010, ngành giầy da đã xác định mục tiêu “hướng ra xuất khẩu, thay thế nhập khẩu ”, thu hút ngoại tệ, tự cân đối điều kiện để sản xuất và phát triển. Với mục tiêu vươn lên, trụ vững, phát triển và hoà nhập quốc tế với các nước trong khu vực, đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu Đại hội lần thứ 7 đề ra:

- Khẳng định quan điểm hướng ra xuất khẩu và phương hướng chuyển mạnh từ gia công sang mua nguyên liệu, bán thành phẩm đảm bảo nâng cao chất lượng thành quả, tăng tích luỹ, đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu.

- Ưu tiên phát triển các cơ sở sản xuất nguyên phụ liệu, hoá chất, phụ tùng…phục vụ cho ngành nhằm tiết kiệm ngoại tệ, hạn chế sự phụ thuộc và tạo thế chủ động trong kinh doanh.

- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa công nghiệp thuộc da, sản xuất các loại nguyên vật liệu với sản xuất giầy dép và các loại sản phẩm từ da thuộc, khuyến khích các thành phần kinh tế cùng phát triển.

- Coi trọng thị trường nội địa, khai thác tối đa tiềm năng nhằm phục vụ nhu cầu trong nước về các mặt hàng thông dụng, trang phục nhu cầu bảo hiểm lao động và đáp ứng được các nhu cầu sản xuất công nghiệp khác.

- Chú trọng khâu thiết kế và triển khai mẫu mới, ứng dụng công nghệ tiên tiến, đổi mới thiết bị và đồng bộ hoá tạo thế chủ động trong sản xuất, chào hàng đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành cũng như mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước sau năm 2010.

- Bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề, đảm bảo tiếp thu nhanh chóng chuyển dịch sản xuất, sự chuyển giao công nghệ kỹ thuật… từ các nước đã phát triển, phấn đấu làm chủ trong sản xuất và không bị lệ thuộc vào các đối tác nước ngoài.

- Chú trọng đầu tư chiều sâu để cân đối lại các dây chuyền sản xuất cho đồng bộ, bổ xung các thiết bị lẻ, thay thế các máy móc cũ đã lạc hậu, cải tạo, nâng cấp một số trang thiết bị và tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng mặt hàng, khắc phục sự ô nhiễm môi trường.

- Ưu tiên đầu tư mở rộng và đầu tư mới nhằm gia tăng công suất, đảm bảo đạt trình độ công nghệ, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đáp ứng các mục tiêu chiến lược phát triển của ngành đến năm 2010.

Với quan điểm và định hướng trên, ngành giầy dép Việt Nam cần lựa chọn chiến lược phát triển và có quy hoạch tổng thể, tập trung mọi tiềm lực khoa học kỹ thuật, sức người, sức của, để nghiên cứu sâu về công nghệ và chủ động trong thiết kế mẫu mốt thời trang, tiếp thu ứng dụng công nghệ tiên tiến, đảm bảo sản xuất ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Đồng thời, cần thiết kế xây dựng, đào tạo đội ngũ khoa học kĩ thuật mạnh để giải quyết các vấn đề liên quan.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty giầy Thượng Đình (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w