Đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch thể thao-mạo hiểm chủ yếu

Một phần của tài liệu Báo cáo KH: " Cơ sở khoa học để phát triển các sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm vùng núi phía Bắc" (Trang 104 - 109)

- Kinh nghiệm trong nướ c: Kinh nghiệm thực tế từ hoạt động tổ chức một số chương trình (tours) du lịch TTMH ở Việt Nam thời gian qua cho thấy nhữ ng v ấ n đề

4. Đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch thể thao-mạo hiểm chủ yếu

ở vùng núi phía Bắc

4.1 . Thc trng phát trin các sn phm du lch th thao - mo him chính

Về lãnh thổ : Cho đến nay ở vùng núi phía Bắc, hoạt động phát triển du lịch TTMH mới được tổ chức ở một số khu vực chủ yếu sau :

- Vùng núi Phan Xi Phăng (Sa Pa, Lào Cai) : đây là khu vực có địa hình núi cao với đỉnh núi Phan Xi Phăng cao 3.143m được mệnh danh là “nóc nhà” Đông Dương. Chinh phục địa hình núi cao được xem là “đích” của các hành trình du lịch TTMH ở khu vực này. Hiện nay, phần lớn các công ty du lịch lữ hành có sản phẩm du lịch TTMH đều chọn khu vực này để khai thác.

- Vùng núi Tây Côn Lĩnh (từ địa phận Hoàng Su Phì đến cửa khẩu Thanh Thủy), Hà Giang : đây là vùng núi còn tương đối hoang sơ. Các giá trị chủ yếu được khai thác ở khu vực này để phát triển các sản phẩm du lịch TTMH là độ dốc địa hình núi cao với độ cao của đỉnh Tây Côn Lĩnh tới 2.419m, cảnh quan và sinh hoạt truyền thống của một số bản dân tộc H’Mông.

- Khu vực Mèo Vạc – Đồng Văn: Đồng Văn là huyện vùng cao biên giới tỉnh Hà Giang. với dạng địa hình “cánh đồng” karst (cao nguyên đá tai mèo) rất điển hình với cảnh quan hấp dẫn.

- Khu vực Mù Căng Chải hay Tà Sì Láng (Yên Bái) : với những giá trị chủ yếu về cảnh quan và văn hóa bản địa, đặc biệt là lễ hội của đồng bào H’Mông, Tày. Những giá trị này hiện đang được một số công ty du lịch như Topas Travel; Bufalo; Marco Polo; Exotisimo; Hồng Bàng (Youth Action Tour) khai thác để xây dựng một số sản phẩm du lịch đi bộ dã ngoại (tracking - soft adventure).

BÁO CÁO TÓM TẮT tỉnh Bắc Kạn, nơi có nhiều giá trị cảnh quan, điển hình là thác Mơ (Na Hang), hồ Ba tỉnh Bắc Kạn, nơi có nhiều giá trị cảnh quan, điển hình là thác Mơ (Na Hang), hồ Ba Bể - hồ tự nhiên trên địa hình núi karst và các giá trị sinh thái điển hình của rừng nhiệt đới trên núi đá vôi được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Đây là những giá trị tự nhiên mà bước đầu đã được các công ty du lịch khai thác để phát triển một số sản phẩm du lịch TTMH ở vùng núi phía Bắc.

- Khu vực thượng nguồn sông Đà : trên địa bàn các huyện Mường La, Quỳnh Nhai (Sơn La) và các huyện Tam Đường, Sìn Hồ (Lai Châu). Đây là khu vực có địa hình chia cắt tạo nên những cảnh quan hùng vĩ, tôn lên sự hiểm trở của sông Đà. Đây là nơi có nhiều hang động, điển hình là hang động Tiên Sơn (Tam Đường) với 49 khoang còn tương đối hoang sơ. Đây cũng là khu vực tập trung nhiều bản dân tộc Thái, nơi còn lưu giữđược nhiều giá trị sinh hoạt văn hóa truyền thống.

- Khu vực Đà Bắc - Mai Châu - Tân Lạc (Hòa Bình) : nơi có hồ Hòa Bình khu bảo tồn thiên nhiên Phù Luông, nhiều hang động mà điển hình là hang Bụt, hang Muối, và các bản dân tộc Mường (bản Cun), dân tộc Thái (bản Lác), dân tộc H’Mông (bản Xà Lĩnh ). Thời gian gần đây nhiều công ty du lịch đã xây dựng các chương trình đi bộ dã ngoại (tracking) khám phá thiên nhiên khu bảo tồn Phù Luông và tìm hiểu các giá trị văn hóa các dân tộc ở khu vực này.

- Khu vực các dạng địa hình phễu karst (tùng, áng) trong khu vực quần thểđảo thuộc di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Các giá trị chủ yếu được khai thác để phát triển các sản phẩm du lịch TTMH ở khu vực này là cảnh quan và cấu trúc địa hình đặc thù của địa hình tùng, áng rất đặc biệt. Ngoài ra, các giá trị sinh thái, đặc biệt là đa dạng sinh học (trên đảo đá và dưới nước trong các tùng, áng) cũng bước đầu được các doanh nghiệp khai thác nhằm tạo ra các giá trịđặc thù của các sản phẩm du lịch TTMH ở khu vực này.

Về sản phẩm du lịch : Các sản phẩm du lịch TTMH chủ yếu được xây dựng trên cơ sở khai thác các giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa vùng núi phía Bắc thời gian qua bao gồm :

- Các tuyến đi bộ dã ngoại (tracking) : đây là sản phẩm chủ yếu được nhiều công ty du lịch lữ hành xây dựng và chào bán khách du lịch. Các chương trình (tours) du lịch TTMH này thường có thời gian không dài, trung bình khoảng 5 ngày 4 đêm với trọng tâm là khám phá cảnh quan còn tương đối nguyên sơ ở các vùng núi cao, vườn quốc gia hoặc khu bảo tồn thiên nhiên; tìm hiểu các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc tiêu biểu ở vùng núi phía Bắc như dân tộc Thái, Mường, H’Mông, Dao, Tày tại các bản được lựa chọn trên tuyến dã ngoại.

- Các chương trình (tours) khám phá vùng núi phía Bắc bằng xe mô tô/xe đạp: những chương trình này chủ yếu được tổ chức ở khu vực vùng núi Tây Bắc trên địa

BÁO CÁO TÓM TẮT bàn các địa phương Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu, Lao Cai, và Hà Giang. Về bản bàn các địa phương Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu, Lao Cai, và Hà Giang. Về bản chất (nội hàm) của loại sản phẩm du lịch TTMH này cũng không có sự khác biệt nhiều so với các sản phẩm du lịch tracking. Điểm khác biệt của loại sản phẩm này so với các sản phẩm du lịch tracking là cự ly thường dài hơn, thời gian tours cũng vì vậy dài hơn; tính phức tạp trong tổ chức có cao hơn và kèm theo đó là khả năng “rủi ro” cũng cao hơn. Hơn thế nữa các sản phẩm du lịch TTMH này đòi hỏi cần có đầu tư cao hơn, ít nhất là đầu tư về phương tiện.

- Du lịch leo núi : bao gồm hai dạng chủ yếu là leo vách núi (rock climbing) và chinh phục các đỉnh núi (mountain climbing). Cho đến nay ở vùng núi phía Bắc du lịch chinh phục các đỉnh núi vẫn là sản phẩm du lịch TTMH chính được xây dựng. Các chương trình (tours) du lịch này hiện chủ yếu mới được các công ty du lịch lữ hành xây dựng ở vùng núi Phan Xi Phăng (Sa Pa – Lào Cai) và hiện đang rất thu hút được sự quan tâm của du khách quốc tế và nội địa cũng như của các nhà thể thao chuyên nghiệp khi đến vùng núi phía Bắc.

- Du lịch chèo thuyền : đây là loại sản phẩm du lịch TTMH tương đối phổ biến và rất được ưa chuộng trên thế giới. Loại sản phẩm du lịch này gồm 2 loại phổ biến là chèo thuyền chuyên dụng (bằng nhựa tổng hợp hoặc cao su đặc biệt) hoặc thả bè (được ghép bằng tre/luồng hoặc cây gỗ) vượt thác ghềnh (rafting) và chèo thuyền để khám phá thiên nhiên (kayaking/canyoning). Hiện nay sản phẩm du lịch TTMH này còn giới hạn chủ yếu ở khu vực vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Nguyên chủ yếu của tình trạng này là để phát triển loại sản phẩm du lịch TTMH hiểm này đòi hỏi phải đầu tư mua sắm các loại thuyền đặc dụng và cần có huấn luyện viên để hướng dẫn cho khách trước khi sử dụng sản phẩm nay. Hơn thế nữa, du khách khi tham gia loại hình du lịch này cần có bảo hiểm bởi khả năng rủi ro. Do vậy chi phí chung cho việc xây dựng sản phẩm tương đối cao và hiện là chưa phù hợp với các doanh nghiệp lữ hành hiện nay ở Việt Nam.

4.2. Thc trng thu hút khách đối vi nhng sn phm du lch th thao - mo him hin có ca vùng him hin có ca vùng

Kết quảđiều tra sơ bộ cho thấy các sản phẩm du lịch TTMH được xây dựng ở vùng núi phía Bắc hiện mới thu hút được sự quan tâm của một số thị trường sau :

Khách du lịch quốc tế : chủ yếu là những du khách đến từ các nước Tây Âu (chiếm tới 86,2% lượng khách được điều tra) bao gồm Đức, Hà Lan, Thụy Điển, Pháp; khách từ các nước Úc và Bắc Mỹ chiếm có 9,1% và còn lại là từ các thị trường khác.

BÁO CÁO TÓM TẮT Một điều đáng lưu ý là khách du lịch từ thị trường châu Á còn rất ít quan tâm Một điều đáng lưu ý là khách du lịch từ thị trường châu Á còn rất ít quan tâm (hoặc có thể chưa được biết đến) các sản phẩm du lịch TTMH ở vùng núi phía Bắc. Chỉ có một lượng nhỏ khách du lịch từ Nhật Bản và Hàn Quốc tham gia vào tours du lịch chinh phục đỉnh Phan Xi Phăng và đi dã ngoại trên cao nguyên Đồng Văn.

Khách du lịch nội địa : chủ yếu là từ Hà Nội (chiếm tới 79,2% lượng khách được điều tra) và TP. Hồ Chí Minh (chiếm 17,6% lượng khách được điều tra); trong đó có tới 80,6% khách du lịch có độ tuổi từ 20 – 35 tuổi; 12,6% ởđộ tuổi từ 36- 45.

Những sản phẩm mà khách du lịch nội địa quan tâm nhiều là chinh phục núi Phan Xi Phăng, các tuyến du lịch dã ngoại ở các khu bảo tồn tự nhiên hoặc vườn quốc gia; một số tours du lịch bằng xe máy trên các tuyến đường từ Lào Cai sang Hà Giang;

4.3. Nhng thun li, khó khăn cơ bn trong phát trin sn phm du lch th

thao - mo him vùng núi phía Bc

Qua nghiên cứu thực trạng phát triển các sản phẩm du lịch TTMH ở vùng núi phía Bắc có thể thấy một số thuận lợi và khó khăn cơ bản bao gồm :

Thuận lợi :

ƒ Du lịch TTMH là loại hình du lịch dựa vào tự nhiên và văn hóa bản địa có ý nghĩa giáo dục môi trường và góp phần cho nỗ lực bảo tồn, vì vậy được khuyến khích phát triển ở Việt Nam nói chung và ở vùng núi phía bắc nói riêng. Hơn thế nữa phát triển du lịch TTMH sẽ góp phần tích cực vào đa dạng hóa các sản phẩm du lịch Việt Nam, góp phần nâng cao tính hấp dẫn và cạnh tranh của du lịch Việt Nam.;

ƒ Vùng núi phía Bắc là một lãnh thổ mà ởđó trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn hạn chế, đời sống của cộng đồng người dân, đặc biệt là cộng đồng các dân tộc ít người còn nhiều khó khăn. Vì vậy phát triển du lịch, đặc biệt là những loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch TTMH gắn với xóa đói giảm nghèo là hướng tiếp cận được khuyến khích phát triển ở vùng núi phía Bắc;

ƒ Vùng núi phía Bắc là lãnh thổ có tiềm năng du lịch TTMH khá phong phú và đa dạng; các điều kiện để tổ chức xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch TTMH ở đây là khá thuận lợi. Đặc biệt phát triển du lịch nói chung, du lịch TTMH nói riêng được chính quyền và người dân địa phương ủng hộ vì sự phát triển du lịch tạo được nhiều cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập của cộng đồng;

ƒ Nhu cầu đối với các sản phẩm du lịch tự nhiên gắn với văn hóa bản địa nói chung, du lịch TTMH nói riêng ngày càng cao

BÁO CÁO TÓM TẮT

Khó khăn :

ƒ Hiện chưa có chính sách và chiến lược riêng cho phát triển loại hình du lịch TTMH ở Việt Nam, vì vậy việc phát triển du lịch TTMH ở Việt Nam nói chung và ở vùng núi phía Bắc nói riêng sẽ không được thuận lợi đứng từ góc độ chính sách cụ thể;

ƒ Mặc dù vùng núi phía Bắc, bao gồm tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc; tiểu vùng du lịch miền núi Đông Bắc và một phần tiểu vùng du lịch duyên hải Đông Bắc đã có định hướng phát triển du lịch chung cho lãnh thổ trong khuôn khổ Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 – 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tuy nhiên quy hoạch chuyên đề về du lịch TTMH cho lãnh thổ này cho đến nay chưa được thực hiện. Đây là khó khăn về pháp lý và định hướng chiến lược để xây dựng các sản phẩm TTMH cụ thể;

ƒ Vùng núi phía Bắc có địa hình chia cắt lại nằm trên 2 đứt gãy địa chất lớn, vì vậy thường chịu ảnh hưởng của các tai biến môi trường nhưđộng đất, trượt lở, lũ quét. Đây sẽ là những ảnh hưởng không nhỏđến hoạt động phát triển du lịch nói chung, du lịch TTMH nói riêng ở vùng lãnh thổ này. Khó khăn này càng trở nên lớn trong bối cảnh diện tích rừng ở vùng này vẫn bị suy giam do tác động của con người.

5. Một số nguyên nhân chủ yếu hạn chế sự phát triển của các sản phẩm du lịch thể thao - mạo hiểm thể thao - mạo hiểm

Qua phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch TTMH nói chung và việc xây dựng phát triển các sản phẩm du lịch TTMH ở vùng núi phía Bắc có thể thấy một số nguyên nhân chủ quan và khách quan chủ yếu bao gồm :

5.1. Các nguyên nhân ch quan

ƒ Mặc dù là loại hình du lịch được khuyến khích phát triển, nhất là trong bối cảnh phát triển ở một lãnh thổ nơi cuộc sống của cộng đồng còn nhiều khó khăn, tuy nhiên cho đến nay chiến lược/quy hoạch/kế hoạch cụ thể cho việc phát triển những sản phẩm du lịch TTMH ở vùng núi phía Bắc chưa được cụ thể hóa ở các cấp từ Trung ương đến địa phương. Trách nhiệm này chủ yếu thuộc về các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương đến địa phương trong vùng.

ƒ Các công ty lữ hành hiện còn rất thiếu kinh nghiêm trong tổ chức phát triển loại hình du lịch TTMH, đặc biệt là xây dựng các sản phẩm du lịch TTMH cụ thể. Một trong những khó khăn của vấn đề này là trong cấu thành “dịch vụ” của sản phẩm du lịch TTMH có nhiều loại dịch vụ khác với những dịch vụ như đối với

BÁO CÁO TÓM TẮT những sản phẩm du lịch thông thường khác. Ví dụ như dịch vụ thông tin liên những sản phẩm du lịch thông thường khác. Ví dụ như dịch vụ thông tin liên lạc, dịch vụ cứu hộ, dịch vụ huấn luyện các kỹ thuật cơ bản; v.v.

ƒ Các nhà đầu tư, cụ thể là các công ty lữ hành, chưa xây dựng được chiến lược kinh doanh riêng đối với những sản phẩm du lịch TTMH; chưa mạnh dạn chủ động điều tra khảo sát thị trường và đầu tư xây dựng các sản phẩm TTMH;

ƒ Du lịch TTMH đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao, tuy nhiên cho đến nay đội ngũ cán bộ, lao động có trình độ trong lĩnh vực này còn rất hạn chế.

5.2. Các nguyên nhân khách quan

ƒ Thiếu sự phối hợp giữa các ngành có liên quan (du lịch, biên phòng, an ninh, thông tin liên lạc); giữa ngành với chính quyền các địa phương trong vùng trong việc tổ chức xây dựng và thực hiện các chương trình (tours) du lịch TTMH trên địa bàn;

ƒ Chưa có quy định cụ thểở Việt Nam đối với hoạt động cứu hộ trong hoạt động du lịch nói chung và đặc biệt là hoạt động du lịch TTMH. Điều này làm các nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn khi đưa ra quyết định xây dựng các sản phẩm du lịch TTMH cụ thểở vùng núi phía Bắc, đặc biệt đối với những sản phẩm, mặc dù rất hấp dẫn, những có độ rủi ro cao (đứng từ góc độ an toàn) như du lịch vượt thác ghềnh, du lịch leo vách núi, du lịch tàu lượn, v.v.

6. Xác lập những định hướng chính phát triển các sản phẩm du lịch thể thao – mạo hiểm chủ yếu ở vùng núi phía Bắc

Một phần của tài liệu Báo cáo KH: " Cơ sở khoa học để phát triển các sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm vùng núi phía Bắc" (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)