Một số giải pháp chủ yếu nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng để phát triển các sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm ở vùng núi phía Bắc

Một phần của tài liệu Báo cáo KH: " Cơ sở khoa học để phát triển các sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm vùng núi phía Bắc" (Trang 120 - 125)

- Kinh nghiệm trong nướ c: Kinh nghiệm thực tế từ hoạt động tổ chức một số chương trình (tours) du lịch TTMH ở Việt Nam thời gian qua cho thấy nhữ ng v ấ n đề

7. Một số giải pháp chủ yếu nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng để phát triển các sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm ở vùng núi phía Bắc

Để có thể khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch TTMH ở vùng núi phía Bắc, đẩy mạnh việc xây dựng phát triển các sản phẩm du lịch TTMH, góp phần tích cực vào phát triển du lịch và kinh tế - xã hội vùng lãnh thổ, một số nhóm các giải pháp chủ yếu sau cần được xem xét thực hiện bao gồm :

7.1 . Nhóm gii pháp v cơ chế chính sách

Du lịch TTMH là một loại hình du lịch đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao, thường được tổ chức ở vùng sâu, vùng xa, nơi thiên nhiên còn tương đối hoang sơ, đời sống cộng đồng còn nhiều khó khăn, vì vậy để có thể khuyến khích phát triển du lịch TTMH nói chung, các sản phẩm du lịch TTMH nói riêng ở Việt Nam, trong đó có vùng núi phía Bắc, một số chính sách quan trọng cần xem xét xây dựng và ban hành bao gồm :

ƒ Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch TTMH trên cơ sở giảm thuế nhập khẩu đối với các phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật, công nghệđặc thù; thuế thu nhập doanh nghiệp do phải hoạt động ở vùng sâu, vùng xa;

ƒ Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành nước ngoài có kinh nghiệm được đầu tư với số vốn không hạn chế, liên doanh với các doanh nghiệp du lịch trong nước nhằm nhanh chóng có được sự chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm xây dựng các sản phẩm du lịch TTMH;

ƒ Chính sách khuyến khích cộng đồng đại phương tham gia tích cực vòa hoạt động du lịch TTMH thông qua việc cung cấp các dịch vụ mà cộng đồng có thể đảm nhiệm như cung cấp thực phẩm, mang vác và hướng dẫn, đón khách ngủ tại nhà, v.v. theo đó giảm thuế thu nhập đối với những dịch vụđó, đồng thời có chính sách hỗ trợ hoạt động đào tạo, nâng cao kỹ năng tham gia của công đồng đối với việc cung cấp dịch vụ du lịch;

ƒ Chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với những dịch vụ công như hướng dẫn thực hiện thủ tục cấp phép đến những khu vực “nhạy cảm” về an ninh quốc gia

BÁO CÁO TÓM TẮT song hấp dẫn đối với các hoạt động du lịch TTMH, hỗ trợ vềứng cứu khi xảy ra song hấp dẫn đối với các hoạt động du lịch TTMH, hỗ trợ vềứng cứu khi xảy ra sự cố, hỗ trợ vềđảm bảo an ninh, an toàn cho khách;

ƒ Chính sách tín dụng ưu đãi nhằm khuyến khích các doanh nghiệp có kế hoạch khả thi xây dựng phát triển các sản phẩm du lịch TTMH ở vùng núi phía Bắc. Điều này thể hiện sự quan tâm của nhà nước không chỉ đối với việc phát triển kinh tế ở vùng sâu, vùng xa nơi còn nhiều khó khăn mà còn là thể hiện cụ thể để cộng đồng có được cơ hội có thêm việc làm và tăng thu nhập thông qua cơ hội cung cấp các dịch liên quan khi du lịch TTMH phát triển trên địa bàn mình. Điều này là phù hợp với chính sách hỗ trợ xóa đói giảm nghèo ở vùng núi, vùng đồng bào dân tộc.

7.2. Nhóm gii pháp v quy hoch

Trên cơ sở chiến lược và hệ thống các quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam ở quy mô toàn quốc và vùng du lịch Bắc Bộ; quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng TDMNBB cũng như các nghiên cứu, quy hoạch chuyên ngành có liên quan khác cần nhanh chóng xây dựng chiến lược và quy hoạch cụ thể đối với phát triển du lịch TTMH ở vùng núi phía Bắc. Căn cứ vào quy hoạch này, các doanh nghiệp lữ hành sẽ xây dựng riêng cho cho mình những chiến lược riêng phát triển các sản phẩm du lịch TTMH phù hợp với năng lực cũng nhưđặc điểm riêng của doanh nghiệp. Trong quá trình lập chiến lươc/quy hoạch phát triển du lịch TTMH riêng, các doanh nghiệp cần phối hợp và có sự tư vấn với các cơ quan nghiên cứu/quy hoạch chuyên ngành để đảm bảo chiến lược/quy hoạch của mình phù hợp với quy hoạch chung phát triển du lịch ở vùng núi phía Bắc để có được sự hỗ trợ phù hợp từ phía nhà nước việc tổ chức xây dựng các sản phẩm du lịch TTMH cụ thể.

7.3. Nhóm gii pháp vđầu tư xây dng sn phm

Để đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch TTMH ở vùng núi phía Bắc có hiệu quả, cần thiết phải có sự hướng dẫn, hỗ trợ thông tin đối với các doanh nghiệp/các nhà đầu tư từ phía các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương cũng như các địa phương trong vùng. Những hướng dẫn này là cần thiết để các doanh nghiệp du lịch có thể có được các thông tin đầy đủ nhất từ các chính sách hiện hành liên quan đến đầu tư phát triển sản phẩm du lịch nói chung, sản phẩm du lịch TTMH nói riêng; những thông tin liên quan đến những tiềm năng cụ thể trong vùng có thể khai thác xây dựng các sản phẩm du lịch TTMH;

Du lịch TTMH khác với nhiều loại hình du lịch khác là nhu cầu đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật không lớn. Tuy nhiên trong nhiều trường

BÁO CÁO TÓM TẮT hợp, để hoạt động đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch TTMH có hiệu quả, chính hợp, để hoạt động đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch TTMH có hiệu quả, chính quyền địa phương trong vùng cần có những quan tâm và tạo điều kiện thỏa đáng để các nhà đầu tư có được quỹ đất phù hợp cũng như có được quyền quản lý những tài nguyên có liên quan (ví dụ một cái hang, một quả đồi, v.v.) trong khuôn khổ của pháp luật. Một nội dung cụ thể khác của giải pháp này cần có những cam kết thỏa đáng để các nhà đầu tư yên tâm đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch TTMH ở một lãnh thổ còn nhiều khó khăn như vùng núi phía Bắc. Cam kết này từ phía các nhà quản lý có thể việc đầu tư xây dựng những hạ tầng thiết yếu (đường giao thông, hệ thống cung cấp điện, nước, v.v.), tạo tiền đề cho phát triển các sản phẩm du lịch cụ thể.

7.4. Nhóm gii pháp v tuyên truyn qung bá

Để thông tin về các sản phẩm du lịch TTMH vùng núi phía Bắc đến được với du khách hoạt động tuyên truyền quản bá có vai trò rất quan trọng. Đứng từ góc độ này, nhà nước phải có trách nhiệm hỗ trợ ngành du lịch nói chung, du lịch vùng núi phía Bắc nói riêng có được hình ảnh trên các thị trường trọng điểm đã xác định. Ngoài ra Nhà nước cũng cần quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp du lịch có được thông tin về đặc điểm những thị trường có nhu cầu đối với các sản phẩm du lịch TTMH cũng như thiết lập những quan hệ cần thiết thông qua các kênh chính thức của Chính phủ.

Về phần mình, các doanh nghiệp cũng phải có sự quan tâm và đầu tư thỏa đáng cho việc quảng bá các sản phẩm du lịch TTMH cụ thể của doanh nghiệp mình đến với du khách. Việc xây dựng hình thức quảng bá (trang WEB riêng, Internet, tờ rơi, tập gấp, v.v.) sản phẩm cần có sự tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn để sao cho thông tin đến được với khách hàng nhanh và đầy đủ nhất đồng thời phù hợp với đặc điểm tiếp nhận thông tin của từng thị trường.

7.5. Nhóm gii pháp vđào to phát trin ngun nhân lc

Du lịch TTMH là loại hình du lịch đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao, vì vậy để có thể xây dựng được những sản phẩm du lịch TTMH đảm bảo chất lượng, hấp dẫn và phù hợp với yêu cầu của du khách, cần thiết phải có được đội ngũ cán bộ, từ nghiên cứu đến quản lý cũng như người lao động trong từng vị trí cụ thể đáp ứng được yêu cầu về tính chuyên nghiệp đó. Đứng từ góc độ này, ngoài sự hỗ trợ của nhà nước về cơ chế chính sách đào tạo, các doanh nghiệp phải chủđộng xây dựng chiến lược/kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực một cách hợp lý. Do đặc thù của du lịch TTMH, hướng dẫn viên du lịch TTMH và người huấn luyện viên là những đối tượng cần được quan tâm đào tạo có bài bản nhất. Ngoài ra những lao động trong lĩnh vực bảo hiểm, cứu hộ là những lao động rất đặc thù trong hoạt động du lịch TTMH cũng cần được đào tạo nhằm đáp ứng được yêu cầu của loại hình du lịch này.

BÁO CÁO TÓM TẮT

7.6. Nhóm gii pháp v nghiên cu, chuyn giao công ngh

Cũng xuất phát từđặc điểm mang tính đặc thù của du lịch TTMH, sự phát triển của loại hình du lịch này đòi hỏi phải có những ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt đối với các phương tiện và trang thiết bị chuyên dụng. Trước mắt, khi quy mô của loại hình du lịch TTMH chưa phát triển lớn ở Việt Nam thì các doanh nghiệp phải nhập khẩu những phương tiện và trang thiết bị chuyên dụng này, tuy nhiên trong tương lai, khi loại hình du lịch này phát triển mạnh ở Việt Nam, cần thiết phải tiến hành các nghiên cứu và ứng dụng chuyển giao công nghệ để du lịch Việt nam nói chung, các doanh nghiệp du lịch Việt nam nói riêng có thể chủ động trong việc trang bị những phương tiện và trang thiết bị chuyên dụng.

PHẦN KẾT LUẬN

Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu thu được, có thể rút ra một số kết luận cơ bản sau :

1. Du lịch TTMH là một loại hình du lịch đặc thù đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao đang rất phát triển trong khu vực và trên thế giới. Kinh nghiệm phát triển du lịch TTMH ở một số nước trên thế giới, đặc biệt ở Thái Lan đã được đề cập. Đây là cơ sở kinh nghiệm thực tiễn có giá trị cho các định hướng phát triển du lịch TTMH ở Việt Nam, trong đó có vùng núi phía Bắc.

Sự phát triển của loại hình du lịch này với những sản phẩm du lịch TTMH cụ thể không chỉ góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, làm tăng tính hấp dẫn du lịch của lãnh thổ mà còn có những đóng góp cụ thể vào bảo tồn các giá trị tự nhiên, văn hóa bản địa thông qua việc mở mang hiểu biết và sự tôn trọng của du khách khi tham gia loại hình du lịch này. Bên cạnh đó, việc phát triển du lịch TTMH ở vùng sâu, vùng xa còn có những đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội ở những khu vực còn khó khăn, góp phần tạo cơ hội cho công đồng vốn còn nghèo ở những khu vực này có thêm được việc làm và tăng thu nhập.

2. Vùng núi phía Bắc là lãnh thổ có nhiều tiềm năng du lịch TTMH. Đặc điểm địa hình núi cao, chia cắt; hệ thống thủy văn (sông, suối, các hồ chứa) phát triển; các giá trị sinh thái, đặc biệt là các giá trịđa dạng sinh học thể hiện tập trung ở hệ thống các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; các giá trị văn hóa bản địa thể hiện qua các sinh hoạt truyền thống, các nghề truyên thống, các kiến trúc truyền thống, các lễ hội sinh hoạt văn hóa truyền thống của cộng đồng 32 dân tộc anh em sống trên lãnh thổ

BÁO CÁO TÓM TẮT này là những tài nguyên chủ yếu để có thể khai thác xây dựng các sản phẩm du lịch này là những tài nguyên chủ yếu để có thể khai thác xây dựng các sản phẩm du lịch TTMH cụ thể như du lịch dã ngoại, du lịch khám phá bằng xe đap/xe máy, du lịch leo núi, du lịch dù lượn, du lịch vượt thác ghềnh, du lịch thám hiểm hang động, v.v. 3. Hiện nay du lịch TTMH ở vùng núi phía Bắc còn chưa phát triển, các sản phẩm du lịch TTMH ở lãnh thổ này còn nghèo nàn, mới chỉ giới hạn ở những sản phẩm tương đối đơn giản như du lịch dã ngoại, du lịch khám phá thiên nhiên bằng xe đạp/xe máy. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là cho đến nay chưa có một chiến lược/quy hoạch cụ thể nào làm cơ sở cho việc xây dựng phát triển các sản phẩm du lịch TTMH ở lãnh thổ này. Những sản phẩm trên mới chỉ mang tính tự phát và dựa trên kinh nghiệm chủ quan, vì thế chưa thật sự hấp dẫn thu hút được khách du lịch.

Bên cạnh đó năng lực để xây dựng phát triển các sản phẩm du lịch TTMH của các doanh nghiệp du lịch còn hạn chế, đặc biệt liên quan đến tính chuyên nghiệp của sản phẩm.

4. Để tạo cơ sở cho việc xây dựng phát triển các sản phẩm du lịch TTMH ở vùng núi phía Bắc, đề tài đã áp dụng công nghệ hệ thông tin địa lý GIS để phân tích tổng hợp các yếu tố tài nguyên chủ yếu là địa hình (độ dốc), đặc điểm thủy văn (hệ thống sông/suối, hồ chứa) cùng các giá trị văn hóa bản địa, giá trị sinh học (đa dạng sinh học tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên) cùng các giá trị cảnh quan để xây dựng và đưa ra bản đồ đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi cho phát triển du lịch TTMH ở vùng núi phía Bắc. Đây là lần đầu tiên một bản đồ về tổng hợp tiềm năng du lịch TTMH được xây dựng ở Việt Nam và là cơ sở rất quan trọng cho phát triển du lịch TTMH nói chung và xây dựng phát triển các sản phẩm du lịch TTMH nói riêng ở vùngnúi phía Bắc.

5. Trên cơ sở những phân tích về lý luận; kinh nghiệm thực tiễn phát triển du lịch TTMH của một số nước trên thế giới; đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch TTMH nói chung, xây dựng phát triển các sản phẩm du lịch TTMH ở vùng núi phía Bắc nói riêng, đề tài đã đề xuất nội dung xây dựng phát triển một số nhóm sản phẩm du lịch TTMH cụ thể phù hợp với đặc điểm đặc thù ở vùng núi phía Bắc và kèm theo đó là một số giải pháp thực hiện cụ thể. Đây được xem là đóng góp thực tiễn của đề tài đối với việc phát triển một loại hình du lịch còn mới những đầy tiềm năng phát triển ở Việt Nam nói chung, ở vùng núi phía Bắc nói riêng.

Kiến nghị : kết quả nghiên cứu đạt được của đề tài là những kết quảđầu tiên có tính hệ thống theo hướng nghiên cứu còn rất mới này. Những kết quả này được xem là

BÁO CÁO TÓM TẮT cơ sở khoa học bước đầu cho phát triển du lịch TTMH nói chung và phát triển các sản cơ sở khoa học bước đầu cho phát triển du lịch TTMH nói chung và phát triển các sản phẩm du lịch TTMH nói riêng. Tuy nhiên trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài, nhiều vần đề như ứng dụng GIS xác định không gian thuận lợi cho phát triển du lịch TTMH; xây dựng các tuyến (chương trình) du lịch TTMH tổng hợp; v.v. mới được giải quyết ở mức chung và có tính định hướng. Để khả năng ứng dụng của các kết quả nghiên cứu này được cao hơn, trên cơ sở những kết quả đạt được của đề tài, cần thiết phải tiếp tục những nghiên cứu chi tiết hơn, đi vào giải quyết từng vấn đề cụ; xây dựng những sản phẩm du lịch TTMH cụ thể.

Một phần của tài liệu Báo cáo KH: " Cơ sở khoa học để phát triển các sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm vùng núi phía Bắc" (Trang 120 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)