Các dạng địa hình

Một phần của tài liệu Báo cáo KH: " Cơ sở khoa học để phát triển các sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm vùng núi phía Bắc" (Trang 49 - 50)

Địa hình là một thành phần quan trọng của tự nhiên, là nơi diễn ra mọi hoạt

động của con người. Đối với hoạt động du lịch, các dạng địa hình tạo nền cho phong cảnh, một số kiểu địa hình đặc biệt và các di tích tự nhiên có giá trị phục vụ cho nhiều loại hình du lịch.

Phần lớn diện tích vùng núi phía Bắc là đồi núi (chiếm gần 94%) và khoảng 6% diện tích còn lại là vùng cao nguyên có địa hình tương đối bằng phẳng và một số dải

đồng bằng hẹp nằm xen kẽ. Vùng có một đơn vị sơn văn - kiến trúc hoàn chỉnh, có lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp với chiều dài từ Bắc xuống Nam gần 800 km, chỗ

rộng nhất ở phía Bắc, từ Tây sang Đông trên 600km, còn ở phía Nam thu hẹp lại chỉ

còn khoảng 80km.

Kiến trúc Himalaya sau khi vượt qua vùng Assam đã chuyển đột ngột sang hướng kinh tuyến, tạo ra hệ thống các dãy núi kéo dài về phía Tây Nam của kiến trúc núi rìa địa dương phía Đông lục địa Châu Á với hướng chủ yếu là Tây Bắc - Đông Nam, hoặc Đông Bắc - Tây Nam thể hiện khá rõ ở vùng núi Đông Bắc. Bình đồ sơn văn của vùng núi phía Bắc cũng thể hiện thành những hệ thống lớn, ranh giới khá rõ ràng. Ở vùng này có thể phân biệt 3 hệ thống núi chính có hướng bị khống chế bởi các nhân tố cứng là địa khối Inđôxini và khối vòm sông Chảy, đồng thời ảnh hưởng của hướng cấu trúc Alpit ở phía Tây - hệ thống núi Đông Bắc Việt Nam; hệ thống núi Việt - Lào. Đặc biệt ở các khu vực núi trung bình và núi thấp Đông Bắc các núi có dạng cánh cung với hướng Đông Bắc-Tây Nam như cánh cung sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, v.v... có khuynh hướng chụm lại ở dãy núi Tam Đảo như ôm lấy rìa Đông Nam của vòm sông Chảy, độ cao thống trị từ 600-1.000m, cao dần về phía Tây Bắc, có nhiều đỉnh đạt tới 1.500- 2400m. Các đỉnh cao nhất là Tây Côn Lĩnh (2.419m), Puthaca (2.274m), Kiều Liên (2403m).

Các dãy núi Tây Bắc đều có hướng Tây Bắc - Đông Nam, ởđây phổ biến là các dãy núi trung bình và núi cao (Fansipan 3.142m, Pusilung 3.076m, Puluông 2.893m, Phuxpan 2.079m, Pusan 2.218m, Phu Hoạt 2.452m v.v...) và rất nhiều đỉnh cao 1.800 - 2.000m, nằm chủ yếu trên dãy núi khổng lồ thuộc các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, với chiều dài 180 km, được cấu tạo chủ yếu bởi các thành tạo macma nổi Crêta và Palêôgen và giữa chúng là các bồn địa. Độ cao các dãy núi thấp dần từ Tây Bắc xuống

Đông Nam, có xen kẽ những bồn địa nổi tiếng như Than Uyên, Nghĩa Đô, Quang Huy. Các cao nguyên đá vôi nối tiếp nhau : Xà Phìn, Xìn Chải, Sơn La, Mộc Châu cũng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Địa hình Tây Bắc chia cắt mạnh, quá trình bóc

BÁO CÁO TỔNG HỢP mòn, rửa trôi, trượt lở đất đá xẩy ra thường xuyên, tạo ra địa hình có những nét độc

Một phần của tài liệu Báo cáo KH: " Cơ sở khoa học để phát triển các sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm vùng núi phía Bắc" (Trang 49 - 50)