Ảng2 : Một số lễ hội quan trọng (theo âm lịch)

Một phần của tài liệu Báo cáo KH: " Cơ sở khoa học để phát triển các sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm vùng núi phía Bắc" (Trang 56 - 60)

TT Tên lễ hội Thời gian Địa điểm Nội dung

1 Tết Nguyên Đán Tháng Giêng từ mồng1 đến mồng 5 Chung Tết năm mới, lễ hội lớn nhất của cộng đồng người Việt. Đây là ngày lễ hướng về cội nguồn, gia đình

đoàn tụ, tưởng nhớ tổ tiên, mừng một năm mới an khang thịnh vượng. Trong dịp này khắp nơi tổ

chức các trò chơi dân gian. 2 Hội Đền Hùng Tháng 3 mồng 10 Phong Châu, Phú Thọ

Lễ giỗ tổ Vua Hùng, có rước truyền thống hát xoan 3 Hội Than Từ 10/3 đến 5/4 Gia Lương, Bắc Giang. Nơi hội nghị Bình Than

Rước thần Cao Lỗ, có đua thuyền trên sông Lục Đầu 4 Hội Hoa Ban Vào mùa hoa ban nở Sơn La - Lai Châu

Có các trò vui, hát giao duyên trên thuyền. 5 Hội Cồng chiêng dân tộc Mường Mùa Xuân Các bản làng dân tộc Mường - Hòa Bình 6 Hội Chá chiêng dân tộc Thái Mùa Xuân Các bản làng dân tộc Mường - Hòa Bình 7 Hội đền Tả Phủ 15/3 Phố Kỳ Lừa, Lạng Sơn Thờ Tảđô đốc Hán quận công Thân Công Tài, người khai mở phố

và chợ Kỳ Lừa vào thế kỷ 17. Có trò thi cướp đầu pháo.

Nguồn: Từđiển lễ hội Việt Nam (Bùi Thiết)

* Ca múa nhạc: đối với phát triển du lịch, ca múa nhạc dân tộc cũng là một loại hình sản phẩm du lịch đang được chú ý phát triển. Tiêu biểu là hội hát Then, hát Sli ở

các dân tộc miền núi phía Bắc.

Vùng núi phía Bắc cũng nổi tiếng về các điệu múa dân gian mà tiêu biểu là các

điệu múa khèn, múa xoè, múa chiêng rất đặc sắc của đồng bào các dân tộc miền núi Tây Bắc.

Nhìn chung ca múa nhạc dân tộc thường gắn với lễ hội truyền thống và các di tích lịch sử văn hóa. Tất cảđã gắn bó với nhau tạo nên sắc thái văn hóa.

BÁO CÁO TỔNG HỢP

* Ẩm thực: Nói đến văn hóa không thể không nhắc đến ẩm thực, một nét văn hoá đã được nâng lên thành nghệ thuật. Vùng núi phía Bắc từ lâu đã nổi tiếng với nhiều món ăn như vịt, lợn quay Lạng Sơn, rượu Mẫu Sơn (Lạng Sơn), rượu cần vùng núi Tây Bắc.

3.6. Các điu kin t nhiên có nh hưởng đến hot động du lch nói chung, du lch TTMH nói riêng lch TTMH nói riêng

Khí hậu, thời tiết

Vùng núi phía Bắc là lãnh thổ có đặc điểm khí hậu và thời tiết đa dạng, có phần

độc đáo và nhiều biến động nhất ở Việt Nam.

Tuy nằm ở vùng nhiệt đới nhưng vùng núi phía Bắc chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ gió mùa tạo nên mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều với hướng gió chủ yếu là gió

Đông Nam và đặc biệt là có một mùa đông lạnh, ít mưa với hướng gió chính là hướng Bắc và Đông Bắc. Đặc điểm này đã tạo tính mùa vụ của hoạt động du lịch ở vùng núi phía Bắc. Mặt khác, do đặc điểm địa hình chia cắt, khí hậu vùng núi phía Bắc có sự

phân hóa khá rõ rệt và có nhiều biến động với những diễn biến thời tiết phức tạp. Khu vực vùng núi phía Bắc có nhiệt độ trung bình hàng năm từ 210C đến 230C ; lượng mưa trung bình từ 1.700-2.000mm, mùa mưa thường từ tháng 4 đến tháng 9. ở

các vùng núi cao có nhiệt độ thấp hơn: Sa Pa (ởđộ cao 1.570m) có nhiệt độ trung bình hàng năm là 15,20C, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất (tháng 1) là 8,50C, tháng cao nhất (tháng 7) là 19,80C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối có năm đã xuống tới -3,20C (ngày 14-12-1975). Khu vực này ít chịu ảnh hưởng của bão nhưng có nhiều loại gió địa phương gây trở ngại cho hoạt động du lịch như gió Tây khô nóng (gió Lào), gió Than Uyên, gió Ô Quy Hồ.

Khu vực trung du chuyển tiếp từ vùng núi phía Bắc xuống đồng bằng Bắc Bộ

có khí hậu ấm áp hơn, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 230C - 240C, lượng mưa trung bình từ 1.600 - 1.900mm và mùa mưa thường từ tháng 5 đến tháng 10. Các tháng cuối năm và đầu năm thời tiết đẹp, trời ấm áp, khô ráo, dễ chịu rất thích hợp với các hoạt

động lễ hội, du lịch.

Việc sử dụng giản đồ tương quan giữa nhiệt độ và độẩm tuyệt đối trung bình để

tính khả năng thích ứng của con người với khí hậu cho hoạt động du lịch cho thấy

điều kiện thời tiết, khí hậu thích hợp nhất với con người Việt Nam là có nhiệt độ trung bình hàng tháng từ 15oC đến 23oC và độ ẩm từ 14mb đến 21mb. Theo căn cứ trên, vùng núi phía Bắc là lãnh thổ trong một năm trung bình có khoảng 5 tháng rất thuận lợi cho sức khỏe con người và hoạt động du lịch, 2-3 tháng có điều kiện thuận lợi và khoảng 4-5 tháng ít thuận lợi (Bảng 3), tuy nhiên trong các tháng ít thuận lợi (thường là các tháng có thời tiết oi bức, nóng nực) một sốđịa điểm ở vùng núi cao như Sapa,

BÁO CÁO TỔNG HỢP Mẫu Sơn, Mộc Châu, ... nơi có khí hậu mát mẻ hơn lại thuận lợi cho hoạt động du lịch, Mẫu Sơn, Mộc Châu, ... nơi có khí hậu mát mẻ hơn lại thuận lợi cho hoạt động du lịch,

đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng.

Bng 3 : Mức độ thuận lợi của khí hậu đối với hoạt động du lịch

ở vùng núi phía Bắc Các tiểu vùng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tây Bắc Đông Bắc Ghi chú: Rất thích hợp Thích hợp Ít thích hợp

Vùng núi phía Bắc là vùng chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc, trung bình mỗi có 20-25 đợt gió mùa Đông Bắc. Ảnh hưởng này có sự giảm dần từ

Bắc xuống Nam. Ngoài ra vùng núi phía Bắc cũng là vùng chịu ảnh hưởng của bão, tập trung từ tháng 6 đến tháng 9, đặc biệt là ở khu vực duyên hải Đông Bắc. Những ngày bị ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và bão thời tiết chuyển xấu, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động du lịch.

Tuy nhiên nhìn chung đặc điểm khí hậu, thời tiết của vùng núi phía Bắc là thuận lợi cho các hoạt động du lịch. Chính đặc điểm này đã tạo nên sựđa dạng về các giá trị tự nhiên, cảnh quan lãnh thổ, làm tăng tính hấp dẫn du lịch của vùng. Cần biết phát huy những thuận lợi vềđặc điểm khí hậu, thời tiết để phát triển nhiều loại hình du lịch, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, vừa phát huy vừa khắc phục được tính mùa vụ

của hoạt động du lịch ở vùng này.

Sự an toàn và bất trắc của môi trường tự nhiên

Sự an toàn và bất trắc của môi trường tự nhiên có tính chất quy luật, đặc biệt

đối với vùng núi phía Bắc, một vùng có diện tích không lớn song có địa hình chia cắt mạnh.

Ở lãnh thổ này bão lũ, gió mùa Đông Bắc thường xảy ra hàng năm nhưng thường không gây tác hại lớn. Những năm gần đây hiện tượng động đất có xảy ra ở

một số nơi trong vùng như Lai Châu, Điện Biên và đã gây ra một số thiệt hại về nhà cửa, công trình xây dựng. Đây là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu, dự báo để

giảm thiểu những tác động đến dân sinh, kinh tế cũng như ảnh hưởng đến hoạt động du lịch.

BÁO CÁO TỔNG HỢP thông như úng lụt, lởđất. Cũng cần chú ý đề phòng các ổ dịch bệnh tự nhiên, sinh vật thông như úng lụt, lởđất. Cũng cần chú ý đề phòng các ổ dịch bệnh tự nhiên, sinh vật

độc hại (ruồi, muỗi, rắn, thú dữ, thức ăn lạ...) đối với khách du lịch.

Những biến đổi bất thường của đặc điểm khí hậu, thời tiết cũng thường gây nên những khó khăn đột xuất cho khách du lịch và các hoạt động du lịch.

Vùng núi và cao nguyên chiếm diện tích chủ yếu của lãnh thổ vùng núi phía Bắc vì vậy có vai trò hết sức to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội vùng nói chung đối với phát triển du lịch nói riêng.

Môi trường du lịch vùng lãnh thổ này có mối quan hệ hết sức chặt chẽ với lớp phủ thực vật vì đó vừa là "áo giáp" bảo vệ khỏi các hiện tượng trượt lở, vừa điều hòa lượng nước ngầm, hạn chế lũ lụt và đặc biệt rừng còn là môi trường để bảo tồn và phát triển các loài động vật quí hiếm - đối tượng có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách. Do nhiều nguyên nhân, rừng nhiệt đới ở vùng núi vùng núi phía Bắc trải qua hơn 50 năm (từ 1943) đã bị thu hẹp tới hơn 2/3 diện tích (theo Morant năm 1943 diện tích rừng chiếm khoảng 60% toàn lãnh thổ khu vực).

Kèm theo tốc độ tàn phá rừng là sự nghèo kiệt của thảm thực vật, sự huỷ hoại hàng loạt ổ sinh thái tự nhiên của các loài động vật hoang dại. Số lượng cá thể và số

lượng loài động vật hoang dại có ý nghĩa du lịch trở nên ít ỏi, nhiều loài đã bị tuyệt chủng và một số loài đang có nguy cơ bị diệt vong.

Việc chặt phá rừng không chỉảnh hưởng trực tiếp đến sự bảo tồn và phát triển của nhiều hệ sinh thái mà còn làm mất đi sự hấp dẫn của các cảnh quan tự nhiên vốn rất có giá trị trong các hoạt động du lịch. Có thể nói tuyến du lịch Tây Bắc: Hà Nội - Yên Bái - Lào Cai - Sa Pa - Lai Châu - Điện Biên - Sơn La - Mộc Châu - Hoà Bình - Hà Nội chắc chắn sẽ hấp dẫn hơn rất nhiều nếu như các cảnh quan, đặc biệt là rừng,

được phục hồi. Hiện nay tuyến du lịch này vẫn còn thu hút được sự quan tâm của khách bởi tính đặc sắc của các lễ hội, phong tục và những nét sinh hoạt truyền thống của đồng bào dân tộc Thái, H' Mông, Dao v.v... Nếu như có sự đầu tư để bảo vệ và phục hồi lại cảnh quan môi trường, chắc chắn các tuyến du lịch tới vùng núi vùng núi phía Bắc sẽ có sức hấp dẫn đặc biệt không chỉ đối với khách du lịch quốc tế, mà còn

đối với cả khách du lịch nội địa.

Hiện tượng xói mòn đất, lũ lụt gia tăng một cách đáng kể ảnh hưởng trực tiếp

đến các hoạt động du lịch, đặc biệt là việc vận chuyển khách theo đường bộ, cũng là hậu quả của việc chặt phá rừng ở vùng núi phía Bắc trong những năm qua. Việc huỷ

hoại môi trường đã góp phần làm gia tăng đáng kể quá trình xuống cấp của hệ thống

đường giao thông vùng núi vùng núi phía Bắc vốn dĩ đã rất lạc hậu do nhiều năm ít

BÁO CÁO TỔNG HỢP vùng núi trong những điều kiện như vậy, tạo môi trường kém thuận lợi cho hoạt động vùng núi trong những điều kiện như vậy, tạo môi trường kém thuận lợi cho hoạt động phát triển du lịch ở khu vực này.

Một trong những vấn đềđáng lo ngại về môi trường tác động đến hoạt động du lịch là nguy cơ trượt lởđất, đá do những chấn động để lại trong quá trình khai thác vật liệu xây dựng. Trong thực tế cho đến nay chưa có trường hợp đáng tiếc nào xảy ra do sự suy giảm môi trường địa chất địa mạo bởi nguyên nhân trên. Tuy nhiên nếu không có các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ cảnh quan và phòng chống nguy cơ cho hoạt

động khai thác vật liệu xây dựng rất phổ biến, thậm chí cả ở những khu vực có tiềm năng du lịch hang động, du lịch thể thao núi v.v..., thì yếu tố môi trường này sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển du lịch ở vùng núi vùng núi phía Bắc.

4. Đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch thể thao - mạo hiểm chủ yếu ở vùng núi phía Bắc

Một phần của tài liệu Báo cáo KH: " Cơ sở khoa học để phát triển các sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm vùng núi phía Bắc" (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)