Tiềm năng tài nguyên du lịch thể thao-mạo hiể mở vùngnúi phía Bắc

Một phần của tài liệu Báo cáo KH: " Cơ sở khoa học để phát triển các sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm vùng núi phía Bắc" (Trang 100 - 104)

- Kinh nghiệm trong nướ c: Kinh nghiệm thực tế từ hoạt động tổ chức một số chương trình (tours) du lịch TTMH ở Việt Nam thời gian qua cho thấy nhữ ng v ấ n đề

3.Tiềm năng tài nguyên du lịch thể thao-mạo hiể mở vùngnúi phía Bắc

3.1. Các dng địa hình

Phần lớn diện tích vùng núi phía Bắc là đồi núi (chiếm gần 94%) và khoảng 6% diện tích còn lại là vùng cao nguyên có địa hình tương đối bằng phẳng và một số dải đồng bằng hẹp nằm xen kẽ. Ở vùng núi phía Bắc các dãy núi Tây Bắc đều có hướng Tây Bắc - Đông Nam, ởđây phổ biến là các dãy núi trung bình và núi cao (Fansipan 3.142m, Pusilung 3.076m, Puluông 2.893m, Phuxpan 2.079m, Pusan 2.218m, Phu Hoạt 2.452m v.v...) và rất nhiều đỉnh cao 1.800 - 2.000m, nằm chủ yếu trên dãy núi khổng lồ thuộc các tỉnh Lào Cai, Yên Bái. Mạng lưới sông suối ở đây dày đặc, hẹp,

BÁO CÁO TÓM TẮT dốc, khi mưa lớn thường gây lũ lụt. Độ cao chủ yếu 500-800m, ở một số khu vực có dốc, khi mưa lớn thường gây lũ lụt. Độ cao chủ yếu 500-800m, ở một số khu vực có nhiều đỉnh núi nhô lên 2.000m. Chính ở các khu vực miền núi hiểm trở này còn sót lại ở các cánh rừng nhiệt đới nguyên sinh được phát triển thành các vườn quốc gia và các khu bảo tồn tự nhiên nổi tiếng như Hoàng Liên, Mường Nhé, Ba Bể,v.v.

Ở khu vực Đông Bắc, trừ dãy núi Con Voi có hướng Tây Bắc - Đông Nam, các dãy núi có hướng vòng cung chiếm ưu thế, quy tụ về Tam Đảo. Có nhiều vùng đá vôi dốc đứng bị chia cắt mạnh, tạo nên những cảnh quan kỳ thú như ở Quản Bạ, Đồng Văn, Ba Bể, Bắc Sơn, Chi Lăng, v.v.

Một nhóm địa hình karst gần 30.000 km2 là các đồi sót và các khối núi đá vôi khổng lồ phân bố rộng khắp ở vùng núi phía Bắc. Lớn nhất là khối núi đá vôi Bắc Sơn và hàng nghìn núi sót như những hòn đảo trên cạn ở khu vực phía Nam; các dải núi đá vôi kéo dài từ Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình và Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang tạo là nơi có hệ thống hang động có thể khai thác để phát triển du lịch nhiều loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch thể thao-mạo hiểm. Ngoài ra ở vùng núi phía Bắc còn có các cao nguyên đá vôi như Mộc Châu, Đồng Văn, thỉnh thoảng lộ ra các bãi karst với các phong cảnh độc đáo và hấp dẫn.

3.2. H thng hang động

Các hang động ở Việt Nam chủ yếu là các hang động nằm trong các vùng núi đá vôi có kiểu địa hình karst rất phát triển. Các công trình điều tra, nghiên cứu hang động ở Việt Nam cho thấy hiện đã phát hiện được khoảng 200 hang động, trong đó phần lớn, tới gần 90%, là các hang ngắn và trung bình (có độ dài dưới 100m) và chỉ có trên 10% số hang dài trên 100m. Ở Lạng Sơn có hang Cả - hang Bè dài hơn 3,3km.

Kết quả nghiên cứu hang động vùng núi phía Bắc của Đại học Quốc gia Hà Nội cho thấy các hang động ở khu vực này phân bố trên các độ cao khác nhau đối với các vùng khác nhau : ở vùng Tây Bắc, các hang động thường phân bố ở các độ cao – 5m ;30m ;60m ; và 100m, còn ở vùng Đông Bắc là 4-5m ;10m ;18-20m ; và 35-40m.

Ở vùng núi phía Bắc có nhiều hang động ngoài giá trị tự nhiên còn gắn với các sự tích truyền thuyết như hang Đầu Gỗ, động Tam Thanh, v.v. hoặc gắn với các di tích lịch sử như hang Pác Bó (Cao Bằng). Các hang động ở vùng núi phía Bắc rất đa dạng, ở các bậc độ cao khác nhau và có độ dài khác nhau. Đó là một dạng tài nguyên du lịch rất đặc trưng ở vùng núi phía Bắc.

3.3. H thng sông sui, thác gnh

Vùng núi phía Bắc có mạng lưới sông suối khá dày đặc với các sông lớn có diện tích lưu vực trên 1.000km2 như : sông Hồng, sông Đà, sông Lô, sông Thương, sông Mã. Các sông có tiềm năng lớn về tài nguyên du lịch TTMH bao gồm :

BÁO CÁO TÓM TẮT

ƒ Sông Hồng: bắt nguồn từ Trung Quốc chảy về Lào Cai - Yên Bái - Việt Trì -Hà Nội - Hải Dương - Hưng Yên - Nam Hà - ra biển, dài 1.126 km (trên lãnh thổ Việt Nam là 510km); độ dốc trung bình 30,5%.

ƒ Sông Lô: bắt nguồn từ Hà Giang chảy qua Tuyên Quang về Việt Trì, tiếp nối với sông Hồng, dài 469 km; độ dốc trung bình 19,7%.

ƒ Sông Đà: bắt nguồn từ Lào chảy về Lai Châu - Sơn La - Hòa Bình, tiếp nối với sông Hồng tại Việt Trì, dài 1.013 km; độ dốc trung bình 36,8%.

ƒ Sông Mã, dài 538 km; độ dốc trung bình 17,6%.

Ở vùng núi phía Bắc còn có một diện tích rất lớn các hồ chứa nước tự nhiên và nhân tạo. Đáng chú ý là các hồ chứa nước lớn có nhiều cảnh quan đẹp, khí hậu tốt có thể khai thác phục vụ du lịch như các hồ Thác Bà (Yên Bái), Hòa Bình (Hòa Bình), Núi Cốc (Thái Nguyên), v.v., đặc biệt trong vùng có hồ tự nhiên Ba Bể (Bắc Kạn) trong VQG Ba Bể với nhiều giá trị về cảnh quan, đa dạng sinh học đã được cộng nhận là Di sản ASEAN và đang hoàn tất hồ sơ trình UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.

3.4. H thng các vườn quc gia, khu bo tn thiên nhiên

Các giá trị sinh thái đa dạng sinh học có thể khai thác để xây dựng các sản phẩm du lịch TTMH tập trung chủ yếu ở các vườn quốc gia, khu BTTN vốn rất phong phú ở vùng núi phía Bắc với 49 khu bảo tồn tự nhiên (bằng 46% cả nước); 5 vườn quốc gia (bằng 19% cả nước) và 20 khu rừng văn hóa - lịch sử - môi trường (bằng 61% cả nước). Bốn vườn quốc gia trong lãnh thổ vùng núi phía Bắc là VQG Ba Bể (Bắc Kạn), VQG Hoàng Liên (Lào Cai), VQG Xuân Sơn (Phú Thọ), VQG Bái Tử Long và rừng quốc gia Đền Hùng (Phú Thọ) là những nơi bảo tồn được nhiều diện tích rừng nguyên sinh với nhiều loại thực, động vật nhiệt đới điển hình. Các khu bảo tồn tự nhiên, các khu rừng VH-LS-MTnhư Núi Cốc (Thái Nguyên), Cấm Sơn (Bắc Giang), hồ Sông Đà (Hòa Bình-Sơn La), Bắc Sơn (Lạng Sơn), Pác Bó (Cao Bằng), Thác Bà (Yên Bái), Tân Trào (Tuyên Quang), v.v. đều có giá trị du lịch cần sớm có sự kết hợp đểđạt hiệu quả cao trong việc bảo vệ, khai thác sử dụng.

3.5. Các giá tr tài nguyên du lch b tr (văn hoá bn địa, cnh quan t nhiên)

Thiên nhiên đặc sắc vùng núi phía Bắc đã tạo nên nhiều khu vực khá tập trung các cảnh quan có giá trị hấp dẫn du lịch, tiêu biểu là các khu vực sau:

- Khu vực Cao Bằng - Bắc Kạn - Lạng Sơn : là vùng núi đá vôi trùng điệp ở biên giới phía Bắc, có nhiều thắng cảnh đặc sắc như các hang động, thác nước, vườn quốc gia, hồ tự nhiên trên núi. Các thắng cảnh nổi tiếng ở khu vực này là hồ Ba Bể, thác Bản Giốc, động Tam Thanh, ải Chi Lăng.

BÁO CÁO TÓM TẮT nhiên ởđây về mùa Đông đã pha trộn và có dáng dấp của vùng ôn đới, đôi khi có tuyết nhiên ởđây về mùa Đông đã pha trộn và có dáng dấp của vùng ôn đới, đôi khi có tuyết rơi, cây lá kim chiếm ưu thế, nhiều hoa quả, cây thuốc của vùng xứ lạnh, với các thắng cảnh nổi tiếng như thị trấn Sa Pa, thác Bạc, cầu Mây, Sơn La, Mộc Châu.

- Khu vực duyên hải Đông Bắc với Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, nơi giá trị cảnh quan đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới

Vùng núi phía Bắc là nơi cư trú của 32 dân tộc, trong đó có những dân tộc có số dân lớn như Tày, Thái, Mường, Nùng H’Mông và Dao. Hiện nay các dân tộc miền núi phía Bắc vẫn còn giữ được nhiều nét sinh hoạt văn hóa truyền thống đặc sắc, những phong tục tập quán cổđộc đáo. Cùng với nền văn hóa Việt nói chung, nền văn hóa các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc đã tạo nên kho tàng văn hóa vô giá, là sản phẩm du lịch độc đáo thu hút khác du lịch.

3.6. Các điu kin t nhiên có nh hưởng đến hot động du lch nói chung, du lch TTMH nói riêng lch TTMH nói riêng

Khí hậu, thời tiết : Vùng núi phía Bắc là lãnh thổ có đặc điểm khí hậu và thời tiết đa dạng, có phần độc đáo và nhiều biến động nhất ở Việt Nam.

Khu vực vùng núi phía Bắc có nhiệt độ trung bình hàng năm từ 210C đến 230C ; lượng mưa trung bình từ 1.700-2.000mm, mùa mưa thường từ tháng 4 đến tháng 9. ở các vùng núi cao có nhiệt độ thấp hơn: Sa Pa (ởđộ cao 1.570m) có nhiệt độ trung bình hàng năm là 15,20C, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất (tháng 1) là 8,50C, tháng cao nhất (tháng 7) là 19,80C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối có năm đã xuống tới -3,20C (ngày 14-12-1975). Khu vực này ít chịu ảnh hưởng của bão nhưng có nhiều loại gió địa phương gây trở ngại cho hoạt động du lịch như gió Tây khô nóng (gió Lào), gió Than Uyên, gió Ô Quy Hồ.

Vùng núi phía Bắc là vùng chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc, trung bình mỗi có 20-25 đợt gió mùa Đông Bắc. Ảnh hưởng này có sự giảm dần từ Bắc xuống Nam. Tuy nhiên nhìn chung đặc điểm khí hậu, thời tiết của vùng núi phía Bắc là thuận lợi cho các hoạt động du lịch. Chính đặc điểm này đã tạo nên sựđa dạng về các giá trị tự nhiên, cảnh quan lãnh thổ, làm tăng tính hấp dẫn du lịch của vùng. Cần biết phát huy những thuận lợi về đặc điểm khí hậu, thời tiết để phát triển nhiều loại hình du lịch, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, vừa phát huy vừa khắc phục được tính mùa vụ của hoạt động du lịch ở vùng này.

Sự an toàn và bất trắc của môi trường tự nhiên : sự an toàn và bất trắc của môi trường tự nhiên có tính chất quy luật, đặc biệt đối với vùng núi phía Bắc, một vùng có diện tích không lớn song có địa hình chia cắt mạnh.

Ở lãnh thổ này bão lũ, gió mùa Đông Bắc thường xảy ra hàng năm nhưng thường không gây tác hại lớn. Những năm gần đây hiện tượng động đất có xảy ra ở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

BÁO CÁO TÓM TẮT một số nơi trong vùng như Lai Châu, Điện Biên và đã gây ra một số thiệt hại về nhà một số nơi trong vùng như Lai Châu, Điện Biên và đã gây ra một số thiệt hại về nhà cửa, công trình xây dựng. Đây là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu, dự báo để giảm thiểu những tác động đến dân sinh, kinh tế cũng như ảnh hưởng đến hoạt động du lịch. Các trở ngại cho hoạt động du lịch thường xảy ra vào mùa mưa và những ngày có thời tiết xấu như bão, gió mùa Đông Bắc. Ở một số nơi có thể gây ách tắc giao thông như úng lụt, lởđất. Cũng cần chú ý đề phòng các ổ dịch bệnh tự nhiên, sinh vật độc hại (ruồi, muỗi, rắn, thú dữ, thức ăn lạ...) đối với khách du lịch.

Một trong những vấn đềđáng lo ngại về môi trường tác động đến hoạt động du lịch nói chung, du lịch TTMH nói riêng là nguy cơ trượt lở đất, đá do những chấn động để lại trong quá trình khai thác vật liệu xây dựng ở vùng núi phía Bắc.

Một phần của tài liệu Báo cáo KH: " Cơ sở khoa học để phát triển các sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm vùng núi phía Bắc" (Trang 100 - 104)