16. Bảng 4.11: Giá thành sản phẩm tinh chế
4.2.2 Giá thành sản phẩm Sơ chế
Bảng 4.10 Giá thành sản phẩm sơ chế
Đơn vị tính: đ/m3
STT Diễn giải Đơn giá
2007 2008 2009
I - Chi phí sản xuất
1 Gỗ cao su đã cưa cắt đua vào chế biến 343.557 300.145 315.356 II - Sản phẩm dở dang
1 Gỗ xẻ tại công ty 1.987.100 1.345.245 1.350.265 III - Sản lượng sản xuất
1 Phôi cao su chính phẩm loại I 2.551.179 2.551.179 2.551.179 2 Phôi cao su tươi chính phẩm 2.551.179 2.551.179 2.551.179 3 Phôi cao su chính phẩm loại II 2.551.179 2.551.179 2.551.179
4 - Phôi cao su tươi tận dụng 700 700 700
IV Chi phí sấy
1 Phôi cao su chính phẩm 2.551.179 2.551.179 2.551.179
2 Phôi cao su tận dụng 700 700 700
V - Giá thành phôi sấy
1 Phôi cao su chính phẩm 2.859.836 2.599.889 2.745.814 2 Phôi cao su tận dụng 1.008.657 1.000.000 900
Nguồn: phòng Kế toán – Tài vụ Giá thành của sản phẩm phôi sơ chế quy cách chính phẩm theo bảng số liệu năm sau đã có giảm so với các năm trước cụ thể năm 2008 giảm 139.152 đ/m3 tương ứng với 4.8%. Năm 2009 giảm 10.559đ/m3 tương ứng 3.8%
Do giá thành của phôi chính phẩm giảm nên làm cho giá thành của phôi tận dụng tăng lên. Cho thấy công ty đã kiểm soát được chi phí sản xuất của công tác chế biến tại phân xưởng sơ chế. Đạt được thành tựu đáng kể như vậy công lớn là do sự quản lý tốt của quản đốc phân xưởng sơ chế với sự điều phối công việc hợp lý, cũng dự đoán đúng về khả năng cung cấp nguốn nguyên liệu đầu vào
Mặt khác do đội ngũ công nhân viên với kinh nghiệm làm việc lâu năm và với tinh thần làm việc hăng say đã không ngừng nâng cao tay nghề và ngay càng đáp ứng tốt chuyên môn.
Cùng với nhũng mặt làm được thì hiện tại doanh nghiệp vẫn còn có một số mặt hạn chế trong khâu sản xuất sản phấm sơ chế. Tại phân xưởng sản xuất Phôi sơ chế do điều kiện nhà xưởng còn rất thô sơ, và chưa có nền xi măng cộng với hệ thống thoát nước không tốt nên vào mùa mưa công tác chế biến gặp rất nhiều khó khăn.
- Khó khăn về việc vận chuyển và xử lý các phụ phẩm, phế phẩm trong xưởng như Mùn cưa, ván dăm…
- Khó khăn về môi trường làm việc, việc đi lại của công nhân viên gặp nhiều khó khăn. Đồng thời mùn cưa sau khi bị ướt thường có mùi rất khó chịu gây ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân, do đó chưa phát huy hết được năng suất lao động của công nhân viên.
- Dưới đây là một số hình ảnh của phân xưởng cho thấy sự chưa hợp lý trong phân xưởng do vấn đề nhà xưởng gây ra
4.2.3 Giá thành sản phẩm Tinh chế
Bảng 4.11 Giá thành sản phẩm tinh chế
Đơn vị tính: đ/m3
STT Diễn giải Đơn giá
2007 2008 2009
1 Nguyên liệu chính
- Phôi cao su chính phẩm 2.859.836 2.720.684 2.710.125 - Phôi cao su tận dụng 1.008.657 1.789.365 1532.658 - Vật phẩm TC Chi tiết rời 10.396 10.396 10.396 2 Chi phí quản lý phân xưởng
- Chi phí bằng tiền khác 145.322 150.635 167.125 - Chi phí khấu hao tài sản cố định 1.539.464 1.539.464 1.539.464 - Chi phí phân bổ 1.532.670 1.532.670 1.532.670
+ Tiền điện 850.678 850.678 850.678
+ Lương tổ cơ điện 681.824 681.824 681.824 3 Chi phí nhân công
- Chi phí nhân viên quản lý 9.976.942 9.976.942 9.976.942 - Chi phí nhân công trực tiếp 11.348.029 12.568.100 12.369.456 4 Thành phẩm tinh chế
- Hàng hội chợ 1.752.302 - -
- Hàng hội chợ (năm 2006) 9.851.302 - -
- Sản phẩm tinh chế & chi tiết rời 9.320.489 9.687.336 8.184.629 - Sản phẩm mộc tinh chế 7.070.265 6.986.235 7.120.480 - Ván ghép tinh chế 7.070.265 7.522.595 8.300.000
Nguồn: phòng Kế toán – Tài vụ Qua bảng trên ta thấy giá thành của sản phẩm Tinh chế mà chú trọng là sản phẩm Ván ghép và chi tiết rời của năm 2009 có giảm rõ rệt so với hai năm trước đó. Cụ thể so với năm 2007 mức giảm là1.135.860đ tương ứng với tỉ lệ giảm là 12 % và so với năm 2008 mức giảm là 1.502.707đ tương ứng với tỷ lệ giảm là 15%
Giá thành của ván ghép tinh chế như đã nhận xét ở trên do không làm chủ được nguồn nguyên liệu đầu vào dẫn đến giá thành của năm sau cao hơn năm trước.Nguyên liệu đầu vào của mỗi một lô hàng cần tiết phải có đủ các quy cách để tận dụng qua đó sẽ tiết kiệm được nguyên liệu tránh nhứng lãng phí không đáng có.
Công ty cần chú trọng hơn đến việc chuẩn bị nguồn nguyên liệu để đáp ứng cho phân xưởng tinh chế hoàn thành sản phẩm theo kế hoạch. Để làm tốt điều này đòi hỏi ban lãnh đạo công ty phải thường xuyên theo dõi và đôn đốc các bên có liên quan. Đòi hỏi quản đốc phân xưởng cũng như các phó quản đốc phải dự đoán được nhu cầu sử dụng nguyên liệu để từ đó có báo cáo thường xuyên cho các cấp lãnh đạo và các bên có liên quan để chủ động nguồn nguyên liệu cho phân xưởng.
PHẦN THỨ NĂM KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Ảnh hưởng của công tác chế biến đến giá thành là rất lớn. Nói chung công tác chế biến của công ty thực hiện tốt , thực hiện theo đúng với các quy trình kỹ thuật đã đề ra xong ở mỗi phân xưởng vẫn còn có một số mặt hạn chế cần phải khắc phục
Ở phân xưởng sơ chế với quy trình đã nêu trên cho thấy ở khâu khai thác gỗ tròn còn làm chưa tốt dẫn đến số lượng quy cách cây chất lượng loại A giảm đi trong khi các loại cây chất lượng loại C, và cây chất lượng loại D lại tăng lên
Ở phân xưởng Tinh chế mặc dù giá thành sản phẩm có giảm xong chưa đáng kể. Giá thành sản phẩm giảm chủ yếu là nhờ vào máy móc , trang thiết bị và vật tư hiện đai. Còn công tác quản lý của phân xưởng còn kém dẫn đến việc thiếu nguồn nguyên liệu từ đó buộc phân xưởng phải dung đến các nguyên liệu khác tốt hơn trong khi làm như vậy thì giá thành sẽ lên cao hơn so với kế hoạch
5.2 Kiến nghị
5.2.1 Về phân xưởng sơ chế
Sản phẩm chủ yếu của công ty là phôi sơ chế các loại do đó việc hạ giá thành sản phẩm ngay ở phân xưởng sơ chế là một điều quan trọng mang tính sống còn đối với công ty do đó công ty nên chú trọng đến từng khâu của quy trình chế biến
- Đầu tiên công ty cần sửa chữa hoặc nâng cấp hệ thống nhà xưởng của phân xưởng sơ chế. Nâng cấp bằng cách tiến hành đổ đất cao lên hoặc đổ nền xi măng trong khu vực bãi nguyên vật liệu nhằm tăng khả năng linh hoạt hơn trong việc vận chuyển cũng như thao tác trong công tác chế biến
- Đồng thời với việc nâng cấp sân bãi cần phải cải tạo lại hệ thống thoát nước của doanh nghiệp tránh tình trạng ngập úng vào mùa mưa.
- Cán bộ quản lý phân xưởng cần chú trọng hơn đến vấn đề môi trường làm việc của công nhân viên. Bằng cách thường xuyên bám sát và chỉ đạo dọn vệ sinh sạch sẽ phân xưởng sau những giờ làm việc. Đặc biệt là cần giải quyết tốt hơn nưa phụ phẩm của quá trình chế biến là Mùn cưa. Thực hiện bán cho các cá nhân hoặc đơn vị trong địa bàn nhằm tăng thu nhập cho doanh nghiệp, cũng là tránh được tình trạng thừa thãi
mỗi lúc mưa xuống làm bốc mùi hôi thối gây ảnh hưởng đến mối trường, ảnh hưởng đến năng suất lao động của công nhân viên.
- Thứ hai là cần kiểm soát tốt hơn khâu cưa xẻ gỗ tại vườn, vì khâu này làm chưa tốt. Giám sát kỹ hơn nữa khâu này từ việc chọn mua vườn cây cho đến cưa xẻ cây làm sao đó để tận dụng tối đa các quy cách gỗ tốt. Tăng số lượng các loại cây quy cách loại A và giảm các loại cây quy các loại C và loại D
- Thứ ba là các khâu cắt xẻ cần tiến hành theo đúng quy trình về an toàn lao động để tránh những điều đáng tiếc xẩy ra, vì lao động trong những khâu này rất nguy hiểm. Một khi xẩy ra sự cố sẽ dẫn đến phân xưởng bị ngưng trệ
- Cần tăng cường hơn nưa công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý phân xưởng cũng như tay nghề cho công nhân để nâng cao hơn nưa năng suất lao động để từ đó tiếp tục có thể hạ giá thành sản phẩm làm ra mang về lợi thế cạnh tranh trên thị trường
5.2.2 Phân xưởng Tinh chế
- Nhân tố quan trọng nhất của phân xưởng cần được nâng cao đó là công tác quản lý. Do công tác quản lý còn kém dẫn đến không chủ động được nguồn nguyên liệu. Vì vậy cần phải có sự đạo tạo để nâng cao trình độ quản lý nhằm tăng tính hiệu quả của phân xưởng
- Doanh nghiệp cần kiểm soát tốt hơn nưa vấn đề nguyên vật liệu. Để có thể thực hiện hạ giá thành đòi hỏi doanh nghiệp phải làm thật tốt công tác dự trữ nguyên vật liệu, vật tư – công cụ dụng cụ.
- Mặt khác do công ty còn quá chú trọng đến xuất khẩu mặt hàng phôi sơ chế mà chưa chú trọng đến mặt hàng tinh chế. Trong khi mặt hàng tinh chế là một nghành hàng còn đang có tiềm năng rất lơn. Do đó công ty nên chú trọng hơn đến sản phẩm tinh chế để có đầu tư thích đáng cho phân xưởng
- Máy móc trong phân xưởng thuộc vào hạng tốt, xong quy mô còn nhỏ chưa tận dụng hết được khả năng bản thân của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên đầu tư thêm các máy móc để tận dụng nguồn nhân công, nguồn nguyên liệu dồi dào và để có thể tăng năng suất lao động ngày càng cao hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Giáo trình quản trị sản xuất và tác nghiệp – Trương Đoàn Thể, NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
2) Giáo trình quản trị doanh nghiệp Lâm nghiệp – Nguyễn Văn Tuấn,NXB Nông Nghiệp
3) Giáo trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm – Vũ Huy Cẩm, NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
4) Giáo trình kinh tế và tổ chức quản lý công nghiệp – Nguyễn Thức Minh, NXB Thống kê Hà Nội
5) Tạp chí cao su Việt Nam, năm 2008
6) http://chebiengovn.com/
7) http://www.dakruco.com/
LỜI CẢM ƠN
Nhờ có sự giúp đỡ tận tình của của các thầy cô và các cán bộ công nhân viên trong Công ty Cổ phần chế biến gỗ Cao su Daklak nên em đã có thể hoàn thành báo cáo này
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa kinh tế nói riêng và các thầy cô trong trường Đại Học Tây Nguyên nói chung. Những người thầy giáo cô giáo đã trang bị cho em những kiến thức rất cần thiết để em có thể áp dụng và hoàn thành báo cáo này cũng như áp dụng nó vào thực tiễn công việc sau khi ra trường.
Em xin chân thành cảm ơn giảng viên Lê Thanh Hà đã tận tình quan tâm giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tại công ty và thực hiện báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty Cổ phần chế biến gỗ Cao su Daklak đã nhiệt tình giúp đỡ, quan tâm sinh viên về thực tập tại công ty cả về vật chất lẫn tinh thần.
Em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè, những người đã giúp đỡ em trong cuộc sống cũng như trong quá trình viết báo cáo này.
Sinh viên thực hiện. Trần Nhân Tâm
SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
1. Bảng 2.1: Các loại máy móc và các khâu liên quan đến sản phẩm sơ chế...17
2. Bảng 2.2: Các loại máy móc và các khâu liên quan đến sản phẩm tinh chế...17
3. Bảng 2.3: Phân bố doanh nghiệp chế biến và phân bố rừng sản xuất tại Việt Nam....20
4. Bảng 2.4: Biểu đồ phân bố các doanh nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam...22
5. Bảng 3.1: Bảng kê danh mục tài sản cố định...31
6. Bảng 4.1: Số lượng khai thác và tỷ lệ các loại cây cưa xẻ tại vườn...39
7. Bảng 4.2: Định mức chế biến nguyên liệu gỗ...42
8. Bảng 4.3: Định mức lao động trực tiếp phân xưởng sơ chế... 43
9. Bảng 4.4: Định mức chi phí vật tư p công cụ dụng cụ phân xưởng sơ chế...44
10. Bảng 4.5: Sơ đồ bố trí máy móc của xưởng sơ chế...45
11. Bảng 4.6: Sơ đồ dây chuyền sản xuất của phân xưởng tinh chế...50
12. Bảng 4.7: Bảng kết hợp nguyên liệu cho một lô hàng tinh chế...53
13. Bảng 4.8: Lao động trong phân xưởng tinh chế...54
14. Bảng 4.9: Giá thành gỗ tròn nguyên liệu...56
15. Bảng 4.10: Giá thành sản phẩm sơ chế...57
MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHẤT MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài...1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu...2
1.3 Đối tượng nghiên cứu...2
1.4 Phạm vi nghiên cứu...3
1.4.1 Phạm vi về không gian...3
1.4.2 Phạm vi về thời gian...3
PHẦN THỨ HAI TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận về công tác chế biến gỗ...4
2.1.1 Khái niệm, phân loại, yêu cầu của công tác chế biến gỗ...4
2.1.1.1 Khái niệm chung về sản phẩm mộc...4
2.1.1.2 Phân loại sản phẩm mộc...4
2.1.1.3 Yêu cầu chung đối với một sản phẩm mộc...5
2.1.2 Quy trình sản xuất, gia công đồ mộc...6
2.1.3 Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp...8
2.1.3.1 Khái niệm và ý nghĩa của bố trí sản xuất trong doanh nghiệp...8
2.1.3.2 Các yêu cầu của bố trí sản xuất trong doanh nghiệp...9
2.1.4 Giá thành sản phẩm...9
2.1.4.1 Khái niệm...9
2.1.4.2 Ý nghĩa của việ hạ giá thành sản phẩm...11
2.1.4.3 Các biện pháp chủ yếu để hạ giá thành sản phẩm...12
2.1.5 Tính toán công nghệ và giá thành sản phẩm...14
2.1.6 Đặc điểm của doanh nghiệp lâm nghiệp trong sản xuất kinh doanh...15
2.1.6.1 Đặc điểm về chu kỳ sản xuất...15
2.1.6.3 Tính mùa vụ trong sản xuất...16
2.1.7 Đặc điểm của mặt hàng lâm sản ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm...16
2.1.7.1 Đặc điểm về sản phẩm...16
2.2 Cơ sở thực tiễn công tác chế biến gỗ...18
2.2.1 Công nghiệp chế biến gỗ trên thế giới...18
2.2.2 Công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam...20
2.2.3 Công tác chế biến gỗ ở DakLak...23
PHẦN THỨ BA ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Tổng quan về Công ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Cao Su DakLak...25
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Cao Su DakLak...25
3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Cổ phần chế biến gỗ cao su DakLak...25
3.1.3 Bộ máy quản lý và tình hình lao động của Công ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Cao Su DakLak...27
3.1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty ...27
3.1.3.2 Tình hình lao động của Công ty...31
3.1.4 Các hoạt động cơ bản của công ty Công ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Cao Su DakLak...32
3.1.5 Những thuận lợi và khó khăn của công ty trong quá trình hoạt động...32
3.2 Phương pháp nghiên cứu...33
3.2.1 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu...33
3.2.2 Phương pháp so sánh...33
3.2.3 Phương pháp chuyên gia...34
3.2.4 Phương pháp thống kê kinh tế...34
3.2.5 Phương pháp xử lý số liệu...34
PHẦN THỨ TƯ
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thực trạng công tác chế biến gỗ của Công ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Cao Su
DakLak...38
4.1.1 quy trình sản xuất sản phẩm Phôi Sơ chế...38
4.1.1.1 Khai thác gỗ tròn...38
4.1.1.2 Nguyên liệu nhập xưởng...41
4.1.1.3 Cưa xẻ gỗ nguyên liệu tại xưởng...42
4.1.1.4 Phân loại phôi...48
4.1.1.5 Ngâm tẩm áp lực...48
4.1.1.6 Phôi đua vào lò sấy...49
4.1.1.7 Phôi ra là, phân loại, đai kiện...50
4.1.2 Quy trình chế biến sản phẩm gỗ Tinh chế...50
4.1.2.1 Quy trình pha Phôi, tạo Phôi...52
4.1.2.2 Quy trình Finger ghép dọc...52
4.2.2.3 Quy trình bào bốn mặt Lipsaw hai cạnh qua công đoạn bốn mặt...52