Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Cao Su

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của công tác chế biến gỗ đến giá thành sản phẩm (Trang 25)

16. Bảng 4.11: Giá thành sản phẩm tinh chế

3.1.1Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Cao Su

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần chế biến gỗ cao su Daklak Daklak

Tiền thân của Công ty cổ phần chế biến gỗ cao su Daklak là Công ty trách nhiệm hữu hạn Cao Lâm giấy phép số : 001418 DP/TLDN-02 do Uỷ ban Nhân dân Tỉnh Đaklak cấp ngày 22/02/1995. Giấy phép kinh doanh số 04442 do Sở kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Daklak cấp ngày 15/3/1995 . Năm 2002 giải thể Công ty Cao Lâm.

Xí nghiệp chế biến gỗ cao su trực thuộc Công ty cao su Daklak được thành lập theo quyết định số : 128/QĐ-CT ngày 26 tháng 6 năm 2002 của Công ty cao su Daklak.

Công ty cổ phần chế biến gỗ cao su Daklak được thành lập theo quyết định số 1515/QĐ-UBND ngày 06 tháng tháng 7 năm 2007 của Uỷ ban Nhân dân Tỉnh Daklak “V/v phê duyệt phương án và chuyển Xí nghiệp chế biến gỗ thuộc Công ty cao su Daklak thành Công ty cổ phần chế biến gỗ cao su Daklak. Giấy chứng nhận kinh doanh số: 40.03.000167 do Sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh Daklak cấp ngày 31 tháng 12 năm 2007.

- Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần chế biến gỗ cao su Daklak

- Tên giao dịch quốc tế: Daklak Rubber Wood Processing Joint-stock Company. - Tên viết tắt: Dakruwood

- Địa chỉ: Km 19, Quốc lộ 14, Xã ÊaDrơng, Huyện CưM’gar, Tỉnh Daklak. - Điện thoại: (0500) 3536135 – 3536034

- Fax: (0500) 3536171

Qua một quá trình hình thành và phát triển từ năm 1995 đến nay Công ty đã có sự phát triển về mặt quy mô cũng như chức năng nhiệm vụ.

3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty

 Chức năng của công ty cổ phần chế biến gỗ cao su Daklak là: - Khai thác chế biến gỗ cao su xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. - Khai thác chế biến gỗ rừng trồng và các loại lâm sản khác.

 Nhiệm vụ của công ty là:

- Sản xuất và khai thác gỗ cao su xuất khẩu

- Bảm đảm chất lượng sản phẩm, quán triệt nguyên tắc tự chủ là chính, cố gắng tự trang trải bù đắp chi phí làm ăn có lãi.

- Từng bước ứng dụng thiết bị khoa học kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất. Mở rộng sản xuất, hợp tác với nước ngoài, nâng cao năng lực sản xuất cùng thúc đẩy công ty đi lên.

- Không ngừng đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật nghiệp vụ, chính trị tư tưởng và quản lý cán bộ công nhân viên.

- Chấp hành đúng các chế độ quản lý kinh tế của nhà nước, thực hiện đầy đủ các khoản nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.

3.1.3 Bộ máy quản lý và tình hình lao động của công ty cổ phần chế biến gỗ cao su Đaklak Đaklak

3.1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty

Ghi chú: - Quan hệ trực tuyến: - Quan hệ chức năng:

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

BAN GIÁM ĐỐC

Phòng kế toán tài vụ

Xưởng sản xuất Hệ thống cửa hàng và văn phòng đại diện

Phòng kinh doanh

Phòng TC-HC Phòng kỹ thuật

Bộ máy tổ chức của công ty bao gồm: Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị và ban điều hành.

Bộ máy tổ chức của công ty cổ phần chế biến gỗ cao su Đaklak được tổ chức theo cơ cấu hỗn hợp trực tuyến chức năng. Cơ cấu tổ chức được điều hành theo chế đọ một thủ trưởng, giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc là người đứng ra ký kết các hợp đồng kinh tế, mua án hàng hóa dịch vụ với các tổ chức kinh tế khác và là người chỉ đạo trực tiếp công tác tài vụ, tuyển dụng lao động, chỉ đạo phương tức kinh doanh…. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quản lý theo trực tuyến:Là mọi công việc được giao cho từng đơn vị và quan hệ quyền hành được phân định với một cấp trên trực tuyến, trực tuyến ở đây là giám đốc giao trực tiếp cho phó giám đốc, phó giám đốc giao trực tiếp cho các phòng ban, các đội trong từng dây chuyền sản xuất.

oƯu điểm: Quản lý theo trực tuyến giúp cho các phòng ban Công ty thể hiện được chức năng của mình, tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên trong từng lĩnh vực, phát huy tính sáng tạo trong công việc.

oNhược điểm: Công việc giải quyết chưa kịp thời

Quản lý theo chức năng: Là mọi hoạt động của bộ máy có các bộ phận chức năng là phòng tổ chức hành chính, phòng sản xuất kinh doanh, phòng Kế toán...

oƯu điểm: Quản lý theo chức năng giúp cho các bộ phận chuyên môn đóng góp vào công việc quản lý Công ty, giúp cho cấp lãnh đạo Công ty giảm bớt công việc chuyên môn để tập trung vào những việc lớn của Công ty. Các phòng ban phối hợp thực hiện công việc.

oNhược điểm: Phát sinh những phức tạp trong quá trình quản lý các bộ phận chuyên môn và các đơn vị trực tuyến.

 Đại hội cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, được triệu tập 1 năm 2 lần với thành viên 4 đại diện của 2 sáng lập viên.

 Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty có quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty.

 Ban điều hành bao gồm ban giám đốc, các phòng ban giúp việc và quản lý phân xưởng. Đây là cơ quan trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty.

Chức năng các phòng ban thuộc công ty

 Phòng Kinh doanh

Phòng Kinh doanh thực hiện chức năng xây dựng và kiểm soát kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty trong ngắn hạn, trung hạn của công ty

 Phòng Kỹ thuật

Phòng Kỹ thuật thực hiện các công việc liên quan đến việc chế biến gỗ cao su.

 Phòng Tài chính – Kế toán

 Quản lý tài chính

- Tìm kiếm, phân tích đánh giá và chọn lựa các nguồn tài trợ hợp lý cho nhu cầu vốn kinh doanh của công ty.

- Lập kế hoạch, kiểm tra, đánh giá việc sử dụng các nguồn tài trợ.

- Lập kế hoạch ngân sách, kiểm tra và đánh gia việc thực hiện ngân sách. - Lập kế hoạch, theo dõi, kiểm tra và đánh giá việc quản lý tài sản của công ty. - Lập dự báo rủi ro tài chính và đề xuất các biện pháp hạn chế, giảm thiểu rủi ro, tổn thất tài chính đối với các hoạt động kinh doanh, đầu tư của công ty.

 Quản lý công tác tài chính kế toán:Thu nhập và kiểm tra các dữ liệu, thông tin, chứng từ, tài liệu kế toán theo đúng các quy định pháp luật hiện hành và quy chế quản lý của công ty.

- Hạch toán nghiệp vụ kế toán phát sinh theo đúng chuẩn mực kế toán Việt Nam. - Lập và lưu trữ chứng từ, sổ sách kế toán theo đúng các quy định hiện hành và quy chế quản lý của công ty.

- Lập và trình nộp các báo cáo kế toán tài chính định kỳ và các loại báo cáo khác theo các quy định của pháp luật hiện hành.

- Tạo, lưu trữ và phân phối các thông tin, số liệu, tài liệu kế toán tài chính cho các tổ chức, cá nhân có lien quan bên ngoài công ty theo yêu cầu hoặc theo quy định của công ty.

Quản lý công tác kế toán quản trị:

- Theo dõi, phân tích và đánh giá các thông tin, số liệu kế toán, tài chính và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty theo yêu cầu quản lý của công ty. - Lập, trình nộp và lưu trữ các báo cáo kế toán quản trị (bao gồm báo cáo dự

toán, báo cáo thực hiện và báo cáo phân tích) theo yêu cầu quản lý của công ty. - Tạo, lưu trữ và phân phối các thông tin, số liệu, tài liệu kế toán quản trị cho các bộ phận, cá nhân bên trong công ty theo yêu cầu hoặc quy định của công ty.

 Phòng Tổ chức – Hành chính

Phòng Tổ chức – Hành chính là bộ phận trực thuộc công ty có chức năng quản trị hành chính theo yêu cầu phát triển hoạt động kinh doanh của công ty trong từng thời kỳ.

- Quản lý lưu trữ và công tác văn thư. - Quản lý tài sản, trang thiết bị.

- Quản lý việc tiếp tân, hội họp, đối ngoại. - Quản lý hệ thống thông tin – truyền thông. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quản lý trật tự an ninh, vệ sinh y tế, an toàn lao động.

 Phòng kỹ thuật sản xuất: Có trách nhiệm đảm bảo các phân xưởng hoạt động đều đặn và tìm ra những cách thực tiễn để thiết kế những sản phẩm mới và những qui trình sản xuất mới với việc đảm bảo chất lượng kỹ thuật, tiết kiệm chi phí và đơn giản trong sản xuất.

 Tổ vườn cây:

Chỉ đạo và giám sát đội khai thác gỗ cao su cung cấp nguyên liệu cho phân xưởng sơ chế hoạt động.

 Phân xưởng sơ chế:

Thực hiện xẻ quy cách , ngâm tẩm, sấy và đóng kiện phôi sơ chế nhập kho theo kế hoạch.

 Phân xưởng tinh chế:

Sản xuất các mặt hàng tinh chế theo kế hoạch, đảm bảo chất lượng và số lượng đã cam kết trong các đơn đặt hàng hoặc hợp đồng kinh tế Giám đốc đã ký kết với khách hàng.

 Hệ thống cửa hàng và phòng đại diện:

Tạo thế thuận lợi về giao dịch, đẩy mạnh xuất khẩu

Nguồn lao động luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Vì vậy cần phải xem xét tình hình nguồn lao động để có những kế hoạch phù hợp.

Bảng 3.1: Tình hình lao động của công ty

Đơn vị tính: Người Năm chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 SL % SL % 1. Tổng số lao động 213 220 228 7 3.3 8 3.6 - Lao động trực tiếp 190 195 202 5 2.6 7 3.6 - Lao động gián tiếp 23 25 26 2 8.7 1 4 2. Trình độ lao động 213 220 228 7 3.3 8 3.6 - Đại học 5 5 6 0 0 1 20 - Trung cấp 6 6 7 0 0 1 16.6 - Sơ cấp 7 9 9 2 28.6 0 0 - Tay nghề 25 26 26 1 4 0 0 - Phổ thông 170 174 180 4 2.4 6 3.4 Nguồn: Phòng tổ chức- hành chính

Qua bảng trên ta thấy trong 3 năm tình hình lao động của công ty không tăng lên nhiều về lao động gián tiếp và lao động trực tiếp. Trình độ tay nghề của công nhân viên trong Công ty có tay nghề cao không nhiều. Cụ thể tổng số lao động của công ty năm 2008 là 220 người, tăng 3.3% so với năm 2007 tương ứng số lượng tăng lên là 7 người. Năm 2009 tổng số lao động tăng 3.6% so với năm 2008 tương ứng tăng lên 8 người, nâng tổng số lao động của công ty lên 228 người. Như vậy trong ba năm số lao động của công ty có sự biến động không đáng kể.

3.1.4 Các hoạt động cơ bản của công ty

- Khai thác gỗ, trồng rừng nguyên liệu

- Chế biến các sản phẩm từ gỗ, chế biến tinh chế đồ gỗ gia dụng - Trang trí nội thất

- Khai thác, kinh doanh các sản phẩm nông lâm nghiệp - Sản xuất bao bì

- Sản xuất giường tủ, bàn ghế

- Mua bán máy móc thiết bị và phụ tùng máy, hóa chất ( trừ hóa chất độc hại nhà nước cấm

3.1.5 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động của công ty

 Thuận lợi:

- Công ty nằm trên quốc lộ 14 thuận tiện cho việc vận chuyển nguồn nguyên liệu cũng như thuận lợi cho các khách hàng, đối tác đi giao dịch với Công ty. Cụ thể nguồn nguyên liệu chở từ 19/8 về Công ty và các loại sản phẩm từ gỗ cao su đi các Tỉnh Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh.

- Được sự lãnh đạo sâu sát và quan tâm kịp thời của Hội đồng quản trị (HĐQT) công ty, đứng đầu là chủ tịch HĐQT công ty đã tạo mọi điều kiện cho công ty có nguốn nguyên vật liệu với trữ lượng dồi dào và ổn định , đây là một thế mạnh mà các công ty chế biến gỗ khác trên địa bàn không có được.

- Thu nhập lương của người lao động ổn định.

- Toàn thể Cán bộ Công nhân viên trong Công ty đoàn kết, cần cù lao động, có tâm huyết với Công ty, có ý thức trách nhiệm cao.

 Khó khăn

- Công ty mới chỉ chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình cổ phần được một vài năm. Phần lớn tư tưởng của cán bộ công nhân viên tương đối ổn định, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số ít cán bộ công nhân viên chưa thực sự có tâm huyết gắn bó làm việc cho công ty

- Những tháng cuối năm 2008 và 2009 do ảnh hưởng chung của suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát gia tăng dẫn đến sức tiêu thụ của hàng hóa giảm, khách hàng liên tục đề nghị giảm giá, với những khó khăn nhất định về thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu ngày càng cạnh tranh gay gắt và khó tính hơn đối với chất lượng mặt hàng gỗ cao su tinh chế.

- Thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu ngày càng cạnh tranh gay gắt và khó tính hơn đối với chất lượng mặt hàng gỗ cao su tinh chế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nguồn nguyên liệu không ổn định có khi cả một năm phân xưởng sơ chế phải nghỉ việc.

- Tay nghề kỹ thuật công nhân chưa cao, một số công nhân chưa có ý thức dẫn đến còn một số mặt hàng bị xuống cấp.

- Máy móc thiết bị lâu ngày không đảm bảo cho sản xuất, thường xuyên phải ngừng để tu sửa lại làm chậm tiến độ giao hàng cho khách hàng.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

Xác định các mẫu nghiên cứu cụ thể để đại diện cho toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Các mẫu nghiên cứu cụ thể như các lô hàng khai thác gỗ vườn, các đơn đặt hàng chế biến gỗ sơ chế, các đơn đặt hàng mặt hàng Tinh chế

3.2.2. phương pháp so sánh

Để phân tích sự biến động của yếu tố giá thành qua các năm trên cơ sở đó đưa ra các nhận xét khi tiến hành so sánh các chỉ tiêu trong cùng một kỳ, hoặc cùng một chỉ tiêu qua các năm từ đó đưa ra nhận xét ban đầu.

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong phân tích để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích. Vì vậy để tiến hành so sánh giải quyết những vấn đề cơ bản như xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh xác định mục tiêu so sánh.

Các phương pháp so sánh được sử dụng.

- So sánh tương đối: Phản ánh kết cấu mối quan hệ tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế.

- So sánh số tuyệt đối: Cho biết khối lượng, quy mô doanh nghiệp đạt được từ các chỉ tiêu kinh tế giữa kỳ phân tích và kỳ gốc.

- So sánh số bình quân: Cho biết khả năng biến động của một bộ phận chỉ tiêu hoặc nhóm chỉ tiêu.

3.2.3. Phương pháp chuyên gia

Trong quá trình nghiên cứu về đề tài này, có một số vấn đề khúc mắc thì chúng tôi đã hỏi ý kiến trực tiếp của các cán bộ quản lý trong công ty, đặc biệt là ý kiến của giám

đốc, phó giám đốc, Kế toán trưởng, trưởng phòng kỹ thuật, Các quản đốc của phân xưởng Tinh chế và phân xưởng Sơ chế

3.2.4. Phương pháp thống kê kinh tế

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của công tác chế biến gỗ đến giá thành sản phẩm (Trang 25)