Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của công tác chế biến gỗ đến giá thành sản phẩm (Trang 27 - 30)

16. Bảng 4.11: Giá thành sản phẩm tinh chế

3.1.3.1Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty

Ghi chú: - Quan hệ trực tuyến: - Quan hệ chức năng:

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

BAN GIÁM ĐỐC

Phòng kế toán tài vụ

Xưởng sản xuất Hệ thống cửa hàng và văn phòng đại diện

Phòng kinh doanh

Phòng TC-HC Phòng kỹ thuật

Bộ máy tổ chức của công ty bao gồm: Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị và ban điều hành.

Bộ máy tổ chức của công ty cổ phần chế biến gỗ cao su Đaklak được tổ chức theo cơ cấu hỗn hợp trực tuyến chức năng. Cơ cấu tổ chức được điều hành theo chế đọ một thủ trưởng, giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc là người đứng ra ký kết các hợp đồng kinh tế, mua án hàng hóa dịch vụ với các tổ chức kinh tế khác và là người chỉ đạo trực tiếp công tác tài vụ, tuyển dụng lao động, chỉ đạo phương tức kinh doanh….

Quản lý theo trực tuyến:Là mọi công việc được giao cho từng đơn vị và quan hệ quyền hành được phân định với một cấp trên trực tuyến, trực tuyến ở đây là giám đốc giao trực tiếp cho phó giám đốc, phó giám đốc giao trực tiếp cho các phòng ban, các đội trong từng dây chuyền sản xuất.

oƯu điểm: Quản lý theo trực tuyến giúp cho các phòng ban Công ty thể hiện được chức năng của mình, tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên trong từng lĩnh vực, phát huy tính sáng tạo trong công việc.

oNhược điểm: Công việc giải quyết chưa kịp thời

Quản lý theo chức năng: Là mọi hoạt động của bộ máy có các bộ phận chức năng là phòng tổ chức hành chính, phòng sản xuất kinh doanh, phòng Kế toán...

oƯu điểm: Quản lý theo chức năng giúp cho các bộ phận chuyên môn đóng góp vào công việc quản lý Công ty, giúp cho cấp lãnh đạo Công ty giảm bớt công việc chuyên môn để tập trung vào những việc lớn của Công ty. Các phòng ban phối hợp thực hiện công việc.

oNhược điểm: Phát sinh những phức tạp trong quá trình quản lý các bộ phận chuyên môn và các đơn vị trực tuyến.

 Đại hội cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, được triệu tập 1 năm 2 lần với thành viên 4 đại diện của 2 sáng lập viên.

 Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty có quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty.

 Ban điều hành bao gồm ban giám đốc, các phòng ban giúp việc và quản lý phân xưởng. Đây là cơ quan trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty.

Chức năng các phòng ban thuộc công ty

 Phòng Kinh doanh

Phòng Kinh doanh thực hiện chức năng xây dựng và kiểm soát kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty trong ngắn hạn, trung hạn của công ty

 Phòng Kỹ thuật

Phòng Kỹ thuật thực hiện các công việc liên quan đến việc chế biến gỗ cao su.

 Phòng Tài chính – Kế toán

 Quản lý tài chính

- Tìm kiếm, phân tích đánh giá và chọn lựa các nguồn tài trợ hợp lý cho nhu cầu vốn kinh doanh của công ty.

- Lập kế hoạch, kiểm tra, đánh giá việc sử dụng các nguồn tài trợ.

- Lập kế hoạch ngân sách, kiểm tra và đánh gia việc thực hiện ngân sách. - Lập kế hoạch, theo dõi, kiểm tra và đánh giá việc quản lý tài sản của công ty. - Lập dự báo rủi ro tài chính và đề xuất các biện pháp hạn chế, giảm thiểu rủi ro, tổn thất tài chính đối với các hoạt động kinh doanh, đầu tư của công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Quản lý công tác tài chính kế toán:Thu nhập và kiểm tra các dữ liệu, thông tin, chứng từ, tài liệu kế toán theo đúng các quy định pháp luật hiện hành và quy chế quản lý của công ty.

- Hạch toán nghiệp vụ kế toán phát sinh theo đúng chuẩn mực kế toán Việt Nam. - Lập và lưu trữ chứng từ, sổ sách kế toán theo đúng các quy định hiện hành và quy chế quản lý của công ty.

- Lập và trình nộp các báo cáo kế toán tài chính định kỳ và các loại báo cáo khác theo các quy định của pháp luật hiện hành.

- Tạo, lưu trữ và phân phối các thông tin, số liệu, tài liệu kế toán tài chính cho các tổ chức, cá nhân có lien quan bên ngoài công ty theo yêu cầu hoặc theo quy định của công ty.

Quản lý công tác kế toán quản trị:

- Theo dõi, phân tích và đánh giá các thông tin, số liệu kế toán, tài chính và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty theo yêu cầu quản lý của công ty. - Lập, trình nộp và lưu trữ các báo cáo kế toán quản trị (bao gồm báo cáo dự

toán, báo cáo thực hiện và báo cáo phân tích) theo yêu cầu quản lý của công ty. - Tạo, lưu trữ và phân phối các thông tin, số liệu, tài liệu kế toán quản trị cho các bộ phận, cá nhân bên trong công ty theo yêu cầu hoặc quy định của công ty.

 Phòng Tổ chức – Hành chính

Phòng Tổ chức – Hành chính là bộ phận trực thuộc công ty có chức năng quản trị hành chính theo yêu cầu phát triển hoạt động kinh doanh của công ty trong từng thời kỳ.

- Quản lý lưu trữ và công tác văn thư. - Quản lý tài sản, trang thiết bị.

- Quản lý việc tiếp tân, hội họp, đối ngoại. - Quản lý hệ thống thông tin – truyền thông.

- Quản lý trật tự an ninh, vệ sinh y tế, an toàn lao động.

 Phòng kỹ thuật sản xuất: Có trách nhiệm đảm bảo các phân xưởng hoạt động đều đặn và tìm ra những cách thực tiễn để thiết kế những sản phẩm mới và những qui trình sản xuất mới với việc đảm bảo chất lượng kỹ thuật, tiết kiệm chi phí và đơn giản trong sản xuất.

 Tổ vườn cây:

Chỉ đạo và giám sát đội khai thác gỗ cao su cung cấp nguyên liệu cho phân xưởng sơ chế hoạt động.

 Phân xưởng sơ chế:

Thực hiện xẻ quy cách , ngâm tẩm, sấy và đóng kiện phôi sơ chế nhập kho theo kế hoạch.

 Phân xưởng tinh chế:

Sản xuất các mặt hàng tinh chế theo kế hoạch, đảm bảo chất lượng và số lượng đã cam kết trong các đơn đặt hàng hoặc hợp đồng kinh tế Giám đốc đã ký kết với khách hàng.

 Hệ thống cửa hàng và phòng đại diện:

Tạo thế thuận lợi về giao dịch, đẩy mạnh xuất khẩu

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của công tác chế biến gỗ đến giá thành sản phẩm (Trang 27 - 30)